Trang chủNewsThế giớiLuật chiến tranh nói gì về chiến sự Hamas - Israel?

Luật chiến tranh nói gì về chiến sự Hamas – Israel?


“Có chứng cứ rõ ràng cho thấy tội phạm chiến tranh đã diễn ra trong sự bùng nổ bạo lực mới nhất tại Israel và Gaza”, một ủy ban của Liên Hợp Quốc khẳng định hôm 10/10, chỉ 3 ngày sau khi xung đột bùng nổ.

Đến nay, chiến sự có dấu hiệu leo thang hơn nữa khi Lực lượng Phòng vệ Israel đang hoạt động sâu bên trong Dải Gaza. Thương vong vẫn tiếp tục tăng sau những cuộc không kích của Israel, như 2 lần oanh tạc vào trại tị nạn Jabalia có quy mô lớn nhất Gaza.

Luật chiến tranh nói gì về chiến sự Hamas - Israel? - 1

Một xe tăng Israel gần biên giới với Dải Gaza (Ảnh: New York Times).

Bản chất chiến sự Hamas – Israel là gì?

Xung đột vũ trang hiện đại thường phải tuân thủ luật chiến tranh, còn được gọi là Luật Nhân đạo Quốc tế (IHL), gồm 4 Công ước Geneva năm 1949, 2 Nghị định thư bổ sung năm 1977, Công ước La Hay năm 1899 và 1907, cũng như một số công ước về vũ khí.

Những văn bản này giúp bảo vệ dân thường và người đã bị loại khỏi vòng chiến đấu, thông qua việc đặt ra các biện pháp hạn chế và cấm đối với một số cách tiến hành chiến tranh.

Trả lời với phóng viên Dân trí, Giáo sư Robert Goldman, chuyên gia luật chiến tranh thuộc Trường Luật Washington thuộc Đại học Mỹ, cho biết dựa vào đặc điểm các bên tham chiến, luật quốc tế phân loại xung đột vũ trang thành 2 loại: Xung đột quốc tế (giữa 2 hoặc nhiều quốc gia) và xung đột phi quốc tế (giữa quốc gia với nhóm vũ trang phi nhà nước, hoặc giữa các nhóm vũ trang).

Xung đột quốc tế sẽ được điều chỉnh bởi toàn bộ văn bản của luật chiến tranh. Xung đột phi quốc tế sẽ chỉ được điều chỉnh bởi Điều khoản chung 3 của Công ước Geneva và nhiều tập quán pháp khác, theo ông Goldman.

“Trong trường hợp Hamas – Israel, Hamas không phải một quốc gia. Xung đột hiện tại không phải giữa Israel và Palestine – vốn do Nhà nước Palestine đại diện”, Giáo sư René Provost – chuyên gia luật quốc tế thuộc Đại học McGill tại Canada – nói với Dân trí. “Do đó, tôi thấy khá rõ đây là xung đột vũ trang phi quốc tế”.

Nếu là xung đột vũ trang phi quốc tế, chiến binh Hamas không có tư cách tù binh chiến tranh khi bị bắt sống và vì thế không được hưởng sự bảo vệ đi kèm, như được miễn truy cứu trách nhiệm cá nhân vì hành vi tham chiến hợp pháp. Họ có thể bị Israel truy tố chỉ vì hành vi cầm súng chiến đấu.

Dù là xung đột vũ trang phi quốc tế, cả Hamas và Israel vẫn phải tuân thủ các quy tắc cơ bản như chỉ tấn công mục tiêu quân sự và đáp trả tương xứng.

Luật chiến tranh nói gì về chiến sự Hamas - Israel? - 2

Người dân Gaza kéo một cậu bé bị thương ra khỏi đống đổ nát ở trại tị nạn Bureij sau đòn không kích của Israel (Ảnh: AP).

Vụ tấn công của Hamas

Ông Provost nhận định rằng vụ tấn công của Hamas đã vi phạm luật pháp quốc tế.

“Nếu Hamas vượt qua biên giới và chỉ tấn công binh sĩ Israel, điều đó nhiều khả năng không vi phạm luật quốc tế mà chỉ vi phạm luật Israel”, ông Provost nói. “Nhưng đó không phải là điều đã xảy ra”.

Luật chiến tranh nói gì về chiến sự Hamas - Israel? - 3
Luật chiến tranh nói gì về chiến sự Hamas - Israel? - 4

Tài liệu trên người chiến binh Hamas cho thấy kế hoạch tấn công vào Israel (Ảnh: NBC, Washington Post).

Israel có quyền tự vệ?

Trước vụ tấn công của Hamas, Giáo sư Provost khẳng định Israel có quyền tự vệ do nước này là nạn nhân của một vụ tấn công vũ trang. Đương nhiên, phản ứng của Israel phải tuân thủ quy tắc tương xứng với vụ tấn công đầu tiên.

Nhưng “đến một điểm nào đó, phản ứng của Israel sẽ không còn tương xứng”, ông Provost chỉ ra.

Ví dụ về cách phản ứng bất tương xứng là cuộc giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại miền nam Li Băng vào năm 2006, theo ông Provost.

Lệnh bao vây toàn diện Gaza

Theo ông Goldman, không giống trong quá khứ, chiến tranh bao vây toàn diện hiện là đi ngược pháp luật quốc tế, bất kể đó là xung đột vũ trang quốc tế hay phi quốc tế.

“Về nguyên tắc, việc một bên vi phạm pháp luật không thể biện minh hoặc cho phép bên kia có hành động vi phạm những điều cấm được đề ra trong luật nhân đạo quốc tế”, ông Goldman nói.

Luật chiến tranh nói gì về chiến sự Hamas - Israel? - 5

Đường di chuyển của lực lượng Israel tại Bắc Gaza (Đồ họa: New York Times).

Trong khuôn khổ lệnh bao vây toàn diện, Israel đã cắt điện, nước và nhiên liệu vào Dải Gaza.

Theo ông Provost, luật quốc tế cấm việc bỏ đói dân thường và một trong các cách bỏ đói chính là cắt nước, nên việc cắt nước vào Gaza sẽ là vi phạm luật quốc tế.

Tới nay, Israel đã mở lại 1 trong 3 đường ống dẫn nước, nhưng CNN dẫn lời các chuyên gia cho biết điều này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của cư dân Dải Gaza. Hầu hết nước tại đây được lấy từ dưới đất nhưng nhiên liệu cho các trạm bơm và trạm khử muối đang cạn kiệt, và một số người dân đã phải uống nước không vệ sinh, thậm chí nước biển.

Việc cắt điện và nhiên liệu có hợp pháp hay không còn là vấn đề cần được tranh luận, theo ông Provost, vì chúng có cả mục đích sử dụng dân sự và quân sự (lưỡng dụng).

“Israel phải cân nhắc tác động tới dân thường và phải khôi phục điện và nhiên liệu nếu người dân chịu tác động lớn đến mức không tương xứng (so với tác động quân sự)”, ông Provost nói.

Giả sử nếu việc cắt điện gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng (như bệnh viện không có điện để chữa trị cho bệnh nhân), điều này nhiều khả năng là vi phạm luật pháp quốc tế. “Nguyên nhân là hành động này có thể được lường trước là sẽ đem lại hậu quả”, ông Provost lập luận.

Trong khi đó, ông Goldman cho rằng việc cắt điện, nước và thuốc men bản thân chúng không trái luật pháp quốc tế, nhưng tất cả biện pháp này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Gaza.

Do đó, Israel có nghĩa vụ tạo điều kiện cho các hoạt động cứu trợ nhằm cứu vãn tình hình, theo Giáo sư Goldman.

Về việc cắt sóng điện thoại và internet, ông Provost nhận định: “Hệ thống liên lạc rõ ràng là cơ sở hạ tầng tối quan trọng cho mục đích quân sự” và “việc Hamas có thể sử dụng hạ tầng liên lạc cho mục đích quân sự hay không sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”.

Đương nhiên là người dân thường cũng cần hệ thống liên lạc để biết thông tin như lệnh sơ tán, địa điểm phát nhu yếu phẩm và nơi chăm sóc y tế… Nhưng nếu so sánh lợi ích quân sự đạt được khi cắt liên lạc quân sự của Hamas và tác động lên dân thường, việc cắt sóng điện thoại và internet chưa chắc vi phạm luật quốc tế, theo ông Provost.

Luật chiến tranh nói gì về chiến sự Hamas - Israel? - 6

Người Palestine xếp hàng lấy nước tại trại do Liên Hợp Quốc điều hành ở Khan Younis, phía nam Dải Gaza, ngày 26/10 (Ảnh: Reuters).

Trách nhiệm của Hamas và Israel đối với dân thường

“Yêu cầu hàng đầu trong mọi cuộc xung đột là người tham chiến phải luôn phân biệt giữa dân thường và người tham chiến, và các cuộc tấn công chỉ được nhắm vào người tham chiến và các mục tiêu quân sự khác”, Giáo sư Goldman nói.

Việc đặt dân thường xung quanh các mục tiêu quân sự hoặc đặt trang thiết bị quân sự tại môi trường dân sự (còn gọi là “lá chắn sống”) là vi phạm luật pháp quốc tế.

Israel thường xuyên cáo buộc Hamas cất giữ khí tài và trang thiết bị trong tòa nhà dân sự. Chẳng hạn, năm 2014, Liên Hợp Quốc lên án việc giấu rocket tại trường học do tổ chức quốc tế này vận hành tại Dải Gaza.

Hamas kiên quyết bác bỏ các cáo buộc của Israel.

Dù vậy, phong trào này thường dặn người dân Palestine tại Gaza bỏ ngoài tai lời kêu gọi sơ tán của Israel. Cơ quan nội vụ do Hamas điều hành từng gửi tin nhắn nói rằng “người dân phải hành động trách nhiệm, không nghe theo chỉ dẫn lừa dối của Israel”, theo Guardian.

Dân thường vẫn được bảo vệ theo quy tắc tương xứng của luật nhân đạo quốc tế. Trong trường hợp Dải Gaza, quy tắc này có nghĩa là trước khi tấn công, Israel – bên tấn công – phải xác định tác động có thể xảy ra đối với dân thường. Nếu đòn tấn công dự kiến gây thương vong quá lớn cho dân thường so với lợi thế quân sự, họ phải hoãn hoặc hủy bỏ.

Giả sử bên tấn công phát hiện một chiến binh đối phương đứng giữa nhiều dân thường, “chắc chắn là sẽ không tương xứng nếu dùng tên lửa tiêu diệt chiến binh này và cùng lúc khiến 30 người dân thiệt mạng”, ông Provost nói. Nhưng nếu lợi thế quân sự lớn hơn, điều này sẽ làm suy yếu lập luận cho rằng đòn tấn công ấy không tương xứng.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tàu hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên tới Gaza

Con tàu đầu tiên chở gần 200 tấn thực phẩm, nước và nhu yếu phẩm đã cập cảng Dải Gaza, khánh thành hành lang biển nhân đạo từ CH Cyprus. "Tất cả hàng hóa đã được dỡ và sẵn sàng phân phối ở Gaza", Tổ chức từ thiện World Central Kitchen (WCK) của Mỹ hôm nay thông báo về gần 200 tấn hàng viện trợ đầu tiên được vận chuyển bằng hành lang viện trợ đường biển mới.Tàu Open...

Liên Hợp Quốc cảnh báo lập vùng đệm ở Gaza là ‘tội ác chiến tranh’

Quan chức nhân quyền Liên Hợp Quốc cảnh báo kế hoạch thiết lập vùng đệm an ninh của Israel tại Dải Gaza là "tội ác chiến tranh", gây ảnh hưởng đến dân thường Palestine. Văn phòng Cao ủy viên về Nhân quyền Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 8/2 cho biết từ tháng 10/2023 đã phát hiện nhiều trường hợp quân đội Israel phá hủy công trình dân sự và nhà cửa thường dân, trong đó có trường học và...

Israel gây khó cho kế hoạch hòa bình của Mỹ ở Gaza

Mỹ muốn thúc đẩy giải pháp hai nhà nước nhằm chấm dứt xung đột ở Gaza, song Israel nhiều lần khước từ mong muốn của đồng minh thân cận nhất. Xung đột Israel - Hamas chưa có dấu hiệu kết thúc sau hơn 3 tháng giao tranh và khiến khoảng 25.000 người thiệt mạng. Trước áp lực trong nước và cộng đồng quốc tế, chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn tìm kiếm một giải pháp để chấm dứt...

Mỹ chỉ trích bộ trưởng Israel vì kêu gọi người Palestine rời Gaza

Mỹ lên án bình luận gây tranh cãi của hai bộ trưởng Israel, cho rằng người Palestine nên rời khỏi Gaza và người Do Thái nên trở lại khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller ngày 2/1 cho biết Washington bác bỏ những tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich và Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Itamar Ben Gvir về việc tái định cư người Palestine bên ngoài...

Israel có thể đã phá hủy, làm hư hại hơn 70% nhà dân tại Gaza

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy hơn 70% nhà cửa tại Dải Gaza bị hư hại hoặc phá hủy sau ba tháng chiến sự giữa Israel và Hamas. Ảnh vệ tinh thương mại được tờ Wall Street Journal của Mỹ phân tích hôm nay cho thấy gần 70% trong số 439.000 nhà dân ở Dải Gaza đã bị phá hủy hoặc hư hại trong các vụ tập kích kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch tại vùng đất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm tuần: Chuẩn bị tắt sóng 2G, mở rộng vùng phủ sóng 5G

Hơn 700.000 thuê bao 2G bị "khóa 2 chiều" từ ngày 15/10Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết từ ngày 15/10, các nhà mạng sẽ bắt đầu dừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only.Đến nay, iPhone 16 Pro Max xách tay được một số cửa hàng chào bán với mức giá 33,5 triệu đồng cho phiên bản...

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội

(Dân trí) - Chiều tối nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã đáp chuyên cơ tới sân bay quốc tế Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 14/10. 18h ngày 12/10, chuyên cơ của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ra cửa chuyên cơ, vẫy tay chào đoàn đại biểu Việt Nam ra đón...

Gen Z Hà thành tổ chức show thời trang, tự thiết kế hơn 60 bộ váy áo

LaMode Fashion Show 2024 (buổi trình diễn thời trang LaMode) quay trở lại với những thiết kế độc đáo, đầy tính nghệ thuật, được hoàn thành bởi các học sinh cấp 3. Buổi trình diễn thu hút sự quan tâm của những người đam mê thời trang và có sự tham gia của ca sĩ Nhạc Của Trang, 52Hz...Chủ đề của buổi diễn là "Cộng hưởng: Resonace" được lấy cảm hứng từ sự chia rẽ giữa các tầng...

Làm sao để khách nhà giàu tới Việt Nam sẵn lòng “dốc cạn túi”?

(Dân trí) - Vị giám đốc kinh doanh một hệ thống khách sạn lớn nhận định, muốn dòng khách cao cấp tới Việt Nam sẵn lòng chi trả thì mọi trải nghiệm và dịch vụ cần chạm tới cảm xúc của khách. Đặc điểm của dòng khách du khách cao cấp Từ nhiều năm qua, những người làm du lịch luôn trăn trở tìm cách định vị thương hiệu du lịch Việt. Thay vì là điểm đến của du lịch giá...

Chuyến công tác thể hiện tầm nhìn mới của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

(Dân trí) - Chuyến công tác tại Mông Cổ, Ireland, Pháp và tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có nhiều dấu ấn và ý nghĩa lịch sử. Chỉ vài ngày sau khi trở về từ chuyến đi New York dự các hoạt động tại Liên Hợp Quốc, làm việc tại Mỹ và thăm cấp nhà nước tới Cuba, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm...

Bài đọc nhiều

Chuyên gia tiết lộ lợi ích chiến lược Nga-Mỹ ở Bắc Cực

Tiến sĩ kinh tế Alexey Fadeyev, Phó Chủ tịch Hội đồng công cộng thuộc Ủy ban các vấn đề Bắc Cực của thành phố St. Petersburg, ngày 10/10 cho biết, Mỹ lo ngại về năng lực ngày càng tăng của Nga ở Bắc Cực, xem khu vực này như điểm nóng tiềm năng cho các cuộc đối đầu địa chính trị và các hoạt động quân sự, nhưng khó có thể xảy ra một cuộc xung đột quân sự công khai.

Tổng thống Nga, Iran hội đàm ở Turkmenistan, bà Kamala Harris dẫn trước ông Donald Trump, tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi Đức

Trung Quốc cam kết thúc đẩy 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, Triều Tiên tố Hàn Quốc xâm phạm không phận, xe tăng Israel nã đạn vào trụ sở lực lượng gìn giữ hòa bình tại Lebanon, Nga tố Mỹ phá hoại đồng thuận tại Hội nghị cấp cao Đông Á… là một số tin quốc tế nổi bật 24 giờ qua.

Tổng thống Zelensky đôn đáo ở châu Âu, báo tin lạ về hội nghị hòa bình, Serbia quyết không trừng phạt Nga

Ngày 10/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có chuyến thăm loạt các nước châu Âu gồm Anh, Pháp và Italy sau khi đến Croatia để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-Đông Nam Âu.

Cùng chuyên mục

Ông Trump dẫn trước bà Harris trong việc giải quyết xung đột ở Ukraine và Trung Đông

Thăm dò dư luận mới đây cho thấy cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ghi điểm tốt hơn Phó Tổng thống Kamala Harris về việc ai sẽ điều hướng đất nước tốt hơn qua các cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông.

Mối quan tâm đến Á-Âu đang tăng lên

Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) diễn ra ngày 8/10 dưới sự chủ trì của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin cùng Nguyên thủ các nước SNG. Sự kiện được báo chí các nước khu vực và phương Tây rất quan tâm, theo dõi và đánh giá về vai trò của SNG và Nga trong không gian hậu Xô Viết hiện nay.

Xung đột Nga-Ukraine “nóng lên” với cuộc đối đầu UAV

Diễn biến mới nhất của cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) đang gia tăng và ngày càng khốc liệt.

Mới nhất

Kỷ luật 3 giáo viên ở Hà Nội vì nữ sinh lớp 5 bị đánh rách mặt ngay tại trường

Sự việc được xác định diễn ra vào 14h30 ngày 28/8 tại Nhà thể chất của Trường Tiểu học Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai, Hà Nội)  Cụ thể, trong giờ tập Aerobic, em N.N.P.L (học sinh lớp 5A3) mâu thuẫn và bị bạn trai cùng lớp là S. đánh gây xây xước ở vùng mặt.  Sau khi xảy ra xô...

Điểm tuần: Chuẩn bị tắt sóng 2G, mở rộng vùng phủ sóng 5G

Hơn 700.000 thuê bao 2G bị "khóa 2 chiều" từ ngày 15/10Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, cho biết từ ngày 15/10, các nhà mạng sẽ bắt đầu dừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only.Đến nay, iPhone 16...

Mới nhất