Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/9 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng 50 đồng/kg với gạo nguyên liệu so với ngày hôm qua.
Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận không có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 7.300 – 7.500 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở mức giá 8.000 – 8.200 đồng/kg, Lúa OM 5451 ở mức 7.600 – 7.900 đồng/kg; Lúa OM 18 có giá 7.800 – 8.000 đồng/kg; OM 380 dao động 7.600 – 7.800 đồng/kg; Lúa Nhật ở mốc 7.800 – 8.000 đồng/kg và lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 20.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, thị trường nếp có điều chỉnh so với ngày hôm qua. Nếp Long An IR 4625 (khô) 9.700 – 9.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg so với ngày hôm qua. Nếp Long An 3 tháng (khô) 9.800 – 10.000 đồng/kg, đi ngang so với ngày hôm qua.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu tăng 50 đồng/kg lên mức 10.650 – 10.750 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 quanh mức 13.000 – 13.200 đồng/kg.
Giá gạo hôm nay điều chỉnh tăng nhẹ tại thị trường trong nước |
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng từ 5.750 – 8.600 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg; giá cám khô ở mức 5.750 – 5.850 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 – 20.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 – 16.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 20.000 – 21.000 đồng/kg; gạo Hương lài 18.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.000 – 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 455 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 567 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 537 USD/tấn.
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, tính đến giữa tháng 9 năm nay, nước ta xuất khẩu gần 6,5 triệu tấn gạo các loại, thu về 4,06 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, gạo xuất khẩu chỉ tăng nhẹ 6,2% về lượng nhưng giá trị tăng mạnh 21,2% (tương đương tăng 710 triệu USD).
Về thị trường xuất khẩu, 3 khách hàng lớn nhất của gạo Việt Nam là Philippines, Indonesia và Malaysia tính đến hết tháng 8.
Cụ thể, khách hàng lớn nhất là Philippines đã chi ra gần 1,72 tỷ USD để mua 2,81 triệu tấn gạo của Việt Nam trong 8 tháng qua. So với cùng kỳ năm trước, gạo xuất khẩu của nước ta sang thị trường này tăng 19,6% về lượng và 39,8% về giá trị.
Indonesia tiếp tục đẩy mạnh thu mua gạo Việt Nam từ năm ngoái đến nay. Chỉ trong 8 tháng năm 2024, quốc gia Đông Nam Á này đã mua gần 913.900 tấn gạo, tương đương 557,8 triệu USD. Xuất khẩu gạo Việt sang Indonesia tăng 27,3% về lượng, tăng 54,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, nước ta xuất khẩu gần 582.900 tấn gạo sang Malaysia, thu về 345,9 triệu USD. Gạo xuất khẩu sang thị trường này tăng vọt 112% về lượng và tăng 152,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Việc tăng mua lượng lớn gạo đưa Malaysia trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam, vượt Trung Quốc.
Giá gạo xuất khẩu trung bình của nước ta trong 8 tháng năm nay đạt 625 USD/tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, rất khó để dự báo giá gạo trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, giá sẽ khó giảm bởi nguồn cung dành cho xuất khẩu không còn nhiều. Được biết, Philippines dự kiến nhập thêm khoảng 1 triệu tấn gạo Việt.
Mới đây, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia cũng vừa ra thông báo mời thầu gạo tháng 9 với số lượng lên đến 450.000 tấn – lượng mời thầu cao nhất từ trước đến nay – loại gạo trắng 5% tấm sản xuất trong niên vụ 2024 (đã xay xát không quá 6 tháng).
Theo yêu cầu của Indonesia, gạo phải có nguồn gốc từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Pakistan và sẽ nhận hàng trong tháng 10 và 11.
* Thông tin mang tính tham khảo.