Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLớp học ở nơi không điện, không sóng di động

Lớp học ở nơi không điện, không sóng di động


GIAN NAN VỀ ĐÈO ẢI

Thầy hiệu phó và các nam giáo viên của Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học – THCS Ba Trang kiên quyết không cho chúng tôi đi xe máy đến điểm trường Đèo Ải bởi trời mưa lớn, đường núi rất nguy hiểm. Sau một hồi đắn đo, các giáo viên của trường nhờ người đưa chúng tôi vòng xuống P.Phổ Hòa (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) để đi thuyền qua hồ Liệt Sơn tới Đèo Ải.

Lớp học ở nơi không điện, không sóng di động - Ảnh 1.

Cô Thơm cầm tay tập từng nét chữ cho học sinh lớp 1

Sau khoảng 30 phút vượt hồ, chúng tôi lên bờ đi vào xóm Đèo Ải. Sau khi lội qua 3 con suối lớn, xóm nhà sàn xinh đẹp hiện ra trước mắt chúng tôi. Tại đó, có một mái trường đang vang lên tiếng trẻ thơ đọc bài như chim non buổi sớm giữa rừng già.

Điểm trường có 2 phòng lợp tôn, chúng tôi vào phòng học có 9 học sinh. Thấy khách lạ, đeo máy quay, máy ảnh, túi xách lỉnh kỉnh, các em ngoái đầu nhìn lại, ánh mắt trong veo pha chút ngại ngùng. Cô giáo Phạm Thị Thơm (46 tuổi) bảo đây là lần đầu tiên có nhà báo vào thăm lớp học. Quan sát căn phòng, chỉ có bảng đen, phấn trắng, cái bàn của giáo viên, còn lại không có gì khác.

Lớp học ở nơi không điện, không sóng di động - Ảnh 2.

Điểm trường Đèo Ải, nơi cô giáo Phạm Thị Thơm gắn bó dạy 4 năm

LỚP HỌC “3 TRONG 1”

Chúng tôi vừa trò chuyện vài câu với cô Thơm thì cơn mưa rừng ào ào trút xuống. Mái tôn lớp học cứ ong ong liên hồi, đến đinh tai nhức óc. Mưa theo gió tạt vào cửa sổ, ướt mèm nền và bàn học. Ngồi đối diện nhau, nói thật to mà không thể nào nghe rõ. “Mùa này là vậy đó, mưa là không giảng bài được, nên chỉ viết lên bảng thôi. Viết xong trên bảng là xuống chỗ từng em giảng cho hiểu bài”, cô Thơm nói.

Lớp học ghép lớp 1 và 2, nhưng thực ra là “3 trong 1”. Bởi nơi này các em không được học mẫu giáo, chưa được làm quen với chữ, nên ròng rã 4 năm dạy tại đây, cô Thơm phải dạy kiêm luôn cả phần mẫu giáo.

Chiều hôm ấy, cô Thơm kiên nhẫn cầm tay tập viết chữ cho từng em. Căn phòng tối om om, bóng cô giáo đi qua đi lại, có khi thầm thì bên từng học sinh, có khi đứng trên bục giảng đọc át tiếng mưa gào để giảng các nét chữ.

Lớp học ở nơi không điện, không sóng di động - Ảnh 3.

Học sinh lớp 1 và 2 điểm trường xóm Đèo Ải

MUỐN NGHE ĐIỆN THOẠI PHẢI LEO LÊN HÒN ĐÁ

Lớp học không có điện. Muốn có ánh sáng điện, cách đây gần 2 năm cô Thơm đã bắt điện năng lượng mặt trời nhưng hôm nay, nhà dân bên cạnh có việc, cô cho họ mượn mang về dùng. “Đèn năng lượng ở đây, may thì sáng được 2 giờ. Trời mưa cả ngày, sáng đủ ăn bữa cơm là mừng lắm rồi”, cô Thơm nói.

Nơi này, muốn nghe điện thoại phải leo lên hòn đá cao. Chân yếu, leo lên đến chỗ hòn đá phải mất cả giờ. Cô Thơm kể cứ có việc là cô leo lên chỗ hòn đá ấy gọi điện. Cả Đèo Ải này đều như vậy, xem hòn đá như thần nên cẩn thận giữ gìn tại chỗ, không dám cho nó xê dịch đi chỗ khác, mất sóng điện thoại như chơi.

Lớp học ở nơi không điện, không sóng di động - Ảnh 4.

Xóm Đèo Ải, thôn Nước Đang, xã Ba Trang, H.Ba Tơ (Quảng Ngãi)

Chiều ấy, mưa rừng cứ từng đợt ào về, cô Thơm mày mò cầm tay chỉ chữ cho các em. Cuối ngày, cô đưa 2 học sinh qua suối nước lớn. Con nước từ núi rừng chảy về hòa với nước mưa xối xả trong làng tuôn ra. Lúc quay về qua suối, cô Thơm bất giác ngóng qua đầu dốc bên kia, xem hai em học sinh đã khuất tầm mắt chưa.

BÔNG HOA QUÝ NHẤT LÀ NGÀY NÀO HỌC SINH CŨNG ĐẾN LỚP

Hàng chục năm đi dạy, hầu như điểm lẻ khó khăn nào cũng có bàn chân “cắm bản” của cô Thơm, trong đó nơi khó nhất là điểm trường Đèo Ải.

Phòng ở của cô giáo chỉ có cái bếp trống trơn tạm bợ được che bởi mấy cái cây gác qua để lợp tôn lên trên. Trưa, thấy cô nấu cơm, ngọn lửa chợt lóe lên rồi tắt ngấm do những cơn gió ghé thăm. Trong căn phòng tuềnh toàng, tôi thấy một nồi cá chuồn kho mặn, một nồi canh rau rừng, nồi cơm trắng. Tôi cố tìm cái giường ngủ nhưng chẳng thấy đâu. Hỏi, cô Thơm chỉ vào cái ghế xếp đã gãy.

Lớp học ở nơi không điện, không sóng di động - Ảnh 5.

Cô Thơm nấu cơm trưa

Lớp học ở nơi không điện, không sóng di động - Ảnh 6.

Bữa ăn một mình của cô giáo cắm bản

Chỉ vào cái lưới bắt cá để trong căn phòng, cô Thơm khoe mỗi bận không có thức ăn, cầm lưới ra suối thả cá, bắt ốc và vào rừng hái rau là có bữa ăn tàm tạm. Đêm xuống, nhớ con, nhớ cháu, cô Thơm chỉ còn biết mở điện thoại ra xem ảnh. Có những đêm không ngủ được, thức dậy nghe tiếng rừng thẳm kêu, cô lại càng nhớ nhà hơn.

Không phụ lòng cô giáo, học sinh ở Đèo Ải dù khó khăn cũng cố gắng học, chưa em nào bỏ học. Bé Phạm Thị Hoa Huệ (lớp 2) thủ thỉ nghe lời cô dặn nên vào ban đêm em muốn thuộc bài, đọc chữ, nhờ ba mẹ soi đèn pin, đốt lửa và cả thắp bình ắc quy cho em. “Con cố gắng học để sang năm lên lớp 3, về trường bán trú học. Sau này cũng học đại học như anh Phạm Văn Vênh ấy”, bé Huệ ngây thơ nói.

Anh Phạm Văn Huê, Tổ trưởng xóm Đèo Ải, giải thích: Phạm Văn Vênh đã tốt nghiệp Trường đại học Thể dục thể thaoĐà Nẵng và là người đầu tiên của Đèo Ải đã giảm nghèo.

Lớp học ở nơi không điện, không sóng di động - Ảnh 7.

Cô Thơm dắt 2 em học sinh đi qua con suối nước lớn vào chiều cuối ngày

Thầy Nguyễn Minh Hải, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học – THCS xã Ba Trang, cho biết cô Thơm yêu trẻ lắm. Vì vậy học sinh ở điểm lẻ nào từng được cô dạy, khi lên lớp 3 luôn theo kịp các bạn ở trường khác.

Chiều tối ấy, cơn mưa rừng lại về. Chúng tôi rời Đèo Ải, mang ước mơ của cô giáo Thơm: Nơi này không có quà, hoa ngày 20.11 đâu. Cái quà ấy là mong ngày nào các em cũng đến lớp đầy đủ. Đó là bông hoa quý nhất cho đời giáo viên cắm bản nơi này. 



Source link

Cùng chủ đề

Bình Định tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án cao tốc

Đảm bảo chất lượng công trìnhHiện nay, tất cả các gói thầu Dự án...

Tài xế taxi trả lại gần 700 triệu đồng cho người chuyển nhầm

Ngày 20/9, Công an phường Nguyễn Nghiêm, TP Quảng Ngãi cho biết, đã hoàn...

Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1000 tỷ

Quảng Ngãi xin điều chỉnh dự án thu gom xử lý nước mưa, nước thải 1.000 tỷ đồngUBND Quảng Ngãi vừa có tờ trình HĐND tỉnh xin điều chỉnh chủ trương dự án hệ thống thu gom và xử lý nước mưa, nước thải TP.Quảng Ngãi khu vực phía Nam hạ lưu sông Trà Khúc, có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng. Quảng Ngãi...

Khu tái định cư và hàng trăm lô đất ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 10 năm

Quảng Ngãi: Nguyên một khu tái định cư và hàng trăm lô đất tái định cư khác bị bỏ hoang hơn 10 nămDù được đầu tư bài bản, nhưng hàng trăm lô đất còn lại từ các khu tái định cư đã bố trí cho người dân ở và nguyên một khu tái định cư khác ở TP. Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 10 năm nay. ...

Bé trai 3 tuổi nuốt đinh vít dài 4cm

Ngày 18-9, các Bác sĩ Khoa Nhi tiêu hóa, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi vừa thực hiện nội soi thực quản dạ dày cấp cứu, bằng phương pháp gây mê, gắp thành công dị vật cho một bệnh nhi 3 tuổi (trú xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn). Theo lời kể của mẹ cháu, vào tối ngày 15-9, cháu có lấy đèn pin đội đầu của ba để chơi, sáng ngày hôm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Bắc Giang gặt hái thành tích quốc tế

Vùng đất khoa bảng Bắc Giang, nơi có ba con sông (Thương, Cầu, Lục Nam) bao bọc, hội tụ, quê hương của Tiến sĩ Thân Nhân Trung với câu nói nổi tiếng: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", đã gieo trồng nên những hiền tài, mang những vòng nguyệt quế vinh quang về cho đất nước. Trường "làng" đoạt thành tích vàng Trong vòng hai năm, ba "chàng trai vàng" là Giáp Vũ Sơn Hà,...

Bến Tre tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Tỉnh ủy , Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam cho rằng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025), đã xác định nhiệm vụ đột phá là tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp yêu cầu và tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế-xã hội...

Trao học bổng trị giá hơn 2,8 tỷ đồng cho trẻ em ở đảo Lý Sơn và Điện Biên

Đây là hoạt động chính của chương trình thiện nguyện do Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, Cục Quân Y, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh...

Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh

Quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạoTheo Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh, thời gian qua, các sở, ban, ngành ở tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo đối với người dân tộc thiểu...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH hủy lễ khai giảng, dành kinh phí ủng hộ đồng bào vùng lũ

TPO - GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà  Nội gửi thư chúc mừng năm học mới 2024 - 2025 tới sinh viên khi nhà trường hủy lịch Khai giảng để dành kinh phí hỗ trợ đồng bào vùng lũ.  Trong thư, GS Hoàng Anh Tuấn viết: "Cơn bão Yagi làm đảo lộn kế hoạch khai giảng và chào Tân sinh viên...

Giúp cô trò điểm trường vùng cao Nam Trà My dọn dẹp trường học sau sạt lở

TPO - Sau mưa lớn, nhiều điểm trường ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) bị sạt lở, đất đá tràn vào. Bà con cùng các lực lượng chung tay hỗ trợ cô trò dọn dẹp sau lũ Bà con giúp cô trò điểm trường nóc Răng Chuỗi, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam dọn bùn đất, sạt lở. Mưa lớn...

Lan tỏa một thương hiệu

Chỉ cần vào trang facebook của nhiều cựu học sinh Trường Phan mỗi khi đến dịp 20/11, khi Tết đến Xuân về, mỗi dịp hội trường thì hình ảnh của những người thầy tận tụy, tận tâm, tận hiến với học trò luôn được xuất hiện rõ nét, rõ hình, rõ tiếng, từ những người thầy ở các...

Hòa Bình: Huyện vùng cao vượt bão lũ, đảm bảo cho học sinh đến trường

Chị Xa Thị Thanh - Trưởng nhóm Chi hội Phụ nữ xóm Sơn Phú - chia sẻ sau khi được sự ủng hộ của chính quyền xã Cao Sơn, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Cao Sơn, chị cùng thành viên Chi hội Phụ nữ Sơn Phú bắt tay thực hiện nấu bữa trưa bán trú cho các học sinh xóm Rằng, với mục tiêu các em sẽ...

Mới nhất

Không kích Beirut, Israel hạ sát chỉ huy đơn vị tinh nhuệ của Hezbollah tại Lebanon, Mỹ khẳng định không được báo trước

Theo AP, một nguồn tin thân cận với Hezbollah xác nhận, cuộc không kích của Israel trong ngày 20/9 đã khiến chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Radwan của tổ chức này thiệt mạng.

Nga thông báo tổn thất của Ukraine tại Kursk, nói về ‘hành động khiêu khích’; lý do Kiev cấm quan chức sử dụng Telegram

Ngày 20/9, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Ukraine thiết lập các trại tập trung giam giữ dân thường tại khu vực biên giới giáp tỉnh Kursk của Nga.

Mới nhất