Powered by Techcity

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị.

Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham dự là Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistic…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Với thế mạnh chủ yếu là sản xuất và chế biến thực phẩm, đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành trung tâm công nghiệp thứ ba của cả nước. Đây cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.

Thời gian qua, chất lượng tăng trưởng của vùng được nâng lên với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ước đạt 6,12%; một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%.

Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 19,5 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 6,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 13,1 tỷ USD, tăng 12,8 % so với cùng kỳ năm trước. Ba địa phương có kim ngạch tỷ USD lần lượt là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. 

Về nhập khẩu, vùng đồng bằng sông Cửu Long nhập khẩu hàng hóa đạt 6,48 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. 02 địa phương có kim ngạch nhập khẩu tỷ USD của vùng là Long An và Tiền Giang.

Mặc dù có những kết quả nhất định, song Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định, quy mô kinh tế của vùng chỉ chiếm hơn 12% so cả nước; tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương trong vùng còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu; hoạt động liên kết vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu; một số thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức; chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp Vùng chưa phát triển đồng bộ; khả năng thu hút nguồn lực đầu tư thấp, chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm,

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng cần có định hướng và tầm nhìn phát triển là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển xứng tầm, theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu nhằm quy tụ và tối ưu các nguồn lực của các địa phương trong vùng phục vụ phát triển bền vững.

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị đại diện các địa phương trong vùng cùng tập trung trao đổi và bàn thảo giải pháp tăng cường các mặt mạnh, giảm thiểu các mặt yếu nội tại của vùng để góp phần đưa các hoạt động thương mại nội vùng, thương mại trong nước và xuất nhập khẩu của vùng khởi sắc mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Cụ thể tập trung thảo luận vào phương hướng đẩy mạnh phát triển một số lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và phù hợp với vùng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng; Chuyển đổi số và liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng; Phát triển dịch vụ logistics và sự phối hợp của doanh nghiệp phân phối trong hoạt động xuất nhập khẩu của vùng; Sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua/phân phối/xuất nhập khẩu/thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.

Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan của Bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, trao đổi về những phương pháp hoặc hướng tháo gỡ các vấn đề các địa phương trong vùng đang còn vướng mắc đối với hoạt động liên kết xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu, tận dụng các cơ hội thị trường trong và ngoài nước.

Đối với đồng chí tham gia các chuyên đề thảo luận của Hội nghị, nêu ý kiến phát biểu ngắn gọn, trọng tâm, đặc biệt phát huy các sáng kiến đóng góp khả thi, có thể ứng dụng nhanh và hiệu quả cho công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu của vùng, hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ của vùng tìm được hướng đi thị trường phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bấp bênh, căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực, nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam phải đương đầu với lạm phát, lãi suất cao khiến suy giảm tổng cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại với Việt Nam.

“Với sự chung tay tích cực đóng góp ý chí và tâm sức với hội nghị, tôi rất mong hội nghị sẽ thu nhận được nhiều thông tin và giải pháp giá trị, sớm góp phần đưa vùng đồng bằng sông Cửu Long vươn tầm phát triển mới, xứng đáng với vị thế và vai trò quan trọng đối với quốc gia”- Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng.

Hội nghị tập trung bàn thảo 06 nhóm vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long như: (1) Phương hướng phát triển các nhóm ngành có lợi thế xuất khẩu của vùng (về nông nghiệp: Lúa gạo, thủy sản, trái cây, rau màu; Về công nghiệp: Chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, sản xuất đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, công nghiệp cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng; (2) Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng; (3) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển thương mại vùng; (4) Liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng cho các nhóm sản phẩm thế mạnh; (5) Phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của vùng và (6) Sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua/phân phối/xuất nhập khẩu/thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long được kỳ vọng sẽ là kênh chia sẻ, trao đổi thông tin giá trị, cùng bàn thảo để triển khai các giải pháp hỗ trợ, liên kết chặt chẽ, hiệu quả hơn trong và ngoài vùng đồng bằng sông Hồng trong công tác xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu; vì mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp của vùng ngày càng lớn mạnh, giúp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của vùng vươn xa hơn tới các thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy vùng phát triển bám sát định hướng được nêu tại Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên lề Hội nghị kết hợp không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp trong vùng, tạo cơ hội kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ của vùng đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có sản phẩm chất lượng cao, có tiềm năng và năng lực xuất khẩu được Ban tổ chức Hội nghị tạo điều kiện thuận lợi để tham gia hoạt động này.

 

Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về đất đai, là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, nguồn nước thuận lợi nên diện tích cây ăn trái tăng nhanh qua từng năm. Bên cạnh lúa, thủy sản thì trái cây cũng là một thế mạnh trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của vùng. Đồng thời, trong vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo, như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều…

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, rất nhiều nhóm ngành hàng của Việt Nam đã vượt mốc kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, như nhóm hàng rau quả, gạo, tôm…, phần lớn đến từ đồng bằng sông Cửu Long. Riêng mặt hàng gạo, năm 2024, ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước vẫn duy trì mức trên 8 triệu tấn, trong đó riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long 7,6 triệu tấn. Tính chung đến nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại… Trong tốp các địa phương có sản lượng nuôi, khai thác thuỷ hải sản cung ứng cho thị trường toàn cầu, tập trung hầu hết tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang (con tôm); các tỉnh như An Giang, Ðồng Tháp thì nổi tiếng với con cá da trơn.

 

Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/xu-c-tie-n-thuong-ma-i-va-pha-t-trie-n-xua-t-nha-p-kha-u-vu-ng-dong-bang-song-cuu-long.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 của Thủ tướng Chính...

HĐND tỉnh giám sát về quy hoạch phát triển du lịch

Thời gian qua, Long An tập trung phát triển du lịch sinh thái trên nền cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư du lịch đường sông, gắn với việc khai thác cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Ngoài ra, tỉnh còn tập trung phát triển loại hình du lịch thể thao - du lịch golf. Tỉnh cũng...

Chủ quan với mụn nhọt, nhiều người phải nhập viện điều trị

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An tiếp nhận nhiều trường hợp mụn nhọt dẫn đến áp xe vùng hàm mặt. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào nang lông. Các yếu tố làm tăng khả năng bệnh gồm: vệ sinh không đúng cách, viêm da, hệ miễn dịch suy yếu, người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, gan, thận. Điển hình, nốt mụn nhọt sưng đau trong 1 tuần và...

Sở Công Thương phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão, lụt

Sáng ngày 16/9, Sở Công Thương phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lụt gây ra và có 19 doanh nghiệp tham gia ủng hộ Theo đó, trong buổi phát động, tại Sở Công Thương, 19 doanh nghiệp đã ủng hộ 650,7 triệu đồng và 9 tấn gạo cùng một số hàng hóa khác trị giá 10 triệu đồng. Dịp này, tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Sở Công Thương...

Trường Chính trị Long An tổ chức “Về nguồn” tại Thạnh Hóa

Ngày 13/9/2024, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Trường Chính trị Long An phối hợp với Chi đoàn cơ sở Liên cơ 2, Chi đoàn cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ và Chi đoàn cơ sở Cục Hải quan tỉnh Long An tổ chức hoạt động “Về nguồn”, thực hiện công tác xã hội tại huyện Thạnh Hóa. Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Long An -  Phan Thị Xuân Lan, làm Trưởng đoàn. Trong hoạt động lần...

Cùng chuyên mục

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu trung tâm thành phố Bạc Liêu. (Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN) Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 của Thủ tướng Chính...

Chủ quan với mụn nhọt, nhiều người phải nhập viện điều trị

Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An tiếp nhận nhiều trường hợp mụn nhọt dẫn đến áp xe vùng hàm mặt. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào nang lông. Các yếu tố làm tăng khả năng bệnh gồm: vệ sinh không đúng cách, viêm da, hệ miễn dịch suy yếu, người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, gan, thận. Điển hình, nốt mụn nhọt sưng đau trong 1 tuần và...

Trường Chính trị Long An tổ chức “Về nguồn” tại Thạnh Hóa

Ngày 13/9/2024, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở Trường Chính trị Long An phối hợp với Chi đoàn cơ sở Liên cơ 2, Chi đoàn cơ sở Sở Khoa học và Công nghệ và Chi đoàn cơ sở Cục Hải quan tỉnh Long An tổ chức hoạt động “Về nguồn”, thực hiện công tác xã hội tại huyện Thạnh Hóa. Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Long An -  Phan Thị Xuân Lan, làm Trưởng đoàn. Trong hoạt động lần...

Vầng trăng yêu thương tìm đến mảnh đời khó

“Trung thu mơ ước” do khối ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ (báo Tuổi Trẻ) phối hợp các đơn vị cùng làm đem đến niềm vui Trung thu cho nhiều bạn nhỏ khó khăn – Ảnh: K.ANH “Túi quà nặng quá, con phải nhờ mẹ mang về, bao lì xì này con sẽ đưa mẹ mua dụng cụ học tập. Trung thu này con vui quá chừng vì có nhiều bánh kẹo, lồng đèn” – Trí Bảo (8 tuổi) hào hứng...

Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025

Ngày 14/9, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Dự lễ khai giảng có nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn nhà trường - Dương Quốc Xuân. Trong năm học vừa qua, nhà trường đã đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác đào tạo. Trong đó, tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường gần 1.200, đạt tỷ lệ 94%....

Những dự án “kéo” tỷ lệ giải ngân vốn đầu công của tỉnh

Hiện nay, 6 dự án kè với vốn gần 600 tỉ đồng, giải ngân thấp ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân đầu tư công của tỉnh (ảnh minh họa: Một dự án kè tại huyện Bến Lức gặp khó khăn trong thi công do vướng mặt bằng) Cụ thể, dự án Đường tỉnh (ĐT) 823D (Trục mở mới Tây Bắc kết nối Long An-TP.HCM), kế hoạch vốn 406 tỉ đồng (vốn Trung ương), giải ngân gần 50 tỉ đồng, đạt...

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 đến từ Long An trồng giống lúa nếp kiểu gì mà lãi hơn 10 tỷ/năm?

Hiện, Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024 Trương Công Tạo có khoảng 130 ha đất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa. Hơn 80 ha đất anh dùng để trồng nếp (lúa nếp), số còn lại anh cho thuê vì làm… không xuể. Tỷ phú trồng lúa nếp đất Thủ Thừa từng là người đi cắt lúa thuê Thời điểm này về đất Thủ dọc hai bên tỉnh lộ 817 những trà lúa nếp đã được bà...

Thăm cung điện, chơi du thuyền… để học tập nghiệp vụ xổ số

Tính riêng chỉ từ tháng 8/2023 đến tháng 8/2024, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An đã ký quyết định phê duyệt cho 2 công ty du lịch trúng 5 gói thầu tổ chức các hoạt động “đi học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ xổ số tại nhiều quốc gia trên thế giới” với tổng trị giá gần 11 tỷ đồng. Địa điểm học tập trong các quyết định nêu trên tại nhiều quốc gia...

Hành trình yêu thương đến với đồng bào

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Long An - Lê Thị Hồng Kết mong rằng tổ chức Hội các cấp, hội viên, TN tiếp tục nỗ lực, cố gắng thực hiện nhiều hơn nữa các công trình, phần việc cùng các cấp, các ngành chăm lo, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới nói chung...

Phát huy tinh thần “nhường cơm sẻ áo”

Trong những ngày qua, miền Bắc nước ta phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Ngay khi nhận được thông tin về thiệt hại do bão lũ, các địa phương phía Nam đã nhanh chóng tổ chức các hoạt động quyên góp, ủng hộ. Từ các tỉnh thành lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương đến các tỉnh miền Tây như Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre… đều chung tay...

Tin nổi bật

Tin mới nhất