Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLương giảng viên tăng phi mã

Lương giảng viên tăng phi mã


Số trường đảm bảo chi thường xuyên tăng

Theo báo cáo về tự chủ đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), đến năm 2022, có 32,76% trường đại học đã tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1), 13,79% số lượng trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2).

Số trường chưa bảo đảm chi thường xuyên nhưng có kế hoạch trong thời gian sắp tới chiếm khoảng 16,38%.

tu chu dai hoc luong giang vien tang phi ma hinh 1

Tự chủ đại học giúp thu nhập của giảng viên tăng (ảnh minh họa – nguồn internet).

Tỷ lệ các trường hiện đang được ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm chi thường xuyên và chưa có kế hoạch khác là rất thấp (chiếm 3,45%). Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn 1/3 số lượng các trường đại học công lập trong hệ thống bảo đảm một phần chi thường xuyên và chưa có kế hoạch khác.

Về tự chủ tài chính tại 36 trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT thì có 11 trường đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư (nhóm 1), tự đảm bảo chi thường xuyên (nhóm 2) và 25 trường tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nhóm 3).

Thu nhập giảng viên tăng 300 triệu đồng/năm, trường thu nghìn tỷ

Về nâng cao năng lực tài chính của cơ sở, theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, từ 2018 đến 2021 tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) tự chủ đa phần tăng lên, tổng thu ngoài NSNN cấp chi thường xuyên cũng tăng thêm.

Cụ thể, thu nhập bình quân của giảng viên và cán bộ quản lý tăng mạnh: Tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý.

Đối với 23 trường tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP, trong giai đoạn 2018 – 2021, thu nhập giảng viên tăng trung bình 26,1%; thu nhập cán bộ quản lý tăng trung bình 24,5%.

Năm 2018 tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 100 triệu/năm chiếm 26,2% trong khi năm 2021 chỉ còn 12,7%; tỷ lệ giảng viên thu nhập dưới 150 triệu/năm 2018 là 57,5% và chỉ còn 46,3% năm 2021.

Giảng viên có thu nhập trên 200 triệu/năm tăng từ 19,4% lên 31,34%; thu nhập trên 300 triệu trở lên tăng từ 0,75% lên 5,97% sau 3 năm thực hiện tự chủ (2018 – 2021).

Trong tốp 5 trường đại học có tổng thu trên 1 nghìn tỷ/năm gồm: Trường ĐH FPT, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Công nghệ TP HCM. Ngoài ra, có 2 trường đại học tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP và 03 trường tư thục tự chủ.

Trong top 10 trường tham gia khảo sát có tổng thu cao nhất, có 05 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP (trường: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế TP HCM, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM); 

01 trường đại học công lập tự chủ (Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP HCM) và 04 trường đại học tư thục là trường: Trường ĐH FPT, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Công nghệ TP HCM và Trường ĐH Nguyễn Tất Thành…

Ngoài ra, có 14 trường trong danh sách các trường thí điểm tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP trong danh sách 30 trường có tổng thu cao nhất năm 2021.

Chi cho quỹ lương tăng cao

Qua thống kê số liệu quyết toán giai đoạn 2016 – 2021 của Bộ GD&ĐT, về cơ bản nguồn thu chi cho con người (bao gồm cả chi thu nhập tăng thêm và chi vượt giờ) chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo đại học và sau đại học; chi đầu tư cơ sở vật chất chiếm tỷ trọng 7%;

Chi chế độ cho học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng khoảng 4%, chi trích lập các quỹ chiếm tỷ trọng 10%; chi đào tạo khác chiếm tỷ trọng khoảng 25 – 26% tổng chi.

Nguồn kinh phí chi cho đào tạo hiện nay chủ yếu chi cho con người (tiền lương, tiền công, tiền làm thêm giờ, phụ cấp theo chế độ), chiếm tới 73%.

Nguồn kinh phí dành cho tăng cường cơ sở vật chất (mua sắm, sửa chữa) chỉ chiếm 7%, nguồn kinh phí khác chi cho hoạt động đào tạo chiếm 18% tổng chi, thu nhập người lao động bao gồm cả thu nhập tăng thêm, làm thêm giờ và tiền thưởng chiếm 2%.

Với cơ cấu chi nêu trên cho thấy, do nguồn kinh phí hạn hẹp, nguồn kinh phí hiện tại chủ yếu dành để chi trả cho con người, chi tăng cường điều kiện dạy và học chiếm tỷ trọng thấp, như vậy khó có điều kiện nâng cao chất lượng dạy và học.

Bộ GD&ĐT cho rằng, quỹ lương hàng năm tăng 13% và chi thuê giảng viên tăng 32% cho thấy yêu cầu chi tiền lương, tiền công cho bộ máy và giảng viên tăng nhanh gây áp lực tăng thu, trong khi nguồn ngân sách cấp tăng chậm.

Cho nên, đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất đối với các cơ sở GDĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Nội dung mức chi cơ bản phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước, làm hạn chế quyền tự chủ của đơn vị.

Mức lương vẫn phải thực hiện theo ngạch bậc chức vụ Nhà nước quy định, trong khi không có nguồn thu, hoặc nguồn thu thấp nên không có nguồn chi trả thu nhập tăng thêm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm lại Tư lệnh Quân khu 1, kéo dài thời gian giữ chức vụ Chính ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng. Thủ tướng bổ nhiệm lại Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương giữ chức Tư lệnh Quân khu 1, Bộ Quốc phòng. Trung tướng Nguyễn Hồng Thái sinh năm 1969, quê Hưng Yên. Ông từng giữ...

Rác thải bủa vây dự án đường hơn 250 tỷ đồng ở Hà Nội

TPO - Khởi công từ năm 2020 và dự kiến hoàn thành sau 450 ngày nhưng đến nay dự án xây dựng đường Vũ Quỳnh nối tuyến đường Lê Đức Thọ - Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn còn dang dở, ảnh hưởng đến đời sống và việc đi lại của người dân. 11/11/2024 | 16:04 ...

Vĩnh Phúc: Tuyên dương 10 thầy, cô giáo và 138 em học sinh, sinh viên DTTS có thành tích xuất sắc năm học 2023...

Ngày 11/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Lễ Tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024”.Hiện nay ở các buôn làng Tây Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều những nữ trưởng buôn trẻ. Với lợi thế về trình độ, hiểu biết về xã hội, phong tục tập quán, công nghệ thông...

Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo

TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ tại Tuần lễ đổi mới sáng tạo 2024 ngày 11-11. Nên và không nên với ChatGPT trong việc họcNên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Liên hoan sân khấu TP HCM quy tụ nhiều tên tuổi của làng kịch nói

(CLO) Liên hoan sân khấu TP HCM lần thứ nhất quy tụ nhiều đơn vị sân khấu kịch giàu truyền thống và những nghệ sĩ tên tuổi của làng kịch nói. ...

Sở TT&TT Hà Nội xử phạt gần 60 triệu đồng về truyền thông chống buôn lậu và gian lận thương mại

(CLO) Trong tháng 10/2024, Sở TT&TT Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 57,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ các quy định về thương mại và truyền thông,...

Bản đồ so sánh kết quả bầu cử Mỹ 2020 và 2024

(CLO) Đảng Cộng hòa đã giành được nhiều phiếu bầu hơn ở mọi bang vào năm 2024 so với năm 2020. ...

Chiêm ngưỡng nghệ thuật truyền thống qua triển lãm gốm Hiện Linh

(CLO) Triển lãm gốm “Hiện Linh” của Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính khai mạc vào ngày 10/11 tại Hà Nội trưng bày gần 200 tác phẩm gốm độc đáo mong muốn gửi gắm tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thế hệ tiếp nối, gìn giữ...

Bắc Ninh xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư khu đô thị 45.000 tỷ đồng của Tập đoàn VinGroup

(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản tới Bộ Quốc phòng và Bộ Công an để lấy ý kiến thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc (Khu 1). ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Đề xuất cấm nhà giáo nhận tiền của người học dưới mọi hình thức

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, không nên quy định cấm nhà giáo bắt ép người học phải nộp tiền, bởi có khi không ép họ vẫn nộp bằng những cách 'rất khéo, tế nhị'. Sáng 9-11, nêu ý kiến thảo luận tại tổ...

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ báo Tuổi Trẻ phản ánh

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ sau phản ánh của báo Tuổi Trẻ. Theo đó, ông Trần Doãn Dũng thừa nhận trong thời...

17 năm qua, gia đình một giáo sư tài trợ hơn 75 tỉ cho ngành giáo dục Thanh Hóa

Trong 17 năm qua, quỹ học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly đã tài trợ cho tỉnh Thanh Hóa để xây dựng trường học, hỗ trợ thiết bị giáo dục, trao học bổng, trao thưởng với tổng số tiền hơn 75 tỉ đồng. ...

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện thoại của học sinh. ...

Nền tảng giáo dục phong phú của gia đình Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Gia đình Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump không chỉ nổi bật với ảnh hưởng lớn trong kinh doanh, chính trị, truyền thông mà còn có một nền tảng giáo dục phong phú trải qua nhiều thế hệ.

Trường đại học Công nghệ Sài Gòn tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024

Ngày 9.11.2024, Trường đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho 862 tân kỹ sư, tân cử nhân. Đây là kết quả của một quá trình dài nỗ lực không ngừng nghỉ,...

Mới nhất

Cổ phiếu tài chính lao dốc, VN-Index về mốc 1.250 điểm

NDO - Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 11/11, thị trường mở cửa trong sắc xanh nhưng nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh, cổ phiếu nhiều nhóm ngành ngân hàng, chứng khoán, năng lượng... chìm trong sắc đỏ; lực cầu trở lại trong phiên chiều chỉ giúp VN-Index giảm nhẹ 2,24 điểm khi chốt phiên, về mức 1.250,32...

Cứu sống bệnh nhân có vết thương thấu tim, gan

GĐXH – Bệnh nhân bị vật sắc nhọn đâm vào vùng ngực và mũi ức, đứt sụn sườn 5-6, bên trái có 1 vết thương tim, 2 vết thương gan. ...

Petrovietnam – Tập đoàn Công nghiệp – năng lượng Quốc gia: Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, phấn đấu tổng doanh thu năm 2024...

Ngày 10/11, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng chủ trì cuộc giao ban giữa HĐTV và Ban điều hành đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10 tháng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Tham dự cuộc họp có đồng chí Lê Ngọc Sơn, Tổng Giám đốc, các đồng...

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Triển khai hàng trăm mũi thi công tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

(ĐCSVN) – Theo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, chủ đầu tư dự án thành phần 3, Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, gói thầu 5.10 - thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai...

Mới nhất