Trang chủKinh tếNông nghiệpLũ dữ qua đi... nghĩa tình ở lại

Lũ dữ qua đi… nghĩa tình ở lại


10 giờ tránh lũ trên nóc nhà tắm 

Sáng 11/9, chị Nguyễn Ngọc Huyền, 23 tuổi, cầm theo vật dùng cá nhân cùng ít đồ ăn đứng ở chốt chặn, chờ được lực lượng cứu hộ cho phép được trở về nhà sau khi nước lũ ở phường Quang Vinh (TP. Thái Nguyên) rút đi.

Dù cơn lũ đã đi qua nhưng trong đôi mắt Huyền vẫn không giấu được vẻ đầy âu lo về người bố của mình, bởi ông đã nhất quyết “cố thủ” tại nhà để bảo vệ tài sản của gia đình.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 1.

Từ đêm ngày 8/9, nước sông Cầu dang cao, tràn vào nhà dân tại một số phường thuộc TP. Thái Nguyên. Ảnh: Minh Ngọc

Nhớ lại thời khắc khoảng 12 giờ đêm, ngày 8/9, Huyền bảo, khi cả gia đình 3 người đang ngủ, dòng nước lũ chảy xiết bắt đầu tràn vào nhà làm tất cả choàng tỉnh. Nước vào quá nhanh khiến việc di dời đồ đạc lên cao trở nên vô vọng. Sau vài giờ, nước đã ngập hơn nửa thân người, Huyền cùng mẹ nhanh chân trèo lên nóc nhà tắm, ngoài trời mưa vẫn rơi như trút, còn bố cô “nhất quyết không chịu lên”.

“Tiếc của, gần như cả đêm ấy, bố em dầm mình dưới dòng lũ dữ, dùng hết sức bình sinh với hy vọng vớt vát lại được chút ít tài sản…”, đôi mắt Huyền chực khóc, nhớ lại.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 2.

Nguyễn Ngọc Huyền (đứng giữa), 23 tuổi, trú ở phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên đứng tại chốt chặn, chờ lực lượng chức năng đồng ý cho được về nhà sau khi nước lũ rút đi, ngày 11/9. Ảnh: Minh Ngọc

Đêm ấy, nước lũ bủa vây ngôi nhà lợp fibro ximăng của gia đình Huyền. Chỉ trong chớp mắt, nước cứ tràn về ngày càng lớn, một người hàng xóm cũng không kịp thoát thân nên phải leo lên nóc nhà tắm của gia đình Huyền trú ẩn. Càng về sáng, nước dâng cao chừng gần 2m, những hàng cây trong vườn nhà Huyền đều bị nhấn chìm.

Nhà Huyền nằm sâu trong trong một con ngõ ở phường Quang Vinh, bao quanh với rất nhiều cây cối nên đến 10 giờ sáng, ngày 9/9, lực lượng cứu hộ mới tiếp cận và di dời 3 người trên nóc nhà tắm đến nơi an toàn. Riêng với bố Huyền, ông vẫn không có “ý định rời đi”. “Biết đâu nước tiếp tục lên, cuốn đi hết đồ đạc thì sao, tao ở đây giữ được ít nào hay ít đó”, ông nói với Huyền.

Tài sản quy nhất và quan trọng nhất của bố Huyền khi ông quyết định ở lại, đó là chiếc điện thoại “cục gạch”, may mắn nó vẫn còn đầy pin. “Bố phải giữ gìn và gọi thường xuyên cho con đấy. Con và mẹ đi đây”, Huyền nói với bố mình trước khi được lực lượng cứu hộ đưa đi.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 3.

Một người dân ở phường Quang Vinh (TP. Thái Nguyên) mặc áo phao, dầm mình dưới dòng nước lũ đục ngầu di tản một số đồ đạc, sáng ngày 10/9. Ảnh: Minh Ngọc

Được chính quyền đưa đến một khách sạn để tránh lũ, thức ăn, nước uống… đều không thiếu thứ gì nhưng mỗi khi nhớ đến bố mình đang chống chọi với lũ, cô công nhân 23 tuổi Nguyễn Ngọc Huyền lại rớt nước mắt.

Do mưa lũ, điện lưới bị cắt, mạng viễn thông chập chờn, lúc gọi được lúc không, những thời điểm như vậy, trong tâm trí của Huyền lại tưởng tưởng về những điều xấu nhất có thể xảy ra với người bố của mình… nhưng rồi tất cả những sợ hãi, lo lắng ấy cũng trôi qua khi sáng, ngày 11/9, bố cô gọi “nước đã rút rồi con ơi!”.

“Nghe bố gọi báo tin, em mừng quá, để mẹ ở lại khách sạn rồi liền tức tốc về nhà xem tình hình bố thế nào. Điện thoại của ông cũng gần cạn sạch pin rồi”, Huyền nói với Dân Việt khi đang chờ lực lượng chức năng cho phép được về nhà.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Tăng, tổ 1, phường Hoàng Văn Thụ (TP. Thái Nguyên) thu dọn những bao cát sau khi nước lũ đã rút đi, ngày 11/9. Ảnh: Minh Tiến

Còn tại phường Hoàng Văn Thụ, ông Nguyễn Văn Tăng cũng đang hối hả dọn dẹp nhà cửa khi nước lũ đã rút. Ông Tăng bảo mình vẫn may mắn hơn nhiều gia đình sống ở ven sông Cầu và những hộ nhà cấp 4, bởi nước lũ dâng nhanh họ không thể chạy đi đâu được.

“Trước đây khu vực này cũng thi thoảng xuất hiện lũ nhưng chưa bao giờ thấy cơn lũ mạnh và dâng nhanh như lần này”, ông Tăng nói. Trước khi bão số 3 đổ bộ, ông Tăng cũng nắm được thông tin hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn nên đã chuẩn bị hơn 20 bao cát phòng nước dâng vào nhà. Tưởng chừng sự lo liệu ấy đã chu toàn nhưng tất cả mọi tính toán của ông đều bất thành.

Khi nước lũ tràn qua “đê bao” bằng cát đêm ngày 8/9, tất thảy cả nhà hơn 5 người lớn, nhỏ gia đình ông Tăng đã kịp thời di tản lên tầng 2 và 3.

Vốn làm nghề kinh doanh gạo, khi lũ tràn về và dâng quá nhanh khiến ông Tăng trở tay không kịp. 50 tấn gạo nếu quy ra tiền mặt lên tới hàng trăm triệu đồng nằm trong kho cũng trôi đi theo dòng nước lũ. Mở cửa kho, ông Tăng chỉ tay về những bao gạo, nói lẩm nhẩm: “Mất thì cũng đã mất rồi, mưa lũ ập đến thì tính mạng con người là quan trọng nhất. Còn người là còn của”.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 5.

50 tấn gạo trong kho của gia đình ông Tăng bị ngâm trong nước lũ hơn 2 ngày, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ảnh: Minh Tiến

Hành quân trong đêm, đưa hàng trăm người ra khỏi lũ dữ

Đội cứu hộ với 20 xuồng và 20 thành viên của anh Hòa, trú tại xã Phúc Tân (TP. Phổ Yên) là một trong những đội có mặt gần như sớm nhất tại “rốn lũ” thuộc hai phường Quang Vinh và Hoàng Văn Thụ để cùng các lực lượng chức năng di dời người dân ra khỏi vùng ngập lụt.

“Đoàn chúng tôi đều là những người dân làm nghề sông nước trên Hồ Núi Cốc, anh em đều rất giỏi trên sông nước và có xuồng. Khi biết được thông tin một số nơi trên địa bàn TP. Thái Nguyên ngập lụt, tôi liền hô hào anh em, thuê xe ô tô chở theo xuồng máy, hành quân ngay trong đêm nhằm kịp thời đưa người dân ra khỏi vùng bị ngập lụt… tất cả vì nghĩa đồng bào”, ông Hòa nói xong rồi nhảy ùm xuống dòng nước lũ đục ngầu, cao đến tận cổ đưa người dân lên xuồng.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 6.

Ông Hòa hỗ trợ đưa một gia đình ở phường Quang Vinh nằm ra khỏi vùng lũ. Ảnh: Minh Ngọc

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 7.

Nhóm cứu hộ của ông Hòa đang đưa người dân trong vùng lũ đến nơi an toàn. Ảnh: Minh Ngọc

Trong sáng ngày 10/9, ông Hòa nói, đội đã đưa hàng trăm người dân ra khỏi vùng ngập lụt đến nơi an toàn. Với những người còn ở lại, nhóm cũng vận chuyển đến tận tay từng người chai nước, gọi mì, nến thắp sáng với tinh thần “không để ai bị đói, khát”.

Trên chiếc xuồng máy di chuyển vào các điểm ngập lụt trên phường Quang Vinh, ông Hòa nói với Dân Việt: “Đi đến đâu chúng tôi đều nhận được tình cảm của người dân. Quan trọng nhất là được thấy được họ vẫn an toàn, đủ thức ăn, nước uống qua đợt lũ này là chúng tôi vui mừng nhất rồi”.

Thái Nguyên: Mưa lũ qua đi, tình nghĩa ở lại sau trận lũ lịch sử - Ảnh 8.

Ông Hòa nở nụ cười tươi rói sau khi chuyển đến tay đồ ăn cho người người trong vùng lũ ở phường Quang Vinh. TP. Thái Nguyên. Ảnh: Minh Ngọc

Ngoài đội xuồng 20 thành viên, nhóm của ông Hòa còn có 50 người túc trực ở phía ngoài để chuẩn bị đồ ăn, thức uống, nhu yếu phẩm và hỗ trợ người dân vùng lũ khi cần thiết. “Khi chúng tôi khó khăn, bà con ở thành phố giúp đỡ, giờ họ khó khăn thì chúng tôi giúp đỡ lại”, ông Hòa cười tươi, nói giản dị.

Sáng ngày 11/9, sau khi nước lũ ở phường Quang Vinh và Hoàng Văn Thụ cơ bản rút gần hết, đội của ông Hòa cũng âm thầm rút đi… Những con người bình dị, tình nghĩa ấy lại trở về với công việc thôn quê như: bắt cá, nuôi trồng thủy sản, chở khách du lịch… trên lòng Hồ Núi Cốc thơ mộng, ân tình!.





Nguồn: https://danviet.vn/thai-nguyen-lu-du-qua-di-nghia-tinh-o-lai-sau-tran-lut-lich-su-20240912114925814.htm

Cùng chủ đề

Đổi mới về tuyên truyền, xử lý thông tin báo chí phản ánh

Ngày 20/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, ngành Tuyên giáo Thái Nguyên tham mưu, triển khai tuyên truyền,...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Thái Nguyên 2

Ngày 17/12, tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Thái Nguyên 2 tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029. Dự và chỉ đạo Đại hội có NSNA Vũ Mạnh Cường,...

Tháo gỡ khó khăn trong công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 18/12, Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025) diễn ra tại TP Thái Nguyên. ...

Huy động trên 100 tỷ đồng chăm lo người nghèo và an sinh xã hội

Ngày 17/12, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tại Hội nghị, Ủy ban MTTQ tỉnh hiệp thương kiện toàn bổ...

Năm 2024 là một năm bứt phá của du lịch Thái Nguyên

Mảnh đất Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch với nhiều sản phẩm đa dạng, hấp dẫn du khách đã và đang được quảng bá một cách rộng rãi góp phần xây dựng thương hiệu và định vị sản phẩm. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 43/60 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt...

Phú Thọ thí điểm lịch học 5 ngày, nghỉ thứ 7

Nhiều học sinh ở Phú Thọ đang phấn khởi với thời khóa biểu chỉ học 5 ngày, nghỉ 2 ngày cuối tuần, từ học kỳ 2, năm học này. ...

Cả nước có 11,8 triệu ha đất đang bị thoái hóa, chuyên gia hiến kế phục hồi

Tại Hội nghị “Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa” do Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng tổ chức, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp...

Kè chắn sóng ở biển Hội An bị sóng xé toạc hàng trăm mét

Hàng trăm mét bờ kè tạm thuộc phường Cẩm An bị sóng kết hợp nước biển dâng cao, kèm theo gió mạnh đã làm hư hỏng, một khối lượng cát lớn bị trôi. Chiều sâu trung bình từ 5-7 m, tạo thành rãnh khoét sâu vào bờ. ...

Dân một xã ở Thái Nguyên trồng bưởi theo tiêu chuẩn gì mà 10 quả ngọt cả 10, bán dễ như ăn kẹo?

Nhiều nông dân ở xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng bưởi theo hướng VietGAP, trồng bưởi hữu cơ giúp đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa bưởi lại thơm ngon, dễ bán. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 43/60 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt...

Cả nước có 11,8 triệu ha đất đang bị thoái hóa, chuyên gia hiến kế phục hồi

Tại Hội nghị “Tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa” do Cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng tổ chức, ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp...

Dân một xã ở Thái Nguyên trồng bưởi theo tiêu chuẩn gì mà 10 quả ngọt cả 10, bán dễ như ăn kẹo?

Nhiều nông dân ở xã Tức Tranh (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng bưởi theo hướng VietGAP, trồng bưởi hữu cơ giúp đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa bưởi lại thơm ngon, dễ bán. ...

Vùng núi Thất Sơn của An Giang lắm hang hốc, rợn người nghe kể chuyện rắn hổ mây khổng lồ

Là vùng đất được xem là linh thiêng nhất của đồng bằng châu thổ Cửu Long Giang, Thất Sơn (gồm 7 ngọn núi là núi Cấm, Tô, Tượng, Sam, Két, Dài, Nước) ở vùng biên giới tỉnh An Giang, xa xưa đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết vừa hư, vừa...

Nhiệt độ giảm sâu, chênh lệch lớn giữa ngày và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21-22/12, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh tăng cường mạnh, nhiệt độ ban ngày duy trì trên ngưỡng 20 độ C. Tuy nhiên, vào ban đêm, nền nhiệt giảm sâu, dao động từ...

Mới nhất

Giá tiêu trong nước ngày mai tăng trở lại

Dự báo giá tiêu ngày mai 21/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 21/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 21/12/2024 ổn định và tăng trở lại, giao động quanh mức...

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch...

Đại hội Chi Hội NS Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Quảng Bình

(NADS) - Ngày 20/12/2024, tại thành phố Đồng Hới, Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã diễn ra thành công tốt đẹp. Lãnh đạo các Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa, Phòng PA 03, Ban Thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh cùng các đại biểu khách mời. ...

MBV – ngân hàng mới kế thừa giá trị cốt lõi từ MB Group

Sau khi chuyển giao về MB, OceanBank chính thức đổi tên thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện đại (MBV), tiếp nối giá trị cốt lõi của MB Group và mở ra chặng đường phát triển mới. Theo MB Group, MBV - một ngân hàng hiện đại sẽ được phát triển dựa trên nền tảng chiến lược ngân hàng...

Mới nhất