Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại


Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo đến lớp. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều nghiên cứu cảnh báo tác động tiêu cực của việc lạm dụng điện thoại di động đến trẻ em. Tăng cường quản lý việc sử dụng điện thoại di động tại trường học không còn là vấn đề của một địa phương hay một quốc gia mà là toàn cầu.

Bài 1: Một ngày đến trường không điện thoại
Xa điện thoại, có giờ ra chơi đúng nghĩa

Ghi nhận mới đây của phóng viên Báo PNVN tại trường THCS Huy Văn (quận Đống Đa, Hà Nội) trong giờ ra chơi cho thấy, sân trường náo nhiệt bởi các trò chơi, hoạt động thể chất của học sinh. Nhóm học sinh nam chơi đá bóng, bóng rổ trong khi các bạn nữ chơi cầu lông, đá cầu. Có nhóm túm tụm trêu đùa nhau hoặc ngồi đọc truyện, cười nói rôm rả.

Trêu đùa, chạy nhảy cùng các bạn ở sân trường, Nguyễn Khánh Vy, học sinh lớp 8D, Trường THCS Huy Văn, cho biết, trước đây, khi nhà trường chưa cấm học sinh mang điện thoại đến trường, sân trường giờ ra chơi khá yên ắng. 

“Thời gian đó, đa số các bạn ngồi trong lớp xem điện thoại. Các bạn nam thì chơi game còn các bạn nữ thì lướt mạng xã hội. Chỉ có một vài bạn tương tác với nhau, còn lại đều dán mắt vào màn hình điện thoại. Cũng vì có điện thoại thông minh nên nhiều bạn không có nhu cầu nói chuyện, chia sẻ với nhau, bạn cùng lớp nhưng lại khá xa cách”, Khánh Vy cho biết.

Từ ngày nhà trường cấm học sinh mang điện thoại đến trường, các em đã có giờ ra chơi đúng nghĩa. “Trước đây, điện thoại là cả thế giới của chúng em. Còn bây giờ, vào giờ ra chơi, chúng em rủ nhau xuống sân trường chạy nhảy, đùa nghịch. Chúng em học tập trung hơn. Việc học ở trên lớp vì thế cũng hiệu quả hơn”, Khánh Vy chia sẻ.

Với Vũ Đoàn Minh Kiệt, một học sinh lớp 8 khác của Trường THCS Huy Văn, chiếc điện thoại thông minh từng là “vật bất ly thân” của cậu khi ở nhà cũng như ở trường. Giống như các bạn nam trong lớp, Minh Kiệt thích chơi game. 

Trước đây, vào giờ ra chơi, em thường ngồi lì trong lớp, mê mải với các trò chơi trực tuyến. Thế nên, khi có quy định cấm mang điện thoại đến trường, Minh Kiệt và nhiều bạn cảm thấy… sốc. 

“Mấy ngày đầu đến trường không có điện thoại cầm theo, em cảm thấy rất bí bách, tay như thừa thãi vì không có việc gì để làm. Thế nhưng sau mấy hôm, chúng em đã rủ nhau xuống sân trường chơi cầu lông, bóng đá, bóng rổ, đá cầu… 

Chúng em giao tiếp với nhau nhiều hơn. Giờ ra chơi bây giờ đúng nghĩa là ra chơi và khi vào giờ học, em không còn thấy uể oải, mệt mỏi như trước”, Minh Kiệt nói.

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại- Ảnh 1.

Học sinh Trường THCS Huy Văn (Hà Nội) trong giờ ra chơi

Tăng sự tương tác của học sinh

Khẳng định việc cấm học sinh mang điện thoại đến trường là chủ trương đúng, mang lại lợi ích lớn cho học sinh cũng như nhà trường, cô giáo Bùi Thị Lan Hương (Trường THCS Huy Văn) cho biết: “Trước đây, khi các con được mang điện thoại đến lớp, trong các tiết học, nhiều con lén cô giáo sử dụng điện thoại, dẫn đến không tập trung nghe giảng. 

Cô phải nhắc nhở học sinh, làm gián đoạn giờ học. Từ ngày nhà trường có quy định cấm học sinh mang điện thoại đến trường, những vấn đề này đã được giải quyết. Các con tương tác với nhau nhiều hơn trong lớp học, trong giờ ra chơi cũng như các hoạt động tập thể khác của nhà trường tổ chức”.

Việc cấm học sinh mang điện thoại đến trường được Trường THCS Huy Văn thực hiện từ cuối học kỳ 1 năm học 2023-2024, trước thời điểm Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội có văn bản về việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp. 

Thầy Lê Hoài Quân, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Huy Văn, cho biết, trước việc học sinh bị phân tán quá nhiều vào điện thoại, trong cuộc họp cuối học kỳ 1 năm ngoái, Ban giám hiệu nhà trường đã xin ý kiến của trưởng ban phụ huynh các khối và nhận được sự đồng tình, ủng hộ.

Trong quá trình triển khai đến các lớp, nhà trường cũng nhận được một số thắc mắc của phụ huynh như: Nhà xa, phụ huynh muốn con dùng điện thoại để liên lạc đưa đón con. Nhà trường đã đưa ra 2 phương án. 

Thứ nhất, nhà trường lắp điện thoại cố định tại phòng bảo vệ và công khai số điện thoại đó. Học sinh có thể gọi điện cho bố mẹ qua điện thoại cố định. Thứ hai, con có thể mang theo điện thoại có chức năng nghe – gọi (không phải điện thoại thông minh) nhưng phải có sự cam kết giữa phụ huynh và nhà trường.

Năm học này là năm thứ hai Trường THCS Huy Văn thực hiện quy định cấm học sinh mang điện thoại đến trường. Theo thầy Lê Hoài Quân, hiệu quả thể hiện rõ nhất là trong giờ học, giáo viên không phải nhắc nhở học sinh bị mất tập trung. 

Khi không sử dụng điện thoại, các em kết nối trực tiếp với nhau. Để tạo thêm các hoạt động cho học sinh trong giờ ra chơi, nhà trường đã tổ chức các trò chơi dân gian, thi đấu các môn thể thao như cầu lông, bóng rổ hoặc tập dân vũ.

Bài sau: “Chúng tôi ủng hộ nhưng…”



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/loi-va-hai-khi-truong-siet-hoc-sinh-dung-dien-thoai-20241108163038896.htm

Cùng chủ đề

Trường nói gì về việc “bắt học sinh cởi áo khoác diễn giữa trời lạnh”

(NLĐO) - Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân - Đà Nẵng cho biết tiết mục đồng diễn chỉ trong 5-7 phút nên giáo viên có yêu cầu "cởi áo khoác". ...

Điều tra nam tài xế hung hăng hành hung người đi đường trước Bệnh viện Từ Dũ

(NLĐO) - Sau khi bị một người đi xe máy nhắc nhở đi nhanh, nam tài xế đã ra tay hành hung người này. ...

Nữ xe ôm công nghệ dùng gạch đập kính ô tô cứu người ở TP HCM

(NLĐO) - Một ô tô 4 chỗ đang chạy trên đường thì bất ngờ lật ngửa. Thấy tài xế bị mắc kẹt, một nữ tài xế xe ôm công nghệ dùng gạch đập kính xe để cứu người. ...

Bức xúc clip nghi ép xe máy ở trung tâm TP HCM

(NLĐO) - Người đàn ông chạy xe máy bất ngờ vượt lên nghi ép xe máy khác khiến 2 người ngã xuống đường. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sun Life Việt Nam nhận giải thưởng về dịch vụ khách hàng

Sun Life Việt Nam vừa được vinh danh với giải thưởng “Công ty Bảo hiểm Nhân thọ có Dịch vụ Khách hàng tốt nhất - Việt Nam 2024”. ...

Nhân sự và tài chính

Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng thực phẩm nhằm đảm bảo uy tín của nhà sản xuất cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động...

Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng. ...

TPHCM đề xuất miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học

Sở GDĐT TPHCM lấy ý kiến xây dựng dự thảo nghị quyết chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục...

Học sinh chỉ được lái xe máy dưới 50cc nếu học kỹ năng lái xe an toàn, phụ huynh “thở phào nhẹ nhõm”

Các phụ huynh đồng tình, ủng hộ và cảm thấy rất mừng vì con sẽ có thêm kiến thức về lái xe an toàn khi Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đề xuất thành lập trường THCS và THPT

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đề xuất thành lập 2 trường THCS và THPT sư phạm trực thuộc nhà trường. Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở GD-ĐT cho phép đơn vị này thành lập trường THCS và THPT sư phạm. Cụ thể, 2 trường THCS và THPT sư...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Mới nhất

Tin mới về cầu đi bộ hình lá dừa nước 1000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn

TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa...

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. ...

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Mới nhất