Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh là phẩm chất...

Lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh là phẩm chất cốt lõi của một người thầy


Dù xã hội có thay đổi nhưng sự tận hiến, lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh vẫn là phẩm chất cốt lõi của người thầy, giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực.

PGS. TS. Tô Bá Trượng
PGS. TS. Tô Bá Trượng cho rằng, bên cạnh chuyên môn, người thầy phải chú trọng xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh. (Ảnh: NVCC)

Đó là chia sẻ của PGS.TS. Tô Bá Trượng, Chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên cứu Hợp tác Phát triển Giáo dục với Báo Thế giới và Việt Nam nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của người thầy trong bối cảnh xã hội ngày nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và có nhiều nguồn học liệu trực tuyến?

Tôi nghĩ trong bất kỳ thời đại nào, từ cổ xưa đến hiện tại, vai trò và vị trí của người thầy bao giờ cũng quan trọng. Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của công nghệ thông tin và học liệu trực tuyến, vai trò của người thầy đã thay đổi sâu sắc.

Tuy nhiên, vai trò của họ không hề giảm đi mà càng trở nên quan trọng hơn, với những trách nhiệm và khả năng mới để thích nghi và dẫn dắt học sinh trong quá trình học tập.

Trước hết, giáo viên là người phát triển tư duy và kỹ năng học tập suốt đời. Trong thời đại mà kiến thức liên tục cập nhật, người thầy phải giúp học sinh phát triển các kỹ năng học tập suốt đời, khả năng tự học, tư duy sáng tạo.

Thứ hai, nhà giáo là người xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là người giúp học sinh phát triển các giá trị đạo đức, trách nhiệm và kỹ năng xã hội. Các yếu tố này rất khó có thể thay thế hoặc học qua Internet – nơi thường thiếu sự tương tác thực tế.

Thứ ba, giáo viên là người hướng dẫn và định hướng quá trình học tập của học sinh. Trước kho tàng kiến thức rộng lớn trên mạng, học sinh dễ bị lạc lối hoặc tiếp cận những thông tin không phù hợp. Người thầy phải chú trọng định hướng, giúp học sinh phát triển khả năng chọn lọc và phân tích thông tin, cũng như tư duy phản biện.

Thứ tư, vai trò của người thầy còn là một hình mẫu sống động cho học sinh noi theo không chỉ qua kiến thức mà qua cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề và cách suy nghĩ. Mối quan hệ này vẫn là yếu tố không thể thay thế và giúp củng cố sự tin tưởng, động lực học tập của học sinh. Vì thế, dù công nghệ phát triển thế nào, vai trò của người thầy vẫn không thể thiếu mà còn quan trọng hơn.

Theo ông, những phẩm chất nào là quan trọng nhất mà một người thầy cần có để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của học sinh?

Trong thời đại ngày nay, những phẩm chất quan trọng nhất mà một người thầy cần có để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của học sinh.

Đầu tiên là đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu thương học sinh. Dù xã hội có thay đổi, sự tận hiến, lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh là phẩm chất cốt lõi của người thầy. Phẩm chất này giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, nuôi dưỡng tinh thần học hỏi của học sinh và xây dựng niềm tin trong quá trình học tập.

Đồng thời, người thầy phải có khả năng thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của thời đại. Trước sự thay đổi liên tục của công nghệ và phương pháp giáo dục, mỗi nhà giáo phải có khả năng thích ứng linh hoạt, sẵn sàng học hỏi, cập nhật kiến thức và kỹ năng mới, điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của học sinh; phải có tinh thần học tập suốt đời. Người thầy phải là hình mẫu của học tập suốt đời, tinh thần này không chỉ giúp họ giữ được sự mới mẻ trong giảng dạy mà còn truyền cảm hứng cho học sinh về tầm quan trọng của việc học tập không ngừng.

Bên cạnh đó, mỗi nhà giáo phải biết tư duy phản biện và khả năng hướng dẫn học sinh tự học. Một phẩm chất quan trọng là tư duy phản biện để người thầy không chỉ truyền đạt thông tin mà còn khuyến khích học sinh suy nghĩ độc lập và tự phát triển kỹ năng tự học. Điều này đặc biệt quan trọng khi nguồn tài liệu ngày càng phong phú và học sinh cần có khả năng đánh giá, phân tích thông tin.

Giáo viên cần phát triển tư duy sáng tạo để đưa ra các phương pháp và tài liệu giảng dạy mới mẻ, khơi dậy hứng thú của học sinh. Tư duy sáng tạo cũng giúp giáo viên xử lý các tình huống mới một cách hiệu quả, nhất là khi sử dụng công nghệ trong giảng dạy.

Người thầy phải biết kỹ năng giao tiếp và tương tác. Một người thầy giỏi cần có khả năng giao tiếp tốt để kết nối với học sinh, giúp họ cảm thấy thoải mái, động viên, tạo động lực học tập. Khả năng tương tác linh hoạt giúp người thầy hiểu được các nhu cầu, sở thích, và phong cách học tập đa dạng của học sinh.

Đặc biệt, người thầy phải có khả năng sử dụng công nghệ. Trong thời đại kỹ thuật số, thành thạo công nghệ không chỉ là lợi thế mà là yêu cầu cần thiết. Người thầy cần biết cách sử dụng các công cụ và nền tảng học tập trực tuyến, từ đó nâng cao trải nghiệm học tập cho học sinh và giúp họ tiếp cận kiến thức hiệu quả hơn.

Với những phẩm chất này, người thầy không chỉ thích ứng mà còn phát triển và trở thành một nguồn cảm hứng lớn cho học sinh trong môi trường giáo dục hiện đại.

PGS. TS. Tô Bá Trượng
PGS. TS. Tô Bá Trượng trao đổi với Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. (Ảnh: NVCC)

Ông có thể chia sẻ về những thách thức mà ngành Giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt và những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới?

Ngành Giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ. Những thách thức đó là, sự chênh lệch rất lớn về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền. Sự phân hóa trong đầu tư cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên giữa các thành phố lớn và vùng nông thôn, miền núi tạo ra khoảng cách lớn về tiếp cận và chất lượng giáo dục cho học sinh ở các vùng miền rất khác nhau.

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Giáo dục, đó là đội ngũ giáo viên giỏi. Thiếu đội ngũ giáo viên chất lượng cao, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giưới, hải đảo. Điều này phần nào làm giảm hiệu quả và chất lượng giảng dạy, đồng thời gây ra tình trạng học sinh thiếu cơ hội học tập bình đẳng.

Giáo dục đạo đức và nhân cách còn nhiều bất cập, nguy cơ suy thoái đạo đức của học sinh phổ thông ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển của xã hội, các giá trị đạo đức truyền thống dần bị suy thoái. Học sinh ngày nay chịu tác động mạnh mẽ từ mạng xã hội và các yếu tố văn hóa đa dạng, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu không được định hướng đúng đắn.

Khả năng thích ứng với công nghệ và phương pháp giáo dục mới còn rất hạn chế, đặc biệt là những vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục còn chưa đồng đều. Nhiều giáo viên và học sinh ở các vùng sâu vùng xa chưa được tiếp cận các thiết bị và nền tảng giáo dục hiện đại.

Từ những khó khăn thách thức trên, theo tôi cần thiết phải đổi mới chương trình học theo hướng giảm tải và phát triển kỹ năng. Cụ thể, phái rút gọn chương trình học, giảm bớt các nội dung mang tính hàn lâm để học sinh có thời gian tập trung vào các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, sáng tạo. Đưa các môn học và hoạt động liên quan đến giáo dục đạo đức, nhân cách vào chương trình chính khóa, khuyến khích các hoạt động trải nghiệm để học sinh hiểu và thực hành các giá trị nhân văn trong cuộc sống thực tế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cần có chính sách thu hút giáo viên giỏi cho giáo dục. Đẩy mạnh các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, cải thiện chế độ đãi ngộ để thu hút người giỏi và giữ chân giáo viên có năng lực, tâm huyết với nghề.

Tăng cường công nghệ, đồng bộ cơ sở vật chất hạ tầng trong giảng dạy. Cần phổ cập công nghệ tới tất cả các trường học, kể cả ở những khu vực khó khăn. Chính phủ có thể hỗ trợ các dự án cung cấp thiết bị học tập, xây dựng các nền tảng học liệu số để học sinh có thể học từ xa hoặc tự học hiệu quả hơn.

Cần có chính sách đầu tư nhằm nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực giáo viên chất lượng cao cho các khu vực này. Khuyến khích các chính sách hỗ trợ tài chính và đào tạo giáo viên để giảm bớt sự chênh lệch giáo dục.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về giáo dục, trao đổi chuyên môn với các nước có nền giáo dục phát triển. Điều này giúp ngành giáo dục Việt Nam tiếp cận với những phương pháp tiên tiến và có thêm kinh nghiệm trong việc cải cách giáo dục.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp trong giáo dục, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp để học sinh hiểu rõ hơn về các ngành nghề, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu lao động thực tế.

Bằng cách thực hiện các giải pháp này, ngành giáo dục Việt Nam có thể dần khắc phục được những thách thức hiện tại, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ra những thế hệ học sinh có đủ năng lực và đạo đức đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Xin cảm ơn PGS. TS!





Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

DNVN - Ngày 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”. ...

Thiếu nhà công vụ cho giáo viên vùng khó khăn

Thiếu và không có nhà ở công vụ cho cán bộ, giáo viên, những nơi có thì cũng xuống cấp trầm trọng, chưa được cải tạo, nâng cấp... do trong quy hoạch xây dựng trường, lớp chưa bố trí quỹ đất và chưa...

Hạ thủy tàu dịch vụ điện gió hiện đại bậc nhất do doanh nghiệp Việt sản xuất

Sáng nay (18/12), Công ty Đóng tàu Hạ Long hạ thủy tàu dịch vụ điện gió thứ hai hiện đại bậc nhất trong tổng số 14 chiếc tàu thực hiện cho chủ tàu Hà Lan. ...

Chế độ phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trường học chưa thống nhất

Bộ GD-ĐT cho rằng hiện nay việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo còn chưa thống nhất giữa các địa phương do sự chồng chéo trong các văn bản quy định. ...

Giáo viên được phép dạy thêm trong trường hợp nào?

Theo quy định về dạy thêm và học thêm đang được thực hiện theo Thông tư 17/2012 do Bộ GD&ĐT ban hành, dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.Những trường hợp giáo viên được phép dạy thêmĐể...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Cùng chuyên mục

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

TP.HCM sửa đổi chính sách khen thưởng học sinh giỏi

HĐND TP.HCM vừa ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung về chính sách khen thưởng học sinh giỏi. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 21-12-2024. Theo đó, Nghị quyết 35 về sửa đổi, bổ sung chính sách khen thưởng học sinh giỏi,...

Tết, Giáng sinh, gia đình trong đôi mắt trẻ mầm non

Trong đôi mắt trẻ mầm non, qua đôi tay, trí sáng tạo của trẻ, những hình ảnh về tết Nguyên đán, Giáng sinh, gia đình thân yêu hiện lên đầy cảm xúc. ...

Bộ GD&ĐT thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THPT

Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, các trường THPT xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định kì bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kĩ thuật.Ma trận mới đề kiểm tra định kỳ của các môn gồm 2 phần: Trắc nghiệm khách quan (7 điểm) và tự luận (3 điểm).Việc...

Giám khảo từ Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới chấm thi nấu ăn cho sinh viên Việt

Bếp trưởng Norbert Ehrbar, thành viên Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới, cho biết mình vô cùng bất ngờ về chất lượng của các sinh viên Việt Nam trong cuộc thi. Ông Norbert Ehrbar cho biết sau dịch COVID-19, nhiều nhà hàng khách...

Mới nhất

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà...

Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng: Nhiều trải nghiệm du lịch mới, sẵn sàng cho lễ hội

Những năm gần đây, quận Đồ Sơn đang không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, định hướng trở thành đô thị du lịch biển thông minh, hấp dẫn và thân thiện. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và lãnh đạo UBND Quận Đồ Sơn liên tục triển khai đồng bộ các...

Mới nhất