Trang chủDestinationsThái NguyênLực lượng nòng cốt trong bảo vệ và phát triển rừng

Lực lượng nòng cốt trong bảo vệ và phát triển rừng


Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng được quản lý, bảo vệ theo quy định; tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm; tỷ lệ che phủ rừng ổn định; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng… Đó là những kết quả nổi bật Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đạt được thời gian qua. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Kiểm lâm Thái Nguyên đã khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.





Đồng chí Lê Cẩm Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Đại Từ kiểm tra rừng phòng hộ.

Ngày 21/5/1973, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/CP quy định về hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm nhân dân. Kể từ đó, ngày này được lấy làm Ngày kỷ niệm thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam.

Đối với lực lượng Kiểm lâm Thái Nguyên, quá trình xây dựng và phát triển đã có nhiều thay đổi. Từ năm 2020 đến nay, Chi cục Kiểm lâm được tổ chức lại theo Quyết định số 1836/QĐ-UBND ngày 25/6/2020 của UBND tỉnh, với 3 phòng nghiệp vụ, 1 đội Kiểm lâm cơ động – Phòng cháy chữa cháy rừng; Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa và 8 hạt kiểm lâm cấp huyện, thành phố; tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có 165 người.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích rừng là 183.812ha, tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2022 đạt 47,06%. Bên cạnh đó, đời sống nhân dân, đặc biệt là người dân miền núi còn khó khăn, sống phụ thuộc vào rừng; địa hình hiểm trở, địa bàn rộng, lực lượng mỏng, cộng với thời tiết những năm gần đây diễn biến phức tạp khiến nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn… Đây là những khó khăn mà lực lượng kiểm lâm Thái Nguyên phải đối mặt trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành có liên quan, sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh trên địa bàn.

Cụ thể, nhận thức của các tổ chức và nhân dân về công tác bảo vệ rừng ngày càng được nâng lên; bộ máy thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp được kiện toàn và hoạt động hiệu quả. Tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm, số vụ vi phạm từ 364 vụ (năm 2017) giảm còn 57 vụ (năm 2022). Công tác trồng rừng, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch; ổn định tỷ lệ che phủ rừng trên 46%; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 7%/năm.





Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ cùng người dân xã Văn Hán kiểm tra diện tích rừng trồng gỗ lớn được cấp chứng chỉ FSC tại xã.
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Hỷ cùng người dân xã Văn Hán kiểm tra diện tích rừng trồng gỗ lớn được cấp chứng chỉ FSC tại xã.

Thực hiện công tác lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, Thái Nguyên đã rà soát quy hoạch 3 loại rừng, điều chỉnh diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất đảm bảo tiêu chí theo quy định, phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất rừng theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Để nâng cao chất lượng, năng suất rừng trồng, thực hiện Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, ngành Lâm nghiệp đã tập trung trồng rừng gỗ lớn, phát triển cây quế và hỗ trợ cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Kết quả, từ năm 2020 đến năm 2022, toàn tỉnh đã trồng được hơn 1.080ha rừng gỗ lớn; phát triển trồng cây quế trên địa bàn huyện Định Hóa và Võ Nhai. Qua đó, nâng diện tích cây quế trên địa bàn tỉnh hiện nay là 3.950ha, đạt 60,8% kế hoạch đến năm 2025; thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC được 1.331ha/1.400ha, đạt 95,13% kế hoạch đến năm 2025.

Triển khai thực hiện Chương trình “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Chính phủ, toàn tỉnh đã trồng được hơn 5,2 triệu cây; cập nhật dữ liệu trên phần mềm quản lý cây xanh THAINGUYEN SMARTTREES đối với 6,2 triệu cây.

Trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã thực hiện 16 chương trình, đề án, dự án trọng điểm về công tác lâm nghiệp; giai đoạn 2021-2025, có 10 chương trình, đề án, dự án. Ngoài chính sách của Trung ương, HĐND tỉnh cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, góp phần hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất lâm nghiệp và nâng cao đời sống cho người dân miền núi.

Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Kiểm lâm Thái Nguyên tự hào về truyền thống vẻ vang và những kết quả đã đạt được. Trong đó, có một phần đóng góp không nhỏ của tập thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Với những thành tích đạt được, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập lực lượng Kiểm lâm Việt Nam (21/5/1973 – 21/5/2023), tập thể Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên và 2 cá nhân vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; 2 tập thể, 3 cá nhân được tặng Giấy khen của Tổng cục Lâm nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi về những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đồng chí Lê Cẩm Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên, cho biết: Chi cục sẽ tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; tăng cường công tác kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Đồng thời, đơn vị đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin trong quản lý, bảo vệ, kiểm kê, điều tra rừng; sử dụng phần mềm cảnh báo nguy cơ cháy rừng, cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, phần mềm quản lý cây xanh. Cùng với đó, thực hiện chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến lâm sản nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ Thái Nguyên. Đơn vị cũng sẽ chú trọng xây dựng lực lượng Kiểm lâm Thái Nguyên ngày càng vững mạnh, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong tình hình mới…





Source link

Cùng chủ đề

Hai mẹ con được cứu sống suốt 16 năm nhờ những người hiến máu

Mắc bệnh tan máu bẩm sinh, suốt 16 năm nay, chị Dương Bích Ngọc cùng con trai (quê Vĩnh Phúc) hằng tháng đều phải đến Viện Huyết học - Truyền máu trung ương truyền máu. Chị Ngọc nói: “Tôi được cứu sống là nhờ những người hiến máu tình nguyện". ...

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ 2, năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), Bộ Quốc phòng Việt Nam long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2, năm 2024. Diễn ra nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), triển lãm là một hoạt động trọng điểm, tạo điểm nhấn mang nhiều...

Trưng bày thành tựu xây dựng nền Quốc phòng toàn dân

Khu trưng bày thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân là không gian đầy ý nghĩa lịch sử. Ngày 19.12, tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội), Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Defence Expo 2024) đã khai mạc trọng thể. Triển lãm kéo dài trong 4 ngày, đến ngày 22.12.2024. Hoạt động này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 80 năm...

Những hình ảnh ấn tượng tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.   Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng Việt Nam; Bộ trưởng Quốc phòng các nước Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Thái Lan, Brunei, Mông Cổ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương dự lễ khai mạc Triển lãm...

Chứng khoán lao dốc, một cổ phiếu tăng trần nhờ ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 vẫn tăng trần trong phiên ngày 19-12, bất chấp VN-Index bị 'thổi bay' gần 12 điểm với gần 330 mã giảm giá. Sau động thái từ Fed, thị trường chứng khoán Việt Nam đồng pha với chứng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tâm tính người Việt quanh chuyện uống trà

Việc chọn trà, pha trà, mời trà là một ứng xử văn hóa, biểu hiện sự tinh tế và lòng mến khách của người Việt. Nét văn hóa này thực chất có cả một hệ thống những kinh nghiệm, những quy ước ứng xử bất thành văn từ ngàn đời xưa. Người Việt uống trà đầu thế kỷ 20 (Nguồn: Internet)  Tuy chưa được nâng lên thành văn hóa Trà Đạo như của người Nhật hay Công Phu Trà như của...

Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để không ngừng phát triển khoa học công nghệ

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ, Việt Nam là một quốc gia có nhiều khó khăn, điều kiện để thu hút, hấp dẫn có thể chưa bằng các nước phát triển, nhưng các nhà khoa học vẫn nhiệt thành đến với Việt Nam, vì tình yêu, sự cảm mến không điều kiện, rất chân thành và tự nhiên. Sức hút của Việt Nam có lẽ đến từ văn hóa, từ những nụ cười, từ niềm lạc quan,...

Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Tối 12/8, tại Quân cảng Nha Trang diễn ra Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Hình ảnh gặp gỡ các thế hệ người lính tàu ngầm. Chương trình do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng tổ chức. Tham dự có các đồng chí: Đại tướng Lương Cường, Ủy viên...

Cải cách hành chính để người dân vùng cao hưởng lợi

Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, Võ Nhai xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, từng bước cải thiện điểm số các tiêu chí cũng như...

Đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là bước vào năm học mới 2023-2024, việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức dạy học và những định hướng lớn của ngành Giáo dục trong năm học mới rất quan trọng. Phóng viên Báo Thái Nguyên có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Việt Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về vấn đề này. Trường Tiểu học Liên Minh (Võ Nhai) đã nhận đủ sách giáo...

Bài đọc nhiều

Thái Nguyên – Vùng đất tứ đại danh Trà

Trà đã đi vào tâm thức Việt một cách tự nhiên từ bao đời nay. Pha một ấm trà với hương thơm thanh mát, mộc mạc và dành thời gian thưởng thức vào sáng sớm hay sau mỗi bữa ăn đã trở thành một thói quen, một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của nhiều người, hay sâu xa hơn là văn hóa của người Việt. Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản...

Chủ động đấu tranh với tội phạm công nghệ cao

Trước tình hình tội phạm công nghệ cao có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi với thủ đoạn liên tục thay đổi, lực lượng Công an của tỉnh đã tăng cường đấu tranh, ngăn chặn; đồng thời phối hợp tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa. Đối tượng Phàn Văn Thóc có hành vi sử dụng trạm phát sóng BTS giả để phát tán tin...

Lịch thi đấu SEA Games 32 ngày 7/5: Hứa hẹn thêm nhiều Huy chương Vàng

Trong ngày thi đấu thứ hai (7/5), Đoàn thể thao Việt Nam hứa hẹn gặt hái nhiều thành tích khi có các đại diện góp mặt ở chung kết những bộ môn thế mạnh như bơi lội, karate, vovinam, E-sports, boxing, jujitsu. Sau ngày thi đấu thứ nhất, Việt Nam hiện có được tổng cộng 6 Huy chương Vàng, 11 Huy chương Bạc và 19 Huy chương Đồng, tạm xếp thứ 5 trên bảng tổng sắp.     Bảng tổng sắp...

Thành quả sau nửa nhiệm kỳ của một phường trung tâm

Sau gần 3 năm thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ phường Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên) đã đạt được những kết quả quan trọng. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của phường đều đạt và vượt kế hoạch. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, xây dựng vững mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được...

“Những lá thư thời chiến Việt Nam”: Cuốn nhật ký về một thời lửa đạn

Giữa những năm tháng kháng chiến khốc liệt, giữa ranh giới của sự sống và cái chết mong manh, vô vàn lá thư của những người lính Cụ Hồ gửi về hậu phương vẫn đầy ắp niềm tin và ý chí mạnh mẽ nơi chiến trường. Cuốn sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam”. Dù chỉ mới ra mắt vào giữa tháng 4, nhưng cuốn sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam” được phát hành bởi Nhà xuất...

Cùng chuyên mục

Xuôi hồ Ghềnh hái chè Khe Lim

Chè Khe Lim là một trong những loại chè nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và chất lượng cao. Cái tên Khe Lim gắn liền với một vùng đất trồng chè truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên, nơi có điều kiện tự nhiên và khí hậu vô cùng thuận lợi cho cây chè phát triển. Vào vụ chè, sáng sớm mọi người cùng nhau xuống hồ Ghềnh đến vùng...

Thái Nguyên – Vùng đất tứ đại danh Trà

Trà đã đi vào tâm thức Việt một cách tự nhiên từ bao đời nay. Pha một ấm trà với hương thơm thanh mát, mộc mạc và dành thời gian thưởng thức vào sáng sớm hay sau mỗi bữa ăn đã trở thành một thói quen, một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của nhiều người, hay sâu xa hơn là văn hóa của người Việt. Vùng đất được coi là “cái nôi” sản sinh ra những sản...

Bảo tồn múa rối cạn của người Tày – Thái Nguyên

Múa rối cạn là nét nghệ thuật độc đáo trong văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, trong số đó thì rối cạn của người Tày có một nét văn hóa độc đáo và khác lạ. Người Tày thường biểu diễn rối cạn vào dịp đầu năm mới hay trong những lễ hội như: lễ hội Lồng Tồng, lễ hội xuống đồng... là nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Tày. Chỉ từ những...

Áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp Thái Nguyên

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên vẫn giữ được vai trò là cửa ngõ quan trọng cho nền kinh tế. Toàn tỉnh có thêm 7 xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 53 sản phẩm nông nghiệp có dánh giá xếp hạng OCOP trong đó có 7 sản phẩm dự thi OCOP 5 sao cấp quốc gia...

Nông nghiệp Thái Nguyên chuyển đổi số vững vàng phát triển

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp có vai trò quan trọng trong tại dựng môi trường hệ sinh thái số nông nghiệp giúp nông sản của người nông dân khẳng định chỗ đứng trên thị trường...

Mới nhất

Cao tốc Vân Phong – Nha Trang sẽ đưa vào khai thác sớm hơn dự kiến

(ĐCSVN) – Liên quan đến đề xuất đưa vào khai thác sớm gần 70km cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Vân Phong - Nha Trang, ngày 19/12, Ban Quản lý Dự án 7 (Chủ đầu tư dự án) cho biết đã nhận được thông tin và sẽ làm việc với nhà thầu. ...

‘Công nghệ tiên tiến, bảo vệ Tổ quốc’

DNVN - Tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam - Vietnam Defence Expo 2024, Viettel đem đến các sản phẩm hiện đại với thông điệp “Protech to Protect” (Công nghệ tiên tiến...

Dòng tiền tiếp tục hấp thu cổ phiếu giá “mềm”?

(NLĐO) - Thị trường quốc tế đỏ sàn, chứng khoán Việt không thể tránh khỏi đà giảm điểm, có thể tạo cơ hội cho nhà đầu...

Người phát ngôn nói về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền

(NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng...

Mới nhất