Powered by Techcity

Thủ tướng không hài lòng với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rút kinh nghiệm, không để xảy ra trì trệ, né tránh trách nhiệm, trên tinh thần “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể.”

 

Chiều 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo nhằm rà soát các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.

Phiên họp được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải trên địa bàn.

Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; các thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố; đại diện các ban quản lý dự án, chủ đầu tư, các nhà thầu.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết hiện cả nước đang triển khai 40 công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, với 92 thành phần cả ở 3 lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không tại 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Với các công trình, dự án có quy mô lớn, địa bàn rộng, Ban Chỉ đạo thường xuyên họp để rà soát, thúc đẩy triển khai các dự án.

TTXVN_1708 Thu tuong du an trong diem 3.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 18/8, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát động thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hết năm 2025 hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc” để đến năm 2030 cả nước có 5.000km đường bộ cao tốc theo mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Thủ tướng Chính phủ cho rằng thời gian để thực hiện mục tiêu không còn nhiều, trong khi khối lượng công việc lớn; sau thời gian triển khai nhiều công trình, dự án quan trọng, nhất là dự án xây dựng đường dây tải điện 500kV mạch 3 Phố Nối- Quảng Trạch, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm hơn.

Ban Chỉ đạo cần thảo luận đề ra các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo phong trào thi đua sôi nổi thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án. Trong số đó, tập trung thảo luận hoàn thiện thủ tục đầu tư, cấp mỏ vật liệu, thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng, huy động nhân lực, phương tiện đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án; rà soát, nêu ra những khó khăn, vướng mắc.

Đặc biệt là huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, người dân, các nhà thầu phụ địa phương vào triển khai các dự án, trên tinh thần “cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển.”

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh bão số 3 và hoàn lưu của bão đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc, với tổng thiệt hại vật chất ước tính khoảng 40 ngàn tỷ đồng, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

Do đó, cùng với các giải pháp khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục sản xuất, kinh doanh…, việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, trong đó có triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời thể hiện “tình dân tộc, nghĩa đồng bào,” góp phần khắc phục hậu quả bão lũ.

Bày tỏ sự không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công trong khi nhiều địa phương đang cần vốn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại công việc; không để xảy ra trì trệ, né tránh trách nhiệm, trên tinh thần “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, đã thực hiện phải có kết quả cụ thể”, thể hiện trách nhiệm, đạo đức, vì dân, vì nước, với “quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt”, “bàn làm, không bàn lùi.”

Cùng với biểu dương những bộ, ngành, địa phương làm tốt, tạo động lực, truyền cảm hứng, cần phải phê bình, thậm chí xử lý đối với những tổ chức, cá nhân trì trệ.

Theo Ban Chỉ đạo, tại phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo ngày 08/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao 42 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương, trong đó tập trung vào tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng, cấp nguồn vật liệu xây dựng, nhất là cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.

Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành 11 nhiệm vụ đúng thời hạn yêu cầu, đang tích cực triển khai 28 nhiệm vụ là công việc chỉ đạo, điều hành thường xuyên và 01 nhiệm vụ chưa đến hạn, chưa hoàn thành đúng hạn 02 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành một số nhiệm vụ quan trọng.

Bộ Xây dựng đã hết sức tích cực, trách nhiệm, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức xây dựng và ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các định mức xây dựng; đã ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương xác định chi phí liên quan đến cấp mỏ vật liệu xây dựng theo cơ chế đặc thù, tháo gỡ nhiều khó khăn trong việc xác định và quản lý chi phí cho các dự án trọng điểm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên tại dự án Cao tốc Bắc- Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; đã có văn bản gửi các địa phương phổ biến Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 về thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Luật nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong đầu tư xây dựng; đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương trong nước năm 2024.

TTXVN_1708 Thu tuong du an trong diem 2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn tỉnh Bến Tre khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo cơ chế đặc thù phục vụ các dự án.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã báo cáo phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành; đã chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về di dời đường điện cao thế.

Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương đã phối hợp Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc.”

Bộ Giao thông vận tải đã trình Bộ Chính trị Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam; đã trình Chính phủ Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 138/2024/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng đường cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành.

Về công tác chuẩn bị đầu tư, Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An để báo cáo 2 Thủ tướng Chính phủ về chủ trương lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành xử lý các kiến nghị của Thành phố Hồ Chí Minh.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Dương đã điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành.

Tỉnh Cao Bằng đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để làm rõ các ý kiến thẩm định về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông Vận tải đang thẩm định nội bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu; đã hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam theo Nghị quyết của Chính phủ và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định (lần 2).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội hoàn thiện hồ sơ và báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo.

Về công tác lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Ninh Bình – Hải Phòng… Tỉnh Sơn La đang hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Hòa Bình-Mộc Châu theo ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng.

Tỉnh Lâm Đồng đang chỉ đạo nhà đầu tư hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tân Phú-Bảo Lộc theo ý kiến thẩm định.

Tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Bảo Lộc-Liên Khương và dự án Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một- Chơn Thành.

Về công tác giải phóng mặt bằng có sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, do phần diện tích còn lại chủ yếu là đất ở, việc triển khai xác định nguồn gốc, phương án đền bù phức tạp nên một số địa phương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu như: Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa, Lạng Sơn.

Về vật liệu xây dựng, với các dự án khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, nguồn cung cấp vật liệu đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thi công. Các dự án khu vực phía Nam, các địa phương đã phối hợp cùng các chủ đầu tư, nhà thầu triển khai các thủ tục liên quan đến cấp mỏ cho các dự án, tuy nhiên tiến độ triển khai còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre vẫn đang triển khai thủ tục cấp mỏ, bổ sung mỏ. Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai đang triển khai, hoàn thiện các thủ tục cấp mỏ, nhưng còn chậm hơn so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Về công tác triển khai thi công, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp cùng các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản rà soát kế hoạch triển khai, xây dựng tiến độ chi tiết, đặc biệt là các công việc có tính chất đường “găng” để đôn đốc các đơn vị.

Đa số các dự án có đủ nguồn vật liệu và điều kiện giải phóng mặt bằng thuận lợi, tiến độ thi công đáp ứng yêu cầu. Một số dự án có giá trị thực hiện lớn như Cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 thi công đạt 52%, Châu Đốc-Cần Thơ- Sóc Trăng đoạn qua An Giang đạt 26%, Vành đai 4 Hà Nội đoạn qua Hà Nội đạt 33%, dự án Tuyên Quang-Hà Giang đoạn qua Hà Giang đạt 35%, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đoạn qua Long An đạt 41%, Cao Lãnh-An Hữu đoạn qua Đồng Tháp đạt 36%, Biên Hòa-Vũng Tàu đoạn qua Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 35%, một số dự án thành phần (DATP) đang phấn đấu hoàn thành sớm từ 3 đến 6 tháng.

Tuy nhiên việc triển khai thi công các dự án tại một số địa phương còn chậm như Cần Thơ 10%, Sóc Trăng 5% tại dự án Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Bắc Ninh 5% tại dự án Vành đai 4 Hà Nội, Cao Bằng 2% tại dự án Đồng Đăng-Trà Lĩnh, Lạng Sơn mới triển khai thi công dự án Hữu Nghị-Chi Lăng.

Đặc biệt, tại các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025 gồm Đồng Nai mới đạt 5% tại dự án thành phần 1 Biên Hòa-Vũng Tàu, 5% tại dự án thành phần 3 Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; Bình Dương 11% tại dự án Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh; Tuyên Quang 13% tại dự án Tuyên Quang-Hà Giang.

Dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang nỗ lực triển khai bám sát tiến độ đề ra; đã mở thầu gói thầu J3-1 và đang giải quyết các thủ tục liên quan để triển khai thi công.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải đã tổng hợp và trình điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Về dự án Cảng hàng không Quốc tế (CHKQT) Long Thành, việc xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước đang được triển khai đáp ứng tiến độ. Đã thi công đạt 94% khối lượng phần bê tông cốt thép Đài kiểm soát không lưu, bám sát tiến độ đề ra.

Gói thầu nhà ga hành khách đã hoàn thành toàn bộ phần bê tông cốt thép, đang tiến hành lắp dựng kết cấu thép mái theo đúng kế hoạch; các gói thầu khác và hạng mục đường cất hạ cánh, đường lăn, 02 tuyến giao thông kết nối đang được nỗ lực triển khai để đáp ứng kế hoạch.

Dự án nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã hoàn thành công tác bê tông, lắp đặt hệ mái dàn thép; đang triển khai các hạng mục còn lại bám sát tiến độ.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội đã đào 297m và lắp đặt 186 vòng vỏ hầm đoạn đi ngầm. Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên tiếp tục chạy thử đến tháng 11/2024 để phục vụ việc đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống, đào tạo nhân sự vận hành.

Với các dự án thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, các chủ đầu tư đã thực hiện nghiêm các công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống nên ảnh hưởng không đáng kể.

Các công trình xây dựng không gây ngập úng cho các khu vực lân cận; hiện các đơn vị đang khắc phục, sửa chữa đường công vụ, đường điện… để thi công trở lại.

Vietnamplus.vn

Cùng chủ đề

Xử lý khó khăn, vướng mắc cho dự án giao thông trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Xử lý khó khăn, vướng mắc cho dự án giao thông trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu LongMục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phải nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 600 km hưởng ứng và thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án...

Thương mại Việt Nam – Campuchia hướng tới sớm đạt mục tiêu 20 tỷ USD

Đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Campuchia Việt Nam – Campuchia: Tình láng giềng tốt đẹp, bền vững lâu dài Kim ngạch thương mại song phương đạt 4,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Campuchia đạt 4,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó,...

Cùng tác giả

Cầu hơn 500 tỷ ở cửa ngõ phía nam TPHCM bao giờ thông xe?

Khi nào “xóa” cầu sắt cũ trên trục đường Lê Văn Lương? Ngoài cầu Rạch Đỉa và Long Kiểng, trên đường Lê Văn Lương – tuyến đường quan trọng nối liền huyện Nhà Bè (TPHCM) và tỉnh Long An, còn 2 cây cầu sắt cũ cần được sớm xây dựng mới. Trong đó, dự án cầu Rạch Tôm trên đường Lê Văn Lương được HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư cuối năm 2018 với tổng mức đầu tư...

Long An chia sẻ vướng mắc, khó khăn với doanh nghiệp

Nhằm tiếp tục lắng nghe những chia sẻ về vướng mắc, khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải, ngày 07/11/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Huỳnh Văn Sơn cùng lãnh đạo một số Sở, ngành tỉnh đã đến thăm, khảo sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa. Theo đó, đoàn đã đến thăm, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn của Công...

Long An thông qua Nghị quyết đổi tên khu phố thuộc phường 2, TP.Tân An

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông các Nghị quyết tại Kỳ họp lần thứ 20, trong đó có Nghị quyết đổi tên khu phố thuộc phường 2, TP.Tân An Ngày 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1244/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Long An giai đoạn 2023 - 2025, có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024. Trong đó, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là...

Tuổi trẻ Long An tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam (09/11), Tuổi trẻ Long An tổ chức nhiều hoạt động nổi bật, thiết thực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tỉnh Đoàn tổ chức trao giải cuộc thi trực tuyến ìm hiểu về chuyển đổi số và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực không gian mạng năm 2024 Nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 và Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ...

Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên nguồn vốn từ PPP

Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình thức BT), nếu ngân sách nhà nước tham gia thì ưu tiên nguồn vốn địa phương. Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM vừa có văn bản số 14660/SGTVT-KH báo cáo UBND TP.HCM về việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường Vành đai 4, TP.HCM. Theo báo cáo hiện nay, Sở...

Cùng chuyên mục

Cầu hơn 500 tỷ ở cửa ngõ phía nam TPHCM bao giờ thông xe?

Khi nào “xóa” cầu sắt cũ trên trục đường Lê Văn Lương? Ngoài cầu Rạch Đỉa và Long Kiểng, trên đường Lê Văn Lương – tuyến đường quan trọng nối liền huyện Nhà Bè (TPHCM) và tỉnh Long An, còn 2 cây cầu sắt cũ cần được sớm xây dựng mới. Trong đó, dự án cầu Rạch Tôm trên đường Lê Văn Lương được HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư cuối năm 2018 với tổng mức đầu tư...

Long An chia sẻ vướng mắc, khó khăn với doanh nghiệp

Nhằm tiếp tục lắng nghe những chia sẻ về vướng mắc, khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải, ngày 07/11/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Huỳnh Văn Sơn cùng lãnh đạo một số Sở, ngành tỉnh đã đến thăm, khảo sát tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đức Hòa. Theo đó, đoàn đã đến thăm, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn của Công...

Long An thông qua Nghị quyết đổi tên khu phố thuộc phường 2, TP.Tân An

Đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông các Nghị quyết tại Kỳ họp lần thứ 20, trong đó có Nghị quyết đổi tên khu phố thuộc phường 2, TP.Tân An Ngày 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1244/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Long An giai đoạn 2023 - 2025, có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024. Trong đó, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là...

Đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên nguồn vốn từ PPP

Nguồn vốn đầu tư đường Vành đai 4 TP.HCM ưu tiên vốn huy động từ hình thức PPP (bao gồm cả hình thức BT), nếu ngân sách nhà nước tham gia thì ưu tiên nguồn vốn địa phương. Sở Giao thông – Vận tải TP.HCM vừa có văn bản số 14660/SGTVT-KH báo cáo UBND TP.HCM về việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường Vành đai 4, TP.HCM. Theo báo cáo hiện nay, Sở...

Khai giảng lớp bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương

Chiều 8/11 Học viện Hành chính quốc gia phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Long An tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương khoá 47 năm 2024.  Tham dự Lễ Khai giảng có Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Tỉnh ủy - Phan Nhân Duy; Phó Trưởng ban, Ban Quản lý bồi dưỡng, Học viện Hành chính Quốc gia - Lê Phương...

Tổng kết Dự án tăng cường năng lực cấp cơ sở sẵn sàng đối phó với đại dịch Covid -19

Ngày 8/11, Sở Y tế phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển xã hội phối hợp tổ chức hội nghị “Tổng kết Dự án tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Long An năm 2024”. Cùng với Vĩnh Phúc, Khánh Hòa; Long An là một trong 3 tỉnh trên cả nước được Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội triển...

Kỷ niệm 20 năm thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật

Chiều 8/11, tỉnh Long An tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh ( 8/11/2004 - 8/11/2024). Đến dự có Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An - Hoàng Đình Cán. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An không ngừng đổi...

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An kỷ niệm 20 năm ngày thành lập

Trải qua hai thập kỷ hình thành và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Long An luôn khẳng định vị thế là tổ chức đoàn kết của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tỉnh. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Liên hiệp Hội không ngừng phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng hội viên. Từ 9 hội thành viên ban đầu, đến nay, Liên hiệp Hội đã...

Nghiệm thu hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp sân bóng đá huyện Tân Trụ

Sáng 7/11, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An - Nguyễn Hoàng Công cùng Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Tân trụ, các ngành chuyên môn và đơn vị thi công tiến hành nghiệm thu hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp sân bóng đá huyện Tân Trụ. Theo đó, Công trình cải tạo, nâng cấp sân bóng đá huyện Tân Trụ với tổng vốn đầu tư 2,5...

Tin nổi bật

Tin mới nhất