Cô Trần Hương Giang – Giáo viên tiếng Anh Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), đã chỉ ra cách ôn tập trong giai đoạn nước rút cũng như những lỗi sai thường gặp khi thí sinh làm bài thi môn tiếng Anh.
Theo cô Giang, một trong số những sai lầm trong quá trình ôn thi là thí sinh vội vã luyện đề khi chưa nắm chắc kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó, kiến thức học lâu chưa ôn lại đã vội luyện đề sẽ khiến thí sinh làm không tốt.
Ngoài ra, thí sinh cũng dễ nhầm hoặc hiểu sai nếu các câu hỏi trong đề thi có nội dung tương tự nhau. Để tránh lỗi sai này, các em phải đọc kỹ đề bài, gạch chân những từ quan trọng. Trong giai đoạn nước rút, các em luyện quá nhiều đề nhưng lại thiếu kiến thức khiến việc luyện đề không hiệu quả.
Cô Giang cũng chỉ ra một số phần kiến thức trọng tâm thí sinh nên lưu ý: Đề thi sẽ giữ nguyên cấu trúc, ở mức độ nhận biết và thông hiểu chiếm 65% thí sinh cần lưu ý phần ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng; Kỹ năng ngôn ngữ sẽ có bài đọc hiểu, nói, viết câu gián tiếp. Làm tốt những phần kiến thức này, thí sinh có thể được 5-7 điểm.
Ngoài ra, các em cũng cần học thuộc quy tắc trọng âm, phân biệt nguyên âm ngắn dài, phụ âm hữu thanh với vô thanh, kiến thức về bất quy tắc.
Các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, cách sử dụng với kiến thức sẵn có và ngôn ngữ để biết được ngữ cảnh, kết hợp các thì, câu điều kiện, tường thuật, trạng ngữ, rút gọn. Ngoài ra, các dạng câu hỏi liên quan đến kiến thức gián tiếp, so sánh, câu bị động, câu điều kiện, đảo ngữ, các em cũng cần chú ý.
Phần đọc hiểu chiếm 30% số điểm thí sinh lưu ý đọc kỹ, vận dụng thành thạo kỹ năng sẽ làm tốt. Ôn thi ở những ngày nước rút theo cô Giang, thí sinh cần bám chắc kiến thức SGK với các dạng bài tập theo chuyên đề sau đó làm đề tổng hợp để phân bố thời gian.
Thí sinh có thể làm đề rồi tự chấm và rút kinh nghiệm câu sai ngay ở từng đề. Một số sai lầm thí sinh hay mắc khi làm bài thi như:
– Idiom/phrasal verb: khó nhất, học thuộc nghĩa bóng trong SGK và dịch.
– Từ đồng nghĩa với trái nghĩa: Lỗi sai này do thí sinh hổng kiến thức về từ vựng, hiểu sai ngữ cảnh vì những từ đa nghĩa nên phải hiểu ngữ cảnh câu, phải đọc, dịch, suy luận.
– Phát âm trọng âm: Phần kiến thức này thí sinh phải học quy tắc chứ không được chọn bừa, các mẹo đánh trọng âm.
– Phần bài đọc: Title không phải lúc nào cũng là câu đầu hoặc câu cuối, thí sinh nên đọc kỹ cả đoạn.
– Phần viết lại câu: Thí sinh dễ mất điểm khi dịch nghĩa, ngữ pháp hay nhầm lẫn các cấu trúc, liên từ khi viết lại mẫu câu.
– Câu hỏi về sửa lỗi sai: Phần này tưởng dễ nhất nhưng các em lại mất nhiều thời gian vì câu dài, nhiều từ mới. Thí sinh cần xác định phần S V object. Lỗi ở câu chia v theo chủ ngữ ít hoặc nhiều, cặp từ dễ nhầm. Thí sinh cần đọc kỹ yêu cầu, tô đáp án cần phân bổ thời gian hợp lý. Điều quan trọng nhất, theo cô Giang là các em phải bình tĩnh chọn từ khóa.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra từ ngày 26 – 29/6. Trong đó, thí sinh làm thủ tục dự thi vào ngày 26/6.
Ngày 27 và 28/6, thí sinh làm các bài thi bắt buộc, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một trong hai bài thi tổ hợp là khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân với Giáo dục phổ thông hoặc Lịch sử, Địa lý với Giáo dục thường xuyên).
Theo quy định trong kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ có môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại đều thi theo dạng trắc nghiệm.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm nay đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống (năm 2023 là 1.024.063). Trong đó, 45.344 thí sinh tự do đăng ký dự thi (năm 2023 là 37.841).
Bộ Giáo dục thay đổi mẫu giấy thi tốt nghiệp THPT
Danh sách 139 thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng đại học
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Nguồn: https://vietnamnet.vn/thi-tot-nghiep-thpt-2024-nhung-loi-sai-thuong-gap-khi-lam-bai-thi-mon-tieng-anh-2293201.html