Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổLuật pháp quốc tế là "la bàn" cho vấn đề Biển Đông,...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều “gánh nặng” trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản

An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật pháp quốc tế.

Đại diện cơ quan đối ngoại EU: Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản
Ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, Cơ quan đối ngoại Liên minh châu Âu (đầu tiên từ phải sang) tham dự Hội thảo quốc tế Biển Đông tại Quảng Ninh ngày 23/10. (Ảnh: PH)

Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương, Cơ quan đối ngoại Liên minh châu Âu (EEAS) khẳng định, luật pháp quốc tế là cốt lõi trong giải quyết các vấn đề trên biển, trong đó có Biển Đông, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực tuân thủ UNCLOS và đàm phán các cơ chế đa phương như COC.

Xin ông cho biết giá trị của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 cũng như tầm quan trọng của UNCLOS trong việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông?

Tôi muốn truyền tải thông điệp rằng, châu Âu hay châu Á, trong đó có Bỉ và Việt Nam, đều có chung một cam kết đối với luật pháp quốc tế, mong muốn xây dựng thịnh vượng chung. Trong bối cảnh hiện nay, kể từ sau Thế chiến II, an ninh của các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn.

Đối với Liên minh châu Âu (EU), luật pháp quốc tế là yếu tố cốt lõi trong giải quyết xung đột, là kim chỉ nam trong cách chúng tôi nghĩ về thế giới đang vận hành. Nếu như chúng ta không có Hiến chương Liên hợp quốc làm cơ sở trong quan hệ quốc tế, chắc chắn tình hình thế giới sẽ rất hỗn loạn và rơi vào trạng thái nước lớn “bắt nạt” nước bé, không có sự bình đẳng trong quan hệ giữa các quốc gia. Vì vậy, tôi cho rằng luật pháp quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng.

Đại diện cơ quan đối ngoại EU: Luật pháp quốc tế là 'la bàn' cho vấn đề Biển Đông, còn nhiều 'gánh nặng' trên vai nhưng vai trò của ASEAN là căn bản
Ông Niclas Kvarnström, Tổng Vụ trưởng phụ trách châu Á – Thái Bình Dương, Cơ quan Đối ngoại Liên minh Châu Âu (EEAS) trả lời phỏng vấn TG&VN. (Ảnh: PH)

Với các vấn đề trên biển, UNCLOS – “bản hiến pháp” của đại dương cũng đóng vai trò cốt yếu trong việc điều chỉnh các hoạt động trên biển giữa các quốc gia theo luật pháp quốc tế, đã được nhiều quốc gia nhất trí và thông qua.

UNCLOS hoàn toàn có thể được coi là “chìa khóa” trong các vấn đề trên biển, là “la bàn” cho các quốc gia ở các vùng biển, trong đó có cả Biển Đông.

Ở Biển Đông, tôi cho rằng ngoài UNCLOS, Phán quyết của Tòa trọng tài (PCA) năm 2016 cũng có vai trò quan trọng và cần sự tuân thủ của các bên liên quan.

An ninh hàng hải ở Biển Đông rất quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới, với cả EU bởi một phần hoạt động thương mại quốc tế lớn đi qua Biển Đông. An ninh Biển Đông là an ninh với nhiều quốc gia, do đó, chúng ta phải chịu trách nhiệm về an ninh dựa trên luật pháp quốc tế.

Hiện nay, những gì chúng ta có thể làm là xây dựng quan hệ đối tác trong khu vực, xây dựng khả năng phục hồi, thực hiện các dự án chung về an ninh hàng hải để đảm bảo an ninh hàng hải luôn được đảm bảo ở Biển Đông. EU sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và ASEAN để đạt được an ninh hàng hải thông suốt ở Biển Đông, góp phần kiến tạo hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của đối thoại chiến lược trong việc xử lý các vấn đề trên biển, tránh leo thang thành xung đột?

Tôi nghĩ rằng đối thoại là một phương cách quan trọng để giải quyết những bất đồng trên biển. Bất kỳ nỗ lực ngoại giao nào để giải quyết xung đột phải được đặt lên tuyến đầu thay vì các hành động đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực.

Việc Trung Quốc và ASEAN đang đàm phán về một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là một hình thức đối thoại như vậy. Ngay cả khi các cơ chế hợp tác được thông qua cũng chưa chắc chắn có thể giải quyết được toàn bộ các vấn đề, nhưng hoàn toàn có thể quản lý, kiểm soát được tình hình và các quốc gia cần phải tôn trọng các cơ chế đã nỗ lực đạt được.

Về COC, tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán hiện nay sẽ tiến triển đến một điểm có thể đạt được thỏa thuận, góp phần giảm căng thẳng và giảm nguy cơ hiểu lầm tại Biển Đông. Hiện nay, ASEAN có vai trò quan trọng trong khu vực, với vai trò trung tâm được các nước công nhận và coi trọng.

EU cũng đánh giá cao vai trò trung tâm của ASEAN. ASEAN có vai trò cơ bản trong việc thúc đẩy trật tự dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế trong khu vực. Ở mức độ nào đó, ASEAN hoàn toàn có thể đoàn kết bảo vệ các giá trị của UNCLOS, bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần tích cực vào việc tăng cường an ninh trong khu vực.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam, với tư cách là một quốc gia trách nhiệm, một nhân tố quốc tế tích cực, có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, là thành viên ASEAN, Liên hợp quốc, hoàn toàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải tại Biển Đông.

Chúng tôi tin tưởng mọi tranh chấp có thể được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình và ngoại giao, các diễn đàn đa phương. Việt Nam đang cho thấy con đường đối thoại hòa bình là đúng đắn.

Vẫn còn nhiều chặng đường phải đi, khó khăn phải vượt qua nhưng vai trò của ASEAN là căn bản, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với ASEAN, trong đó có Việt Nam trong duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Những khía cạnh mà EU đang thúc đẩy hợp tác với khu vực để thúc đẩy hàng hải ở Biển Đông là gì, thưa ông?

Trong thế giới ngày nay, khi kinh tế các nước hội nhập sâu sắc, thương mại quốc tế sôi động, những thách thức về an ninh ở một khu vực có tác động trực tiếp đến khu vực khác. Biển Đông hay Biển Đỏ đều có ý nghĩa rất lớn đối với thương mại của EU. Điều chúng ta có thể làm để bảo đảm lợi ích chung cho tất cả các quốc gia chính là chung tay thực hiện các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bảo đảm an ninh ở các khu vực biển.

Hiện nay, EU đang thúc đẩy các chương trình hợp tác với các nước trong khu vực để đào tạo cảnh sát biển hay tổ chức các chương trình như Hệ thống nhận thức hàng hải – CRIMARIO hướng tới xây dựng năng lực. CRIMARIO là dự án mà các bên tham gia, như lực lượng tuần duyên, hải quân các nước và các cơ quan chống hải tặc hoặc buôn bán người của EU, sẽ cùng dùng chung một nền tảng để trao đổi thông tin trong thời gian thực.

Có thể khẳng định, chúng ta đang cố gắng trở thành những đối tác tin cậy vì an ninh, phòng ngừa thảm họa trong khu vực. Đây là những nỗ lực vô cùng quan trọng.

Xin cảm ơn ông!

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 3/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt …

Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân …

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhận định trách nhiệm thúc đẩy và duy trì pháp quyền ở mọi cấp độ cần được tất cả các …

Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai Đối thoại Đông Nam Á: Đoàn kết hành động ứng phó với thiên tai

Đông Nam Á được đánh giá là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do vậy, quản lý rủi ro …

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: 'Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ' Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói về chuẩn mực tại Biển Đông: ‘Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ’

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và …





Nguồn: https://baoquocte.vn/luat-phap-quoc-te-la-la-ban-cho-van-de-bien-dong-con-nhieu-ganh-nang-tren-vai-nhung-vai-tro-cua-asean-la-can-ban-291863.html

Cùng chủ đề

Mỹ tài trợ hàng triệu USD cho Philippines hiện đại hóa lực lượng tuần duyên

Mỹ đã cam kết tăng cường hợp tác với Philippines bằng cách tài trợ 8 triệu USD để giúp hiện đại hóa lực lượng tuần duyên Philippines. ...

Cam kết tăng cường tuân thủ UNCLOS 1982, Washington tài trợ lớn cho Manila

Mới đây, Philippines và Mỹ đã tổ chức Đối thoại hàng hải lần thứ 3 tại thủ đô Manila.

Bão số 6 giật cấp 11 đổ bộ Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng, rồi ngoặt ra biển

Bão số 6 (bão Trà Mi) đang trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng với sức gió giật cấp 12. Trong những giờ tới, bão di chuyển vào đất liền khu vực này trước khi quay ngược ra biển và suy yếu. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi) tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo...

Bão số 6 suy yếu gây mưa lớn và lũ lụt, bão Kong-rey đang mạnh lên

Bão số 6 (bão Trà Mi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hoàn lưu bão khiến khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Bão Kong-rey hình thành sau đang mạnh lên, khả năng tiệm cận Biển Đông. Chiều nay (27/10), sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, bão số 6 (bão Trà Mi) đã suy yếu thành áp thấp...

Bão số 6 suy yếu gây mưa lớn và ngập lụt, bão Kong-rey đang mạnh lên

Bão số 6 (bão Trà Mi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hoàn lưu bão khiến khu vực từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Bão Kong-rey hình thành sau đang mạnh lên, khả năng tiệm cận Biển Đông. Chiều nay (27/10), sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, bão số 6 (bão Trà Mi) đã suy yếu thành áp thấp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nếu phương Tây hỗ trợ Ukraine, tại sao Triều Tiên lại không thể giúp chúng tôi?

Mới đây, Nga đã tiếp tục bảo vệ mối quan hệ hợp tác với Triều Tiên, trong bối cảnh phương Tây ngày càng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ về cái "bắt tay" này.

Tạo khác biệt, đưa kinh tế nông nghiệp Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Baoquocte.vn. Với mong muốn và khát vọng phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, xanh, thông minh, là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh cao, thời gian tới, Hà Nội chủ trương xây dựng: “Nông nghiệp sinh thái, Nông thôn hiện đại, Nông dân văn minh”.

Thủ tướng Mikati lạc quan thận trọng, hé lộ “con đường sống”, Israel tính điều kiện ngừng bắn

Mới đây, đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đã ám chỉ rằng, lệnh ngừng bắn cho xung đột Israel-Hezbollah có thể đạt được trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11.

Giá cà phê đảo chiều “chóng mặt”, nguồn cung toàn cầu hồi phục, chuyên gia dự báo gì về giá?

Sản lượng cà phê niên vụ 2024 - 2025 của Việt Nam có thể giảm từ 5% đến 10% so với niên vụ trước, lý giải vì sao giá cà phê đầu vụ duy trì ở mức cao, theo Reuters.

Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.

Bài đọc nhiều

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại Anh

Một tiết mục biểu diễn tại chương trình. ...

Tàu 267 Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Tàu 267 của Vùng 2 Hải quân cấp cứu kịp thời ngư dân bị tai nạn lao động trên vùng biển Việt Nam - Indonesia. Ngày 29/10, Tàu 267 đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ ngư trường khu vực giáp ranh Việt Nam - Indonesia thì nhận được đề nghị cấp cứu của tàu cá BĐ30948 TS. Tàu cá BĐ30948 TS do ông Trần Quốc...

Sớm nâng cấp lối mở A Pa Chải (Điện Biên) – Long Phú (Trung Quốc) thành cửa khẩu song phương

Ngày 29/10, tại Thành phố Phổ Nhĩ (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã diễn ra hội đàm giữa Đoàn đại biểu Chi đội Quản lý biên giới Phổ Nhĩ, Trạm Kiểm tra Biên phòng Xuất Nhập cảnh Mường Khang (Trung Quốc) với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên (Việt Nam). Hội đàm giữa Đoàn đại biểu...

Thủ tướng đề nghị sớm thành lập Hội người Việt Nam tại Saudi Arabia

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; sớm tiến thành lập Hội Người Việt Nam tại Saudi Arabia... Nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, tối 29/10 theo giờ địa phương tại thủ đô Riyadh, Thủ...

Ươm mầm hữu nghị biên cương

Bước lên sân khấu của chương trình "Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào: Sắt son một niềm tin" vào tháng 10/2024 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cô bé Nang Tùn Pheng Khăm Sỉ, học sinh lớp 11 trường PTTH cụm Xi Bun Hâu, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) rạng rỡ nở nụ cười khi gặp lại những người lính biên phòng Việt...

Cùng chuyên mục

Bệnh xá đảo Song Tử Tây điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị bỏng

Ngày 30/10, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi. Ông Ngô Thanh Phong, 47 tuổi, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; là Thuyền trưởng tàu cá QNg 95179 TS gặp nạn trên biển do bị bỏng nặng. Trước đó, khoảng 22 giờ, ngày 29/10/2024, bệnh nhân đi kiểm tra bếp nấu...

Ươm mầm hữu nghị biên cương

Bước lên sân khấu của chương trình "Giao lưu công tác chính trị và sĩ quan trẻ quân đội hai nước Việt Nam - Lào: Sắt son một niềm tin" vào tháng 10/2024 tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cô bé Nang Tùn Pheng Khăm Sỉ, học sinh lớp 11 trường PTTH cụm Xi Bun Hâu, huyện Sốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) rạng rỡ nở nụ cười khi gặp lại những người lính biên phòng Việt...

Thủ tướng đề nghị sớm thành lập Hội người Việt Nam tại Saudi Arabia

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; sớm tiến thành lập Hội Người Việt Nam tại Saudi Arabia... Nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, tối 29/10 theo giờ địa phương tại thủ đô Riyadh, Thủ...

Tàu 267 Vùng 2 Hải quân cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Tàu 267 của Vùng 2 Hải quân cấp cứu kịp thời ngư dân bị tai nạn lao động trên vùng biển Việt Nam - Indonesia. Ngày 29/10, Tàu 267 đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ ngư trường khu vực giáp ranh Việt Nam - Indonesia thì nhận được đề nghị cấp cứu của tàu cá BĐ30948 TS. Tàu cá BĐ30948 TS do ông Trần Quốc...

Sớm nâng cấp lối mở A Pa Chải (Điện Biên) – Long Phú (Trung Quốc) thành cửa khẩu song phương

Ngày 29/10, tại Thành phố Phổ Nhĩ (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã diễn ra hội đàm giữa Đoàn đại biểu Chi đội Quản lý biên giới Phổ Nhĩ, Trạm Kiểm tra Biên phòng Xuất Nhập cảnh Mường Khang (Trung Quốc) với Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên (Việt Nam). Hội đàm giữa Đoàn đại biểu...

Mới nhất

Giá hồ tiêu quay đầu giảm thêm, tại sao?

Giá hồ tiêu chưa bật tăng như kỳ vọng, thậm chí những ngày gần đây tiếp tục giảm thêm. Nguyên nhân được cho là gặp nhiều tác động cả trong và ngoài nước. ...

Công tác tuyên truyền về biển, đảo đạt được những kết quả to lớn

Công tác tuyên truyền về biển, đảo góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và tình yêu biển, đảo của nhân dân, động viên các lực lượng đang thực thi quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.   Ngày 31/10, tại thành phố Nha Trang, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy...

Tăng cường quan hệ đối tác để thúc đẩy bảo tồn di sản và thực hành bền vững

NDO - Theo Văn phòng UNESCO Hà Nội, UNESCO vừa ký một thỏa thuận hợp tác mới với IMEXCO, một đối tác từ khu vực doanh nghiệp tư nhân để khởi động dự án nhằm nâng cao lợi ích cộng đồng địa phương thông qua tăng cường quan hệ đối tác để thúc đẩy bảo tồn di sản và thực hành...

Trường đại học nổi tiếng bỏ xét tuyển học bạ từ 2025

Từ năm 2025, Trường Đại học Sư phạm TPHCM không xét tuyển học bạ. Ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng, cho biết trước đây nhà trường xét tuyển học bạ độc lập (khoảng 10%) chỉ tiêu hoặc kết hợp điểm học bạ với điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt  (30-40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025,...

Mới nhất