Powered by Techcity

Cần rà soát, đánh giá các quy định về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo


Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo

Tham gia tại buổi thảo luận về Dự án Luật Nhà giáo, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An thống nhất cao sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo cũng như trong Tờ trình số 656/TTr-CP của Chính phủ đánh giá nghề giáo – nghề trồng người đòi hỏi rất cao về chuyên môn lẫn sự mẫu mực, đạo đức và luôn được xã hội quan tâm. Từ các cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn cho thấy cần thiết của việc ban hành Luật Nhà giáo để thể chế hóa các quy định về nhà giáo trong một đạo luật độc lập. Tạo cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học; tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.

Để góp phần hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đề nghị Ban soạn thảo quan tâm và tiếp tục làm rõ một số nội dung như sau:

Thứ nhất, về vị trí, vai trò của nhà giáo (Điều 3)

Tại khoản 1 Điều 3, dự thảo Luật quy định vị trí, vai trò của nhà giáo: “Nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao, là bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của đất nước, là lực lượng nòng cốt của ngành Giáo dục, được xã hội bảo vệ, kính trọng, tôn vinh”. Đại biểu Mỹ Dung đề nghị bỏ cụm từ “được xã hội bảo vệ”, vì không phù hợp với vị trí vai trò của nhà giáo, về vấn này sẽ được dành cho đối tượng yếu thế dễ bị ảnh hưởng, bị tổn thương, bị xâm hại,… như trẻ em, người khuyết tật, người già neo đơn,…trong khi nhà giáo là người thực hiện chức trách “trồng người”, đào tạo các thế hệ trẻ cho tương lai.

Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo (Điều 8 và Điều 9)

Đại biểu Mỹ Dung cho rằng dự thảo Luật quy định về quyền và nghĩa vụ nhà giáo còn chung chung (trong đó có thu nhập và chính sách hỗ trợ khác). Những quy định này nếu không nêu tại dự thảo Luật thì cũng đang được các pháp luật khác quy định như: Luật Viên chức, Bộ Luật Lao động, Bộ Luật dân sự, Luật Thi đua khen thưởng,… Mà hiện tại, chúng ta đang cần những quy định hết sức cụ thể, khả thi để giải quyết các vấn đề như mức phụ cấp thấp, cơ sở vật chất phục vụ vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo đang công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng kinh tế khó khăn. Vì vậy, đại biểu Mỹ Dung đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung các quy định về chính sách, nguồn kinh phí cụ thể sao cho thực hiện hiệu quả, khả thi, tạo động lực và đảm bảo cho việc dạy và học.

Thứ ba, về những việc không được làm (Điều 11)

Tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 1, quy định: “3. Những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo: a) Không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định; b) Công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền hoặc lan truyền, phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo”.  Đại biểu Mỹ Dung đề nghị bỏ quy định này, vì quy định không mang ý nghĩa pháp lý, hành vi không được làm “Không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định” với cách tiếp cận về quy định như thế này thì sẽ còn nhiều quy định không được làm nữa đối với nhà giáo. Đồng thời, việc tổ chức thanh tra, kiểm tra sau đó kết luận và giải quyết như thế nào là đã có quy trình riêng theo pháp luật, thanh tra, kiểm tra và các hướng dẫn chuyên ngành cụ thể.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nguyễn Kim Sơn báo cáo về dự án Luật Nhà giáo

Thứ tư, về chức danh nhà giáo (Điều 12)

Đại biểu Mỹ Dung đề nghị rà soát, cân nhắc lại quy định tại khoản 2 “Căn cứ mức độ phức tạp trong hoạt động nghề nghiệp, chức danh nhà giáo được xếp hạng theo từng cấp học, trình độ đào tạo”, vì đại biểu cho rằng với quy định “Căn cứ vào mức độ phức tạp” là chưa rõ ràng và phù hợp, như thế nào là phức tạp và làm cho được hiểu là hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo luôn phức tạp, không phù hợp với vai trò chức trách của nhà giáo, vì vậy, đại biểu đề nghị thay bằng “Căn cứ các tiêu chí, tiêu chuẩn trong hoạt động nghề nghiệp nhà giáo mà xếp hạng chức danh nhà giáo”.

Đồng thời, tại khoản 5 Điều 12 dự thảo Luật quy định: “Chức danh nhà giáo trong trường của lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của Luật này”. Đại biểu Mỹ Dung đề nghị rà soát đối chiếu với quy định chuyên ngành của pháp luật về lực lượng vũ trang như Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân sẽ có những quy định riêng cho các chức danh nhà giáo là người thuộc lực lượng vũ trang.

Thứ năm, về tuyển dụng nhà giáo (Điều 16)

Tại khoản 5 Điều 16, quy định: “ Những người không được đăng ký tuyển dụng: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; c) Người đã có tiền án, tiền sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo quy định của Bộ luật Hình sự”. 

Đại biểu Mỹ Dung đề nghị cân nhắc, không quy định những người không được đăng ký tuyển dụng theo hướng như dự thảo Luật quy định. Vì theo Bộ luật Hình sự quy định tại Chương XIII (từ Điều 108 đến 121) quy định các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Chương XIV về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trong đó có tội vô ý làm chết người (Điều 128), tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138),…Đại biểu nêu ví dụ như không cố ý vi phạm về an toàn giao thông, nhưng vô ý làm người khác chết hoặc bị thương bị xử lý mức nhẹ như cho hưởng án treo,.. mà cấm không được đăng ký tuyển dụng là không phù hợp hoặc nếu quy định như thế này thì có thể hiểu ngược lại là khi bị kết tội, kết án mà tội danh nằm ngoài hai nhóm tội nêu trên là vẫn được được ký tuyển dụng.

Thứ sáu, về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo (Điều 27)

Tại điểm a, điểm b, điểm d khoản 1 và khoản 2, quy định: “1. Tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập như sau: a) Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;b) Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật; d) Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

2. Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.

Đại biểu Mỹ Dung đồng tình với chính sách này, nhằm giúp nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp; thu hút, trọng dụng và ưu đãi với người có tài năng làm nhà giáo; thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài trong ngành giáo dục, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới,…. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo đánh giá và giải trình thêm cho rõ, tránh cách hiểu sẽ có một thang, bảng lương riêng dành cho nhà giáo.

Đối với quy định tại điểm b: “Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật”. Đại biểu Mỹ Dung đề nghị Ban soạn thảo rà soát cân nhắc quy định này, vì theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW, từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, các phụ cấp khác sẽ được gộp với phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm và được gọi chung với tên gọi mới là phụ cấp theo nghề, vậy quy định chính sách như trên có phù hợp với chủ trương chung không? Bên cạnh đó, tại điểm d quy định: “Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”. Đại biểu Mỹ Dung cho rằng cần cân nhắc quy định này không nên cào bằng và áp dụng cho hết tất cả nhà giáo được tuyển dụng phải được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, mà cần có quy định và giới hạn đối tượng, ví dụ như: Những sinh viên sư phạm khi ra trường được xếp tốt nghiệp loại giỏi, loại xuất sắc mới được áp dụng,…Mặc khác, cần đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các nghề nghiệp khác.ố

Đối với quy định tại khoản 2: “Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác”, đại biểu Mỹ Dung đề nghị bỏ cụm từ “trừ khi có thỏa thuận khác”, vì quy định này có thể bị lạm dụng, sinh viên ra trường cần có chỗ dạy, đồng ý thỏa thuận mức lương rất thấp, do chủ cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ ý áp đặt mức lương này.

Quang cảnh phiên họp toàn thể Hội trường sáng ngày 09/11

Thứ bảy, về chính sách hỗ trợ và thu hút nhà giáo (Điều 28 và Điều 29)

Tại khoản 4 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 dự thảo luật quy định: “4. Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách hỗ trợ nhà giáo bảo đảm cuộc sống, phát triển nghề nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn và nguồn tài chính hợp pháp của địa phương, cơ sở giáo dục”. Đại biểu Mỹ Dung thống nhất với quy định này, vì hiện nay chúng ta đang thực hiện sự phân cấp phân quyền mạnh về địa phương tạo động lực, cơ chế cho địa phương chủ động trong điều hành phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện các cơ chế đặc thù tại địa phương, như một số địa phương cũng đã thực hiện chính sách thu hút nhân tài, thu hút y bác sĩ về vùng sâu, xa biên giới,…

Thứ tám, về chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập (Điều 31)

Tại khoản 4 Điều 31 dự thảo Luật quy định: “Thời gian làm việc khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 5 năm đối với nhà giáo có trình độ tiến sĩ, không quá 7 năm đối với nhà giáo có chức danh phó giáo sư, không quá 10 năm đối với nhà giáo có chức danh giáo sư”. Đại biểu Mỹ Dung đề nghị Ban soạn thảo đối chiếu, rà soát với các chủ trương, chính sách của Đảng và quy định hiện hành có liên quan (Luật Công chức, Luật Viên chức, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội,…)  về việc kéo dài tuổi hưu cho phù hợp và đồng bộ khả thi. Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung lộ trình thực hiện chế độ về lương, phụ cấp, hưu trí đối với giáo viên đương nhiệm; chế độ tập sự của nhà giáo chưa đề cập đến đối tượng nhà giáo trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học; đồng thời, quy định cụ thể hơn về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và các chính sách phù hợp để thu hút nhà giáo có chất lượng cao, làm căn cứ để tăng trách nhiệm của ngành và của địa phương.

Thứ chín, về phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự (Điều 41)

Đối với các quy định nêu trong dự thảo Luật, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn về việc phong tặng, tiêu chí, điều kiện cụ thể, thẩm quyền và có mâu thuẩn với Luật Thi đua khen thưởng không? Vì việc phong tặng này không có điều chỉnh trong Luật Thi đua khen thưởng.

Cuối cùng, về xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà giáo (Điều 45)

Tại khoản 2 Điều 45 dự thảo Luật quy định: “Nếu các hành vi xâm phạm uy tín, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà giáo diễn ra trong phạm vi cơ sở giáo dục và trong khi nhà giáo thực hiện hoạt động nghề nghiệp thì được xem là tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm”. Đai biểu Mỹ Dung đề nghị cân nhắc, bỏ quy định này vì không phù hợp với quy định của pháp luật về hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính, cũng như không có cơ sở pháp lý để áp dụng trong thực tiễn.

Trước đó, Quốc hội đã họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự./.

ND





Nguồn: https://baolongan.vn/can-ra-soat-danh-gia-cac-quy-dinh-ve-tien-luong-va-phu-cap-doi-voi-nha-giao-a185462.html

Cùng chủ đề

Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng hàng đầu tại Pháp – Soletanche Freyssinet

Ngay sau khi đến Pháp, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Sotelanche Freysinet – Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ kết cấu dây văng và các loại kết cấu thuộc công trình hạ tầng giao thông, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc tại Tập đoàn Sotetanche Freyssinet Tại buổi tiếp, Chủ tịch Tập đoàn Soletanche Freyssinet - Manuel Peltier giới...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Tuần Văn hóa – Thể thao

 Toàn cảnh họp báo. Ngày 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Đình Cán chủ trì Họp báo thông tin sự kiện Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024. Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 04/12 với 11 hoạt động chính được tổ chức...

Cần có giải pháp để người dùng hiểu và sử dụng đúng thực phẩm chức năng

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp Long An đã đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Y tế, cụ thể: “Có thể nói chưa bao giờ thực phẩm chức năng đa dạng, phong phú như hiện nay, thu hút rất lớn lượng người sử dụng, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến...

Cùng tác giả

Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng hàng đầu tại Pháp – Soletanche Freyssinet

Ngay sau khi đến Pháp, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Sotelanche Freysinet – Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ kết cấu dây văng và các loại kết cấu thuộc công trình hạ tầng giao thông, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc tại Tập đoàn Sotetanche Freyssinet Tại buổi tiếp, Chủ tịch Tập đoàn Soletanche Freyssinet - Manuel Peltier giới...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Tuần Văn hóa – Thể thao

 Toàn cảnh họp báo. Ngày 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Đình Cán chủ trì Họp báo thông tin sự kiện Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024. Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 28/11 đến ngày 04/12 với 11 hoạt động chính được tổ chức...

Cần có giải pháp để người dùng hiểu và sử dụng đúng thực phẩm chức năng

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp Long An đã đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Y tế, cụ thể: “Có thể nói chưa bao giờ thực phẩm chức năng đa dạng, phong phú như hiện nay, thu hút rất lớn lượng người sử dụng, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến...

Cùng chuyên mục

Long An làm việc với Tập đoàn xây dựng hàng đầu tại Pháp – Soletanche Freyssinet

Ngay sau khi đến Pháp, Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Sotelanche Freysinet – Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ kết cấu dây văng và các loại kết cấu thuộc công trình hạ tầng giao thông, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đoàn công tác tỉnh Long An làm việc tại Tập đoàn Sotetanche Freyssinet Tại buổi tiếp, Chủ tịch Tập đoàn Soletanche Freyssinet - Manuel Peltier giới...

Cần có giải pháp để người dùng hiểu và sử dụng đúng thực phẩm chức năng

Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Long An chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung - Giám đốc Sở Tư pháp Long An đã đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Y tế, cụ thể: “Có thể nói chưa bao giờ thực phẩm chức năng đa dạng, phong phú như hiện nay, thu hút rất lớn lượng người sử dụng, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến...

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

Nâng cao chất lượng đội ngũ LĐLĐ tỉnh đang quản lý 19 CĐ cấp trên trực tiếp CS gồm: 15 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố; 4 CĐ ngành và tương đương. Thời gian qua, CĐ cấp trên trực tiếp CS chú trọng công tác kiện toàn, củng cố về tổ chức và hoạt động. Hàng năm, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Đức Huệ đều xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch, nhất là cán bộ giữ chức vụ Chủ...

Chuyển đổi số, cải cách hành chính để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn

Đoàn Thanh niên Sở Xây dựng tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán số 100% hồ sơ được số hóa Chuyển đổi số ngành Xây dựng được Nhà nước đặc biệt chú trọng phát triển. Cùng với đó, để CĐS ngành Xây dựng đạt hiệu quả, Sở Xây dựng lựa chọn một số  nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 để thực hiện. Theo đó, Sở xây dựng kế hoạch,...

Trao quyết định thăng quân hàm cho 64 quân nhân chuyên nghiệp

Trao quyết định thăng quân hàm cho các quân nhân chuyên nghiệp Đại tá Nguyễn Tấn Linh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, chủ trì hội nghị. Theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân khu, trong đợt này, lực lượng vũ trang tỉnh Long An có 64 quân nhân chuyên nghiệp được thăng quân hàm, nâng lương. Trong đó, 17 đồng chí được thăng quân hàm thiếu tá quân nhân chuyên...

Trao quyết định thăng quân hàm cho 81 quân nhân chuyên nghiệp

Trao quyết định thăng quân hàm cho các quân nhân chuyên nghiệp Đại tá Nguyễn Tấn Linh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, chủ trì hội nghị. Theo quyết định của Thường vụ Đảng ủy Quân khu, trong đợt này, lực lượng vũ trang tỉnh Long An có 81 quân nhân chuyên nghiệp được thăng quân hàm, nâng lương. Trong đó, 17 đồng chí được thăng quân hàm thiếu tá quân nhân chuyên...

Tiến độ triển khai các quy định về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Đại biểu Lê Thị Song An - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, đề nghị báo cáo tiến độ triển khai quy định về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đại biểu Lê Thị Song An  Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Long An chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11 Theo đó, đại biểu Song An đã đặt câu...

Tỉnh Kon Tum đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về cải cách thủ tục hành chính

Đoàn công tác tỉnh Kon Tum do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - Y Ngọc đến thăm và trao đổi kinh nghiệm về công tác cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Long An. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa tiếp Đoàn. Qua những vấn đề được Đoàn tỉnh Kon Tum đặt ra, tỉnh đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, số hóa hồ sơ,...

Ngày hội tình nguyện, liên hoan, tuyên dương các câu lạc bộ, hội, đội, nhóm tình nguyện tiêu biểu tỉnh Long An năm 2024

Trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển các tổ chức thanh niên như CLB, đội, nhóm luôn được Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh quan tâm và đầu tư. Thông qua các hoạt động của CLB, Đoàn, Hội đã đến gần với thanh niên hơn, triển khai nhiều chương trình, phong trào hành động cách mạng, thu hút sự tham gia tích cực của đoàn viên, thanh niên, học sinh và sinh viên. Phát...

Tuổi trẻ Long An tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam (09/11), Tuổi trẻ Long An tổ chức nhiều hoạt động nổi bật, thiết thực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tỉnh Đoàn tổ chức trao giải cuộc thi trực tuyến ìm hiểu về chuyển đổi số và chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực không gian mạng năm 2024 Nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 và Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất