Thủ tướng Singapore: Không giải quyết tranh chấp bằng sức mạnh
Thứ Năm, 26/6/2014| 7:00Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 24/6 cho rằng cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế, chứ không phải bằng sức mạnh.
\n
\n
\n
\nThủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 24/6 cho rằng cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua luật pháp quốc tế, chứ không phải bằng sức mạnh.
\n\n\n
\nThủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Nguồn: AFP)\n
\n\n\n
\nThủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Nguồn: AFP)
Tuyên bố trên được ông Lý đưa ra trong bài phát biểu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại ở thủ đô Washington của Mỹ.
\n\nTrả lời câu hỏi về yêu sách lãnh thổ thái quá của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng tuy không phải là một bên tranh chấp, nhưng Singapore ủng hộ các nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thương thảo với Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử (COC) để quản lý và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đang có chiều hướng gây căng thẳng hơn cho khu vực.
\n\nTheo Thủ tướng Lý Hiển Long, “xét về mặt quan điểm, một quốc gia phải tồn tại trong hệ thống quốc tế mà ở đó có các nước lớn và các nước nhỏ, các kết quả không thể được quyết định bởi sức mạnh. Tôi cho rằng luật pháp quốc tế phải có một trọng lượng lớn đối với cách thức xử lý các tranh chấp này”.\n
\n
Thủ tướng Singapore đánh giá cao việc Mỹ đã và đang theo đuổi các nguyên tắc trên đây. Ông nói thêm rằng người Trung Quốc từng chứng kiến các cường quốc khác trong lịch sử, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Đức Quốc xã, từng tìm cách trỗi dậy bằng sức mạnh nhưng sau đó đã sụp đổ, do vậy “đang cố gắng để không lặp lại sai lầm này”./.
\n\n(Vietnam+)
\n\nCông hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề nhắc đến Hoàng Sa hau Trường Sa
Giáo sư Luật Erik Franckx, thành viên của Tòa trọng tài thường trực, cho rằng công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ đề cập đến việc mở rộng lãnh...
Các vùng biển và đáy biển quốc tế theo Luật Biển quốc tế hiện đại
Theo pháp luật quốc tế hiện đại, cụ thể là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, toàn bộ đại dương trên thế giới được chia thành 2 bộ phận. Bộ phận...