Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLớp học "đặc biệt" không tiếng trống trường của “cô giáo” Thùy

Lớp học “đặc biệt” không tiếng trống trường của “cô giáo” Thùy

Giữa lòng TP.Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) có một lớp học tình thương do Bí thư đoàn cơ sở phường 7 Trần Thanh Thùy phụ trách, giảng dạy cho hàng chục trẻ em nghèo. Học trò của cô Thùy là những cháu ban ngày theo cha mẹ bán vé số mưu sinh, tối về lại đến lớp tìm con chữ.

Cô giáo… khoác áo đoàn viên

Mỗi buổi chiều, trong căn phòng rộng hơn 50m2 tại trụ sở sinh hoạt văn hóa khóm 4, phường 7, TP.Bạc Liêu vang tiếng đọc vỡ lòng của những đứa trẻ nghèo. Những tiếng “ê a” tập đánh vần ấy đã dần thành quen thuộc với người dân sinh sống quanh đó.

Đó là lớp học tình thương của chị Trần Thanh Thùy – Bí thư đoàn cơ sở phường 7, được tổ chức suốt nhiều năm qua. Lớp học này diễn ra vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.

Lớp học

Chị Trần Thanh Thùy – Bí thư đoàn cơ sở phường 7, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu – người phụ trách lớp học tình thương cho biết, sẽ quyết tâm học hỏi nhiều hơn để ngày càng truyền đạt tốt hơn cho học sinh của mình. Ảnh: Tâm Anh

“Học sinh của mình đều là các cháu có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bọn trẻ là người bán vé số, phụ hồ, hay giúp việc, nên họ không có điều kiện cho con mình đến trường”, chị Thùy nói và cho biết, có những cháu không đủ các loại giấy tờ tùy thân để đi học, hay đã quá tuổi vào lớp 1.

Dù lớp học không một tiếng trống trường, cô giáo cũng đơn giản chỉ khoác lên mình chiếc áo đoàn, nhưng hiện tại, lớp có đến 38 cháu theo học. Theo cô Thùy, lớp học bắt đầu 17h30 phút đến 19h, nhưng hiếm lắm sỉ số lớp mới đầy đủ, vì các em theo cha mẹ mưu sinh không về kịp để học.

“Thời gian quy định cho các em vào lớp là vậy, chứ thật ra ở đây, em nào đến trước thì học trước, đến sau thì học sau. Cá biệt có những hôm mình phải chạy đến phòng trọ gọi học trò đến lớp”, chị Thùy cười tươi nói.

Lớp học

38 học sinh trong lớp học tình thương của cô giáo Thùy tuy mỗi người một cảnh, nhưng các cháu đề có chung quyết tâm là học để có thể viết được tên mình. Ảnh: Tâm Anh

Do công tác bên đoàn nên khi đảm nhận lớp học, chị Thùy gặp không ít khó khăn khi giảng dạy. Nhận thấy mình chưa có kỹ năng truyền đạt kiến thức, vì dạy thì nhiều mà học sinh không tiếp thu được bao nhiêu.

Dù vậy, nhưng với quyết tâm đem con chữ đến cho học trò nghèo của mình, chị Thùy bắt đầu tìm hiểu, học hỏi cách thức, phương pháp giảng dạy của người quen đang công tác trong ngành sư phạm, rồi về áp dụng mới dần cải thiện được chất lượng học tập của các cháu.

Theo chị Thùy, do cuộc sống nên các cháu thường xuyên phải bươn chải ngoài xã hội, tiếp xúc môi trường thiếu lành mạnh, dễ tiếp thu thói hư tật xấu. Do vậy, lớp học của chị không chỉ dạy chữ cho các cháu, mà còn dạy cả kỹ năng sống, đạo đức làm người…

Ngoài ra, để giúp học sinh của mình an tập học tập, cô Thùy còn thường xuyên vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ đồ dùng học tập, nhu yếu phẩm cho các em và gia đình.

Đồng thời để khích lệ tinh thần học tập, vào cuối mỗi buổi học, cô giáo cũng thường phát ít quà, bánh cho các cháu. Đặc biệt là vào các ngày lễ Quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu… các em đều được tặng quà, và được tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí.

“Con học để biết viết tên mình”

38 học sinh của cô giáo Thùy mỗi người mỗi hoàn cảnh, nhưng các cháu có chung một quyết tâm là cố học thật giỏi để có thể biết đọc, và biết viết chính tên mình.

Cháu Trần Hồng Loan (9 tuổi) cho biết, hàng ngày cháu phải theo mẹ bán vé số để mưu sinh. Vào ngày tựu trường hàng năm, cháu đi bán vé số quanh trường, khi nhìn thấy các bạn đồng trang lứa được cha mẹ đưa đến lớp học, có lần cháu đã khóc.

Lớp học

Lớp học tình thương của cô giáo Thùy hiện còn thu hút được sự quan tâm của nhiều đoàn viên, thanh niên đến hỗ trợ cô trong công tác giảng dạy. Ảnh: Tâm Anh

“Năm 2023, con được cô Thùy và các cô chú ở Đoàn cơ sở phường 7 vận động mẹ cho đi học lớp tình thương này. Khi đến lớp, con được các cô, chú tạo điều kiện để học tập”, cháu Loan nói và cho biết sẽ quyết tâm học thật giỏi.

Nói về nỗ lực của học trò này, cô Thùy cho biết, sau gần 1 năm học chữ, Loan đã biết được gần hết mặt chữ, đang học ráp vần và làm được vài phép tính đơn giản.

Cùng phận nghèo khó như cháu Loan, 2 anh em Trần Gia Hưng (10 tuổi) và em gái là Trần Trúc Văn (8 tuổi) đang theo học lớp 1 tại lớp học tình thương của cô Thùy.

Hưng cho biết quyết tâm của 2 anh em là cố gắng học để mau biết chữ, biết viết tên mình và tên cha, mẹ.





Nguồn: https://danviet.vn/lop-hoc-dac-biet-khong-tieng-trong-truong-cua-co-giao-thuy-20241111122617762.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024 với...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Nữ ca sĩ Samantha Fox- “Biểu tượng gợi cảm” phấn khích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, nữ ca sĩ Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích muốn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt Nam. ...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Thêm 20 tình nguyện viên Hoa Kỳ hỗ trợ phát triển kĩ năng tiếng Anh tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Sau buổi lễ, các tình nguyện viên sẽ cùng giảng dạy với các giáo viên tiếng Anh Việt Nam tại các trường trung học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. ...

Hiệu trưởng 7x của Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa được bổ nhiệm là ai?

Ngày 18/12, Trường Đại học Giao thông Vận tải long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2020-2025. ...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí sinh với quy mô cùng số lượng đăng ký dự thi tăng mạnh. ...

Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

(ĐCSVN) - Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ là giá trị cốt lõi để tạo dựng môi trường học đường lành mạnh, đồng thời trở thành động lực để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ và lối sống tốt đẹp cho đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức...

Nam sinh lớp 10 bị đánh gục ở sân trường, công an vào cuộc

Công an TP Thanh Hóa đang vào cuộc làm rõ vụ một nam sinh lớp 10 của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa bị đánh gục ở sân trường. Sáng 18-12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại...

Mới nhất

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Mới nhất