Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLuật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động...

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển


Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhiều kỳ vọng từ Luật Nhà giáo
PGS.TS. Trần Thành Nam cho rằng, Luật Nhà giáo tạo cơ chế thúc đẩy động lực và năng lực của đội ngũ nhà giáo. (Ảnh: NVCC)

Đó là nhận định của PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội về dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Dưới góc nhìn của ông, Luật Nhà giáo có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao vị thế của nhà giáo Việt Nam?

Tôi cho rằng, Luật Nhà giáo đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị thế, vai trò, tầm quan trọng, đặc trưng nghề nghiệp của nhà giáo trong một hành lang pháp lý thống nhất, khắc phục những bất cập trong quá trình thực thi Luật Giáo dục, Luật Viên chức và các Luật khác có liên quan. Từ đó, nâng cao tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả trong thực thi chính sách phát triển của đội ngũ nhà giáo, bảo đảm phát huy quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục trong phát triển đội ngũ, không phân biệt đối xử giữa nhà giáo trong công lập và dân lập, tư thục, đồng thời, tạo cơ chế thúc đẩy động lực và năng lực của đội ngũ nhà giáo.

Luật Nhà giáo cũng được kỳ vọng xây dựng khung khổ để bảo vệ và phát triển lao động đặc thù của nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số, ứng dụng AI và hội nhập quốc tế. Một mặt, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo để đảm bảo chất lượng giáo dục quốc gia, mặt khác thu hút nhà giáo người nước ngoài đến cống hiến cho giáo dục Việt Nam, góp phần nâng giáo dục nước ta sánh vai với các nền giáo dục của các nước phát triển.

Vậy ông đánh giá như thế nào về sự hoàn thiện của dự thảo Luật Nhà giáo so với thực tiễn và những yêu cầu mới của xã hội?

Tôi thấy bản dự thảo mới nhất của Luật Nhà giáo đã làm rõ định danh nhà giáo (gồm cả nhà giáo trong hệ thống công lập, ngoài công lập, người nước ngoài ), từ đó, làm đề xuất các chế độ, chính sách đồng bộ, có trọng điểm; xác lập lại sứ mệnh và vai trò nhà giáo; quy định rõ ràng và đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của nhà giáo.

Luật Nhà giáo đã xác lập và đề cao tính chuyên nghiệp của nghề dạy học, tạo động lực, cơ hội công bằng để tất cả nhà giáo được phát triển nghề nghiệp liên tục; làm căn cứ thống nhất để các cơ sở giáo dục tuyển dụng, đánh giá người thầy theo vị trí việc làm.

Luật cũng đưa ra những cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế về nhà giáo. Thực hiện phân cấp hợp lý giữa các cơ quan quản lý trong tuyển dụng, quản lý nguồn nhân lực nhà giáo hiệu quả vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa đảm bảo tính tôn nghiêm của nghề dạy học.

Đồng thời, Luật cũng hoàn thiện khung khổ pháp lý đào tạo, bồi dưỡng và trách nhiệm của các bên liên quan, hướng tới xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo tại cơ sở giáo dục công lập và dân lập, tư thục đáp ứng bối cảnh CMCN 4.0.

Nhiều kỳ vọng từ Luật Nhà giáo
Dự thảo Luật Nhà giáo quan tâm đến đời sống và điều kiện làm việc của giáo viên. (Ảnh: Minh Hiền)

Một trong những vấn đề đang được quan tâm là chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo. Cần có những điều chỉnh gì để thu hút và giữ chân người tài trong ngành Giáo dục, theo ông?

Phải thừa nhận, dù ngành đã có nhiều nỗ lực nhưng các chế độ, chính sách hiện hành đối với nhà giáo như lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút, sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo… chưa thực sự tương xứng với sứ mệnh, vị thế, vai trò của người thầy.

Đời sống của giáo viên còn khó khăn, chưa thể sống được bằng nghề. Tiền lương chưa thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm cuộc sống, sinh hoạt, nhất là nhà giáo trẻ và giáo viên mầm non. Nhà giáo chưa nhận được sự quan tâm, bảo vệ xứng đáng từ xã hội, nên còn xảy ra nhiều sự việc đáng buồn về cách ứng xử từ xã hội, từ phụ huynh, người học. Điều này dẫn tới tình trạng nhà giáo không an tâm công tác, một bộ phận không nhỏ đã bỏ việc, chuyển việc nhất là nhà giáo trẻ; khó thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm.

Chính vì vậy, Luật lần này đã rất quan tâm đến đời sống và điều kiện làm việc của giáo viên qua đề xuất như lương theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất trong các ngành, lĩnh vực được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề; Phụ cấp khác theo quy định của pháp luật.

Hay nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực đặc thù được hưởng chế độ theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; công tác ở vùng khó khăn; dạy trường chuyên biệt, dạy trẻ khuyết tật, dạy tiếng dân tộc thiểu số, dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật.

Chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm nhà ở, chế độ phụ cấp, trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe định kỳ, sức khỏe nghề nghiệp và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo. Ngoài ra, chính sách thu hút đối với người có tài năng để trở thành nhà giáo hay chính sách thu hút nhà giáo về công tác lâu dài ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các xã đảo, hải đảo, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của Chính phủ (gồm các chính sách như ưu tiên tuyển dụng, vay mua nhà ở, chế độ phụ cấp và trợ cấp thu hút, chính sách đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ khác cho nhà giáo).

Bên cạnh đó, khuyến khích từng địa phương, từng cơ sở giáo dục có thêm những chính sách đặc thù để hỗ trợ, thu hút nhà giáo. Quy định về quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo từ các nguồn xã hội hóa…

Hẳn là tác động tích cực của Luật Nhà giáo không nhỏ?

Có thể nói, dự thảo Luật Nhà giáo phản ánh chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, cập nhật xu thế thế giới để đáp ứng những quy định đặc thù cho nghề nghiệp nhà giáo. Như trên đã đề cập, những điều chỉnh liên quan công tác đào tạo bồi dưỡng đã tạo điều kiện cho nhà giáo cả công và tư được bảo đảm các điều kiện để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Biến đào tạo bồi dưỡng trở thành động lực tự thân của nhà giáo.

Bên cạnh đó, vị thế nghề nghiệp không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn nâng tầm quốc tế, để nhà giáo sẵn sàng tham gia thị trường lao động các nước trong khu vực và quốc tế. Đồng thời, huy động được các nguồn nhân lực quốc tế để phát triển. Quy định về trách nhiệm hỗ trợ tài chính cũng giúp cơ sở giáo dục có khả năng thu hút thí sinh giỏi, tâm huyết với nghề chọn theo học tại trường sư phạm để bổ sung nguồn lực nhà giáo, tránh hiện tượng khủng hoảng thiếu nguồn nhân lực.

Nếu coi nhà giáo là nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong nghề dạy học, họ cần được đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ, tôn vinh theo một kế hoạch chiến lược. Từ đó, bảo đảm có sự gắn kết giữa số lượng, năng lực, động lực và cơ cấu của đội ngũ nhà giáo với các mục tiêu và yêu cầu phát triển của giáo dục.

Xin cảm ơn ông!

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, nhấn mạnh đầu tiên đến việc ngành Giáo dục sẽ có sự chủ động trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo vì có chế tài pháp lý đủ mạnh để tháo gỡ các nút thắt trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo thời gian qua, thu hút người giỏi đến với nghề dạy học, giữ chân nhà giáo giỏi trong nghề. Từ đó, nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục trên cơ sở chuẩn hóa nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Cùng với đó, nhà giáo sẽ được nâng tầm vị thế, vai trò, được xã hội ghi nhận, tôn vinh, được bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp; mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp; tạo điều kiện và quy định trách nhiệm đối với nhà giáo trong rèn luyện phẩm chất đạo đức, luôn phấn đấu trong học tập, bồi dưỡng, không ngừng cập nhật kiến thức kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển không ngừng của giáo dục; góp phần nâng cao đời sống, giúp nhà giáo yên tâm công tác và tạo động lực để nhà giáo tận tâm cống hiến với nghề, trách nhiệm cao nhất với nghề.

Tạo sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa nhà giáo công lập và ngoài công lập. Lần đầu tiên vị trí pháp lý của nhà giáo ngoài công lập được xác lập – không chỉ là người lao động theo cơ chế của hợp đồng lao động mà còn đầy đủ tư cách của nhà giáo.





Nguồn

Cùng chủ đề

The Vietnam Foundation và College Board công bố MoU thúc đẩy phát triển giáo dục chất lượng cao tại Việt Nam

Mới đây, tổ chức The Vietnam Foundation và College Board đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục với mục tiêu thúc đẩy cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh tại Việt Nam.

Sau thu hồi, văn bằng đã cấp cho ông Vương Tấn Việt sẽ bị hủy bỏ

Trao đổi với báo chí, đại diện Trường Đại học Hà Nội cho biết, nhà trường đang thực hiện thủ tục thu hồi bằng cử nhân ngoại ngữ ngành tiếng Anh hệ đào tạo từ xa đã cấp cho ông Vương Tấn Việt theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Ông Việt theo học chương trình ngành Ngôn ngữ Anh, hệ đào tạo từ xa tại Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội) trong thời...

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách mua eSIM chính chủ trên ứng dung MoMo nhanh chóng

Mua eSIM qua MoMo, chỉ cần vài thao tác đơn giản trên ứng dụng. Bài viết sẽ hướng dẫn cách mua và sử dụng eSIM qua MoMo cùng các lợi ích nổi bật của eSIM!

Mối quan hệ “lơ lửng trong sự cân bằng”

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ bùng nổ, đe dọa lạm phát trên diện rộng ở cả hai bờ Đại Tây Dương, đặc biệt khi giá cả đang dần ổn định sau thời gian dài tăng cao.

Nga phát cảnh báo hạt nhân tới Mỹ-NATO; Hàn Quốc nổi giận; Ấn-Trung có đáp án cho “nan đề” biên giới

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga-Belarus có động thái mới về vũ khí hạt nhân

Đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov tuyên bố, Moscow và Minsk đã đưa thêm một điều khoản về vũ khí hạt nhân vào Hiệp ước Bảo đảm an ninh song phương.

The Vietnam Foundation và College Board công bố MoU thúc đẩy phát triển giáo dục chất lượng cao tại Việt Nam

Mới đây, tổ chức The Vietnam Foundation và College Board đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác chiến lược trong lĩnh vực giáo dục với mục tiêu thúc đẩy cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh tại Việt Nam.

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt không hợp pháp, khẩn trương thu hồi

Tối 21-10, theo báo Giáo dục và Thời đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp...

Nhóm bạn trẻ tạo công cụ hỗ trợ học tiếng Anh miễn phí

Skillseed là dự án phi lợi nhuận được thành lập bởi nhóm học sinh đến từ trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam với mục đích đưa trí tuệ nhân tạo (AI) đến gần hơn với học sinh,...

Thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT

Thời gian qua, Bộ GDĐT đã xem xét quá trình đào tạo, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh bằng cấp của ông Vương Tấn Việt theo quy trình kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật.Kết quả...

Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI).

Cùng chuyên mục

Học viện Hành chính Quốc gia có kỳ tuyển sinh đào tạo trình độ đại học chính quy thành công

(ĐCSVN)- Khát vọng hùng cường, thịnh vượng đang vẫy gọi cả đất nước bước vào hành trình phát triển. Học viện Hành chính Quốc gia cũng phải thực sự vươn mình, dám khát vọng, dám ước mơ và quyết tâm thực hiện khát vọng, ước mơ đó. Chiều 22/10, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025 và chào đón hơn 3.000 tân sinh viên, học viên, nghiên...

VUS ra mắt chương trình tư vấn du học – gói trọn hành trang cho học sinh

Ngày 20/10 vừa qua, Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS chính thức ra mắt Chương trình Tư vấn Du học, mang đến dịch vụ tư vấn du học toàn diện và chuyên nghiệp, nhằm giúp học...

‘Việt Nam đã trở thành địa chỉ quen thuộc của các nhà khoa học quốc tế’

Đó là một trong những thành tựu được lãnh đạo Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán chia sẻ tại hội nghị sơ kết “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030”. PGS.TS Lê Minh Hà, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, cho hay, Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030 đã tạo nên một số điểm nhấn. Các hoạt động hợp tác quốc...

Kiểm tra tuyển sinh, chế độ đối với học sinh ở tất cả trường nội trú tại Thanh Hóa

Ngày 22-10, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Thanh tra sở cùng phòng chuyên môn của sở, một số sở, ngành liên quan vừa kiểm tra, rà soát đối tượng tuyển sinh, thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội...

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Mới nhất

Tập đoàn từ Đức muốn làm siêu dự án điện gió 4,6 tỷ USD ngoài khơi Bình Định

Tập đoàn PNE từ Cộng hòa Liên bang Đức đến Bình Định khảo sát để triển khai dự án điện gió ngoài khơi với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,6 tỷ USD. Ngày 22/10, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn đã tiếp và làm việc với ông...

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng cường hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Ngày 22/10, trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Các đại biểu cơ bản đồng thuận với nhiều nội dung của dự thảo, nhưng cũng đề nghị...

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Cần tiếp tục có chính sách đồng...

PV: Thưa bà, trong những năm qua Nhà nước đã có những chính sách nào để thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS?PV: Theo bà, trong thời gian tới cần tăng cường những giải pháp gì để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số?Bà Nguyễn...

Lỗ tự doanh, lợi nhuận quý III/2024 của SHS giảm đến 70%

Không chỉ lỗ tự doanh, cả mảng cho vay lẫn môi giới của SHS đều đồng loạt sụt giảm trong quý III/2024. CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) vừa công bố Báo cáo tài chính quý III/2024 với kết quả kém tích...

Ký nghị định thư hợp tác quốc phòng Việt Nam – Lào giai đoạn 2025-2029

Trong thời gian tới, hai bộ trưởng thống nhất tập trung vào một số nội dung hợp tác trọng tâm như tăng cường hợp tác công tác Đảng, công tác chính trị, trong đó tập trung tuyên truyền, giáo dục hiệu quả...

Mới nhất