Vợ chồng ông Lý và bà Vương (74 tuổi, Nam Ninh, Trung Quốc) đã rời quê hương từ khi còn trẻ để lên thành phố lập nghiệp. Với sự chăm chỉ và nỗ lực không ngừng, cả 2 người đều có được vị trí cấp cao tại đơn vị công tác. Nhờ thế, mỗi tháng, 2 vợ chồng ông bà được lĩnh 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng) tiền lương hưu. Ngoài ra, họ còn được hưởng tiền lãi hàng tháng từ ngân hàng nhờ khoản tiền tiết kiệm có được.
Sau mấy chục năm sinh sống ở thành phố, vợ chồng ông Lý chán ghét sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị. Ngay sau khi nghỉ hưu được 3 năm, 2 người quyết định bán nhà trở về quê hương để tận hưởng sự trong lành và yên bình.
Lần trở về này, ông Lý và bà Vương lựa chọn một cuộc sống nhàn nhã, giao lưu gắn bó với hàng xóm xung quanh. Tuy nhiên thực tế mọi thứ diễn ra không theo những gì họ mong đợi.
Sự xuất hiện của 2 người thu hút sự tò mò của người dân trong làng. Hàng xóm gần xa lần lượt đến thăm ông Lý. Họ hỏi thăm về cuộc sống của 2 người tại thành phố. Thậm chí, nhiều người còn hỏi về tiền tiết kiệm và lương hưu của ông bà.
Lúc đầu, ông Lý và bà Vương vô cùng thích không khí đông vui, được mọi người quan tâm như vậy. Theo thời gian gian, họ nhận ra đằng sau những mối quan tâm, thắc mắc đó là một vài áp lực tiềm ẩn.
Biết gia đình ông Lý cho điều kiện, có đóng góp gì cho làng, họ đều yêu cầu nhà ông phải tài trợ khoản tiền lớn. Từ xây trường, xây cầu cho đến làm đường, vợ chồng ông đều phải đóng số tiền lớn hơn so với mọi người.
Là một người tốt bụng, vợ chồng ông nhiệt tình đóng góp. Tuy nhiên, theo thời gian, họ dần nhận được những yêu cầu đóng góp hết sức vô lý. Như đoạn đường vợ chồng ông không đi qua, người dân cũng yêu cầu ông phải hỗ trợ một khoản.
Chưa dừng lại, một số người biết vợ chồng ông có lương hưu cao nên thường xuyên ghé nhà vay tiền. Đến khi, bà Vương nhắc khéo đến món nợ thì 1 số người lại cho rằng vợ chồng bà keo kiệt.
Cứ như vậy, khoản tiền lương hàng tháng đối với ông bà dường như là không đủ. Để trang trải cuộc sống, họ thậm chí còn phải tăng gia sản xuất thêm.
Đối mặt với tình thế lưỡng nan này, ông Lý và bà Vương bắt đầu suy nghĩ về lựa chọn của mình. Họ nhận ra rằng việc về quê nghỉ hưu không phải là chuyện đơn giản. Họ có thể đối mặt với những mối quan hệ phức tạp và cả áp lực không tên.
Hai người nhận thức rằng để vấn đề này chấm dứt họ buộc phải tự giải quyết hoặc quay trở lại thành phố. Vợ chồng ông dần tìm cách giải thích hoàn cảnh, suy nghĩ của mình cho người dân trong làng hiểu. Họ bắt đầu khiêm tốn hơn trong chuyện chia sẻ với mọi người về cuộc sống cá nhân. Đồng thời ông bà cũng tích cực tham gia các hoạt động của làng và tìm cách cống hiến cho xã hội theo cách riêng.
Trong suốt quá trình thay đổi suy nghĩ của dân làng và chính bản thân mình, 2 người cũng dần hiểu rằng hạnh phúc không đến từ sự giàu có. Nó phải nằm ở tình yêu thương giữa người với người. Họ bắt đầu trân trọng tình làng nghĩa xóm, những người bạn đồng hương. Có thể không dễ dàng cho vay mượn tiền như trước đây, song bằng kinh nghiệm sống của mình, ông bà sẽ cho mọi người những lời khuyên hữu ích nhất. Kết quả, sau một thời gian thay đổi, ông Lý và bà Vương dần thích nghi với cuộc sống mới. Tình làng nghĩa xóm vẫn có sự gắn kết bền chặt. Ông bà càng yêu cuộc sống nghỉ hưu yên bình ở chốn thôn quê này.
Câu chuyện của cụ ông, cụ bà cũng cho chúng ta biết rằng trước những thử thách, khó khăn khác nhau trong cuộc sống. Chúng ta cần học cách điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình theo hướng tích cực để có thể cân bằng được mọi chuyện.
Hành trình về quê nghỉ hưu của ông bà Lý không hề suôn sẻ. Song chính những khó khăn thử thách đó lại giúp họ hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống và con người xung quanh khi chuyển đến môi trường sống mới.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ban-nha-thanh-pho-ve-que-nghi-huu-u75-than-tho-luong-35-trieu-dong-thang-van-song-chat-vat-vi-1-sai-lam-172240626160559937.htm