Trang chủNewsThế giớiLý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính...

Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Câu chuyện dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.

Đó là nhận định của Tiến sĩ Kate O’Shaughnessy, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia trong bài viết mới đăng trên trang The Interpreter thuộc Viện nghiên cứu Lowy (Australia). Theo tác giả, chính sách đối ngoại của Australia thường tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cơ hội và thách thức cũng có thể xuất hiện từ những khu vực như châu Phi, vốn không phải nơi mà các nhà hoạch định chính sách Australia đang đặc biệt quan tâm vào thời điểm này, nhưng trong những năm tới, có lẽ nước này sẽ phải có cách nhìn nhận khác.

Châu Phi - Mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia
Tiến sĩ Kate O’Shaughnessy cho rằng Australia cần quan tâm yếu tố địa chính trị của châu Phi. (Ảnh chụp màn hình)

Cơ hội và điểm khuyết

Theo Tiến sĩ Kate O’Shaughnessy, những người ủng hộ việc Australia quan tâm nhiều hơn tới thị trường châu Phi thường đưa ra 4 điểm: sự gia tăng dân số của châu Phi (dự báo đến năm 2050, cứ 4 người thì có 1 người châu Phi), tầng lớp trung lưu tăng lên (1,1 tỷ người vào năm 2060), quan hệ thương mại song phương (trị giá 9,6 tỷ AUD) và đầu tư của Australia vào ngành khai thác khoáng sản tại châu Phi (khoảng 40-60 tỷ AUD).

Những điều trên khiến vị chuyên gia cho rằng Australia cần tích cực hơn với châu lục đang nổi lên này nhưng dường như lại khiến các nhà hoạch định chính sách chùn bước.

Thương mại và đầu tư của Australia với châu Phi chỉ chiếm 1% trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài, trong khi giao thương với Việt Nam và đầu tư vào Hà Lan còn nhiều hơn so với tất cả 54 quốc gia châu Phi gộp lại.

Câu chuyện dân số của châu Phi không hẳn sẽ mang lại cơ hội kinh tế cho Australia. Điều mà quốc gia châu Đại Dương này thiếu chính là những mối quan hệ song phương sâu sắc, các hiệp định thương mại tự do và quan hệ đối tác chiến lược như đã xây dựng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ qua, vốn là nơi gần gũi và có tốc độ tăng trưởng dân số, kinh tế tương đương.

Trên thực tế, có những yếu tố địa chính trị buộc Australia không thể không tăng cường hiểu biết và hợp tác với các nước châu Phi, đó là sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga, tính bền vững của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.

Ảnh hưởng “ngoại lai”

Bà O’Shaughnessy cho rằng, cách Trung Quốc bước chân vào châu Phi cũng giống như các nơi khác trên thế giới, thông qua cơ sở hạ tầng (chủ yếu là Sáng kiến ​​Vành đai và con đường) và xây dựng mối quan hệ bền chặt. Đồng thời, Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ quân sự hướng ra Ấn Độ Dương ở Djibouti, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng trên khắp lục địa.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, ông lớn châu Á dường như đã xem xét về khả năng thiết lập các căn cứ quân sự ở Kenya, Seychelles, Tanzania, Angola và Guinea Xích đạo.

Châu Phi: Mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia
Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu Phi là điều không cần phải bàn cãi. (Nguồn: Shutterstock)

Bên cạnh đó, sự hiện diện của Nga lại thường được biết tới thông qua tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, vốn đã “chắc chân” ở các quốc gia kém phát triển như Mali, Burkina Faso, Niger, Libya, Cộng hòa Trung Phi và Sudan. Tập đoàn này được cho là đã tìm cách mua kho dự trữ uranium 300kg ở Niger. Năm 2023, Wagner bị cáo buộc đứng sau quyết định cấm xuất khẩu lithium thô của chính quyền quân sự Mali, buộc công ty khai thác Leo Lithium của Australia phải ngừng giao dịch…

Sự hiện diện của Trung Quốc và Nga ở châu Phi ngày càng rõ nét trong bối cảnh chính phủ các nước châu lục này cho rằng không nhận được sự tôn trọng hay hỗ trợ nào từ cộng đồng quốc tế.

Trật tự không công bằng?

Tiến sĩ Kate O’Shaughnessy nhận định, những diễn biến này tưởng chừng như ngoài phạm vi lợi ích của Australia, nhưng rõ ràng các động thái của Trung Quốc và Nga tại châu Phi thực sự mang ý nghĩa toàn cầu và làm gia tăng rủi ro bất ổn toàn cầu lâu dài. Bên cạnh đó, việc suy giảm sự ủng hộ đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ tại châu lục này càng khiến Australia cân nhắc tiến gần hơn với châu Phi.

Các quốc gia châu Phi chiếm 1/4 trong cộng đồng quốc tế và tương tư, 1/4 số phiếu trong các thể chế đa phương, nhưng lại chán ngán một hệ thống mà như Tổng thống Ghana Nana Akufo Addo phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2023 là “giúp duy trì một trật tự thế giới không công bằng”. Vì vậy, những lá phiếu đang phản ánh lập trường của các quốc gia này. Chẳng hạn, có 17 quốc gia châu Phi trên tổng số 35 quốc gia bỏ phiếu trắng tại Liên hợp quốc về cuộc xung đột Nga-Ukraine năm 2022 và một phiếu chống từ Eritrea, đất nước nhỏ bé tại Đông Phi.

Australia luôn ủng hộ châu Phi trong việc kêu gọi cải tổ Liên hợp quốc khi Hội đồng Bảo an không có thành viên thường trực từ châu lục này. Nhưng sự thất vọng của châu Phi đối với tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này dường như đã lên tới đỉnh điểm, buộc Australia phải thay đổi phương thức tiếp cận và hợp tác hiệu quả hơn.

Châu Phi: Mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia
Tổng thống Ghana Nana Akufo Addo phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 20/8/2023. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Bài toán năng lượng

Bên cạnh đó, bà O’Shaughnessy cũng cho rằng, quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu mâu thuẫn với chủ nghĩa dân tộc tài nguyên và địa chính trị tại châu Phi cũng phần nào ảnh hưởng tới Australia.

Châu Phi là một phần quan trọng của quá trình chuyển đổi năng lượng. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ước tính, năm 2050, nguồn cung khoáng sản thiết yếu trên toàn cầu phải tăng gấp 4 lần nếu muốn đạt được các mục tiêu khí hậu. Điều này buộc các công ty khai thác của Australia đang hoạt động tại châu Phi đóng vai trò then chốt, dù chỉ chiếm 1% tổng đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga, một lần nữa khẳng định vị thế trong lĩnh vực này. Trung Quốc đang thống trị trong khu vực tập trung tài nguyên đồng của châu Phi (CHDC Congo và Zambia), cobalt (CHDC Congo với 70% nguồn cung toàn cầu) bên cạnh việc thúc đẩy đầu tư vào lithium tại Namibia, Mali và Zimbabwe.

Trung Quốc cũng đang đáp ứng các yêu cầu của châu Phi trong tăng cường chế biến nội địa, vượt qua các đối tác quốc tế khác. Năm 2023, công ty Zhejiang Huayou Cobalt (Trung Quốc) mở nhà máy chế biến lithium trị giá 300 triệu USD, ngay sau khi chính phủ Zimbabwe cấm xuất khẩu quặng lithium thô.

Việc Bắc Kinh bước chân vào lĩnh vực khoáng sản tại châu Phi không chỉ ảnh hưởng đến các công ty khai thác của Canberra, mà còn tác động đến nỗ lực toàn cầu nhằm phá vỡ thế độc quyền của ông lớn châu Á trong chế biến khoáng sản thiết yếu, vốn là những nguyên liệu cần thiết cho điện thoại thông minh, pin mặt trời, hệ thống vũ khí dẫn đường…

Châu Phi: Mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia
Hợp tác chống khủng bố Australia-châu Phi tháng 12/2022. (Nguồn: Bộ Ngoại giao và thương mại Australia)

Canberra nên làm gì?

Australia không phải là quốc gia duy nhất chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề nan giải này. Nhưng nếu muốn có một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ổn định, cam kết tuân thủ các quy tắc chung, Canberra không thể không tăng cường hiểu biết và hợp tác với châu Phi.

Tiến sĩ Kate O’Shaughnessy cho rằng, hiện tại các cơ quan tình báo Australia cần quan tâm hơn nữa tới lục địa kim cương, tìm kiếm cách thức mới nhằm tham vấn các quốc gia châu Phi tại các diễn đàn đa phương và khôi phục tái khởi động các chính sách hỗ trợ ngành khai thác mỏ.

Những thay đổi chính sách này không dễ thực hiện bởi chưa thật sự có tính cấp bách. Nhưng trước khi trở nên cấp bách mới thật sự là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu.

Tăng cường quan hệ giữa Australia và châu Phi là một bước đi cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và bất ổn địa chính trị hiện nay. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung vào các khía cạnh truyền thống như khai thác tài nguyên, Australia nên xem xét một cách toàn diện và chiến lược hơn về động lực và lợi ích dài hạn từ mối quan hệ này.

Sự kết nối sâu sắc hơn với châu Phi không chỉ giúp Australia đa dạng hóa các đối tác kinh tế và tăng cường ảnh hưởng quốc tế, mà còn tạo ra cơ hội hợp tác và phát triển bền vững cho cả hai bên. Chính vì vậy, để khai thác tối đa tiềm năng từ mối quan hệ này, Australia cần định hình một chiến lược toàn diện và dài hạn, tập trung vào việc xây dựng nền tảng hợp tác vững chắc và thiết thực hơn.


Tiến sĩ Kate O’Shaughnessy từng là nhà ngoại giao Australia từ năm 2007-2022, công tác tại nhiều quốc gia như Ghana, Nigeria, Niger, Lebanon và Pháp. Từ năm 2020-2022, bà giữ vai trò Cao ủy Australia tại Mauritius và Seychelles, đồng thời là Đại sứ tại Madagascar và Comoros.

Bà O’Shaughnessy có bằng Tiến sĩ về lịch sử Indonesia tại Đại học Western Australia. Nghiên cứu của bà tập trung vào vai trò giới trong Indonesia thời kỳ Suharto và được công bố qua cuốn sách “Gender, State and Social Power in Contemporary Indonesia” do nhà xuất bản Routledge phát hành.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ly-do-chau-phi-nen-la-mat-tran-chien-luoc-dia-chinh-tri-moi-cua-australia-285475.html

Cùng chủ đề

Mỹ-Italy đưa tàu chiến đến Biển Đông tập trận chung

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Russell (trái) di chuyển ngang qua hai tàu của Italy ở Biển Đông ngày 9/9 trong khuôn khổ cuộc tập trận chung. (Nguồn: Hải quân Mỹ) Thông tin trên Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ công bố ngày 12/9. Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu...

Có gì trong cuộc đối thoại chiến lược Anh-Mỹ tại London?

Anh và Mỹ đã nêu bật cam kết về cách tiếp cận thống nhất đối với Trung Quốc khi mở cuộc đối thoại chiến lược song phương mới tại London vào ngày 10/9.

Ấn Độ-Singapore hướng tới lĩnh vực hợp tác mới nổi và tương lai

Ấn Độ và Singapore chuẩn bị ký một thỏa thuận quan trọng về chất bán dẫn trong chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi tới đảo quốc sư tử.

Tạo đột phá để hoàn thành mục tiêu

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn, phức tạp, ngoài dự báo, đặt ra nhiều thách thức đối với hòa bình, ổn định và phát triển trên thế giới và ở khu vực.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử. Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ khá đồ sộ, phức tạp cả về quy trình và mối quan hệ giữa số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri. Số thứ tự 60 của kỳ bầu cử năm 2024 gắn với ý nghĩa về một vòng tuần hoàn của tự...

“Hồi sinh” nhanh chóng sau siêu bão Yagi, Hạ Long trở lại với diện mạo tươi sáng và đổi mới

Yagi, siêu bão mạnh thứ hai trên toàn thế giới tính từ đầu năm 2024 đến nay và là cơn bão mạnh nhất từng đi vào biển Đông trong 30 năm qua, đã càn quét thành phố du lịch thủ phủ của Quảng Ninh. Ngay khi bão tan, TP. Hạ Long đã "xắn tay" dọn dẹp, nhanh chóng lấy lại nhịp tăng trưởng và hình ảnh du lịch của mình.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành phố Los Angeles, bang California với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

Nhiều trường đại học quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa khai giảng

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh không tổ chức khai giảng, quyên góp hàng tỷ đồng cho vùng lũ, không nhận hoa trong lễ khai giảng...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Cùng chuyên mục

Iran muốn siết tình thân với Nga và Trung Quốc, “hiến kế” xóa bỏ hiểu lầm với châu Âu, nói gì về bầu cử...

Ngày 16/9, trả lời phỏng vấn trực tuyến kênh truyền hình nhà nước Iran, Ngoại trưởng nước này Abbas Araghchi đưa ra bình luận về các mối quan hệ của Tehran với Nga, Trung Quốc và châu Âu.

Ngoại trưởng đến thăm Nga, Quốc hội sắp họp về sửa đổi hiến pháp

Từ ngày 18-20/9, Ngoại trưởng Triều Tiên Choe Son-hui sẽ tới thành phố St. Petersburg và tham dự Diễn đàn phụ nữ Á-Âu.

“Quái vật bão” Benbinca mạnh nhất trong 75 năm qua tấn công Thượng Hải, sức tàn phá khủng khiếp đối với thành phố 25...

Sáng 16/9, bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải với cường độ bão cấp 1 theo thang gió bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Mới nhất

Bài viết của Tổng Bí thư về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư...

Công binh và quân y Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ

Vào cuối tháng 9 này, Việt Nam sẽ tiếp tục cử 2 đơn vị là Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 6 và Đội công binh số 3 tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Dù đã có nhiều kinh nghiệm, nhưng Bộ Quốc phòng vẫn mong muốn ngày lễ xuất quân của 2...

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi

TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão YagiChịu ảnh hưởng không nhỏ do bão số 3 (Yagi), nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ 70 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của bão, lũ...

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9Dù hồi phục khá mạnh so với hai phiên gần nhất, thanh khoản vẫn ở mức thấp. Giao dịch trên thị trường tiếp tục diễn ra ảm đạm và nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu khiến các chỉ số biến động chủ yếu trong sắc...

Mới nhất