Trang chủNewsNhân quyềnLời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở...

Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á

Thông điệp của ông Matt Jackson, TS. Bakhtiyor Kadyrov và TS. Julitta Onabanjo, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Thái Lan và Lào nhằm nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á.

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á
Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam Matt Jackson. (Nguồn: UNFPA)

Thực trạng về bạo lực đối với phụ nữ ở Đông Nam Á

Tại Đông Nam Á, các chuẩn mực giới truyền thống mặc định phụ nữ và trẻ em gái là người chăm sóc chính, dẫn đến sự mất cân bằng giới nghiêm trọng trong cả trách nhiệm gia đình và vai trò xã hội.

Sự thiên vị giới sâu sắc, cùng với sự phân bổ không đồng đều trong công việc chăm sóc không được trả lương làm những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt trở nên trầm trọng hơn, khiến họ bị lạm dụng, bất bình đẳng giới kéo dài và phụ thuộc kinh tế. Theo thời gian, quyền tự chủ và ra quyết định của phụ nữ bị tước đoạt, làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình – một cuộc khủng hoảng toàn cầu ngay trước mắt.

Ví dụ, tại Lào, gần 1/3 phụ nữ phải đối mặt với bạo lực thể chất, tình dục hoặc tinh thần do bạn tình gây ra, phản ánh một thực trạng không chỉ diễn ra trong khu vực mà trên toàn cầu, bắt nguồn từ các chuẩn mực xã hội và chuẩn mực giới.

Tương tư tại Việt Nam, nghiên cứu quốc gia năm 2019 về bạo lực đối với phụ nữ cho thấy, gần 2/3 (khoảng 63%) phụ nữ kết hôn từng bị bạo lực. Đáng chú ý, 90,4% người bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ. Thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ tương đương 1,81% GDP (năm 2018).

Tại Thái Lan, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, 44% phụ nữ cho biết vẫn phải chịu bạo lực do bạn tình gây ra, điều này chỉ ra những thách thức mà quốc gia này đang đối diện.

Số liệu thống kê của các quốc gia trên đều nhấn mạnh một cuộc khủng hoảng rộng lớn trên toàn cầu về bạo lực đối với phụ nữ, được thúc đẩy bởi sự bất bình đẳng khó xoay chuyển và những rào cản mang tính hệ thống.

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á
Tình trạng nhiều phụ nữ phải đối mặt với bạo lực thể chất, tình dục hoặc tinh thần do bạn tình gây ra, phản ánh một thực trạng không chỉ diễn ra trong khu vực mà trên toàn cầu, bắt nguồn từ các chuẩn mực xã hội và giới. (Nguồn: UNFPA)

Nhiều nỗ lực được triển khai

Chính phủ Lào, Việt Nam và Thái Lan, với sự hỗ trợ của UNFPA cùng các đối tác như UN Women, UNDP, WHO, UNODC, chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Bộ Ngoại giao và thương mại Australia và Nhật Bản, đã có những bước tiến đáng kể trong công cuộc xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, thông qua việc triển khai Gói dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực (ESP) – tiêu chuẩn toàn cầu trong các ứng phó mang tính thể chế đối với những hành vi bạo lực trên cơ sở giới.

Tại ba quốc gia ASEAN này, các hệ thống hỗ trợ toàn diện như Trung tâm dịch vụ một cửa hay Trung tâm giải quyết khủng hoảng đã được thành lập tại các bệnh viện và trong các khu dân cư. Các hệ thống hỗ trợ toàn diện đã góp phần xây dựng các quy trình vận hành tiêu chuẩn cho các dịch vụ y tế, xã hội, tư pháp và cảnh sát, đồng thời củng cố đường dây nóng quốc gia hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới.

Ngoài ra, việc tích hợp các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới vào hệ thống Bảo hiểm y tế toàn dân của Thái Lan cũng là một bước tiến đầy hứa hẹn để đảm bảo rằng, tất cả những người bị bạo lực sẽ nhận được hỗ trợ cần thiết mà không gặp phải những rào cản về tài chính.

Những tiến bộ đáng kể đạt được tại Việt Nam, Lào và Thái Lan là minh chứng những nỗ lực của các quốc gia và việc áp dụng có hệ thống hợp tác tam giác Nam – Nam. Phương thức tiếp cận này được chứng minh là một mô hình hiệu quả trong việc giải quyết bạo lực trên cơ sở giới thông qua việc chia sẻ kiến thức, nguồn lực và thực hành sáng tạo.

Sự hợp tác giữa ba quốc gia thể hiện tinh thần của ASEAN, bao gồm việc đồng tổ chức một sự kiện bên lề tại Kỳ họp lần thứ 68 của Ủy ban Địa vị phụ nữ (CSW68) gần đây, những cuộc trao đổi học tập trực tiếp và trực tuyến, các chuyến thực địa chung và hợp tác xuyên biên giới trong 16 ngày hành động chấm dứt bạo lực giới, được diễn ra hàng năm trên toàn cầu.

Mở ra từng cánh cửa: Lời kêu gọi ủng hộ người bị bạo lực trên cơ sở giới tại Đông Nam Á
Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm trong việc vận hành và nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam”, ngày 25/5/2023, tại Hà Nội. (Nguồn: UNFPA)

Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, Lào và Thái Lan

Tuần này, trong Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN lần thứ 3 với chủ đề “Tăng cường nền kinh tế chăm sóc hướng tới Cộng đồng ASEAN giai đoạn sau năm 2025”, Việt Nam, Lào và Thái Lan một lần nữa sẽ hợp tác đồng tổ chức một sự kiện bên lề với chủ đề: “Không có bước đi sai lầm: Chia sẻ những thực hành tốt để ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, các dịch vụ điều phối, bảo vệ, công tác xã hội, chuyển gửi và ứng phó của hệ thống y tế”.

Cùng nhau, ba quốc gia sẽ cung cấp cho hơn 200 đại biểu tham dự các khuyến nghị dựa trên thành công trong việc thực hiện các quy trình vận hành tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo những người bị bạo lực nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ thiết yếu, củng cố thể chế ở cấp quốc gia và địa phương.

Thông điệp từ Việt Nam, Lào và Thái Lan rất rõ ràng:

● Không có bước đi sai lầm, đặc biệt đối với những người bị bạo lực, để họ tìm được sự giúp đỡ cần thiết dù ở nơi đâu.

● Việc tích hợp ESP vào luật pháp và chính sách cấp quốc gia là vô cùng quan trọng để hướng dẫn việc thực hiện hiệu quả.

● Giải quyết bạo lực trên cơ sở giới đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện và đa ngành, đồng thời thách thức các chuẩn mực giới và các thể chế duy trì bạo lực.

● Cung cấp dịch vụ là chưa đủ; chúng ta cần nỗ lực thay đổi các chuẩn mực xã hội, đảm bảo rằng người bị bạo lực không những được hỗ trợ sau bạo lực mà còn được trao quyền để ngăn chặn bạo lực xảy ra. Một bước cơ bản trong việc phòng chống bạo lực trên cơ sở giới nằm ở việc công nhận và đánh giá cao vai trò quan trọng của công việc chăm sóc, cùng với nỗ lực có ý thức nhằm phân bổ lại những trách nhiệm này một cách công bằng hơn. Điều này đòi hỏi thách thức các vai trò giới truyền thống và đảm bảo rằng cả nam giới và trẻ em trai đều tích cực vận động và hỗ trợ quyền được tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực, cơ hội và dịch vụ cho mọi người, không phân biệt giới.

Cam kết quốc gia mạnh mẽ của Việt Nam, Lào và Thái Lan đối với Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (ICPD) năm 1994 và Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cam kết chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và thúc đẩy bình đẳng giới. Bằng cách nhấn mạnh mối liên hệ giữa động lực phát triển dân số, quyền con người và phát triển bền vững, ba quốc gia này đã đặt nền tảng cho các chính sách và chương trình để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bạo lực trên cơ sở giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Đây là một bước quan trọng hướng tới mục tiêu chung về hòa bình, thịnh vượng và công bằng xã hội.

Tiếp nối những thành công của ICPD trong 30 năm qua, chúng ta cần duy trì sự tập trung nỗ lực chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới. Bởi cái giá phải trả nếu không hành động là rất cao, không chỉ về mặt kinh tế mà còn là tổn hại của nhiều phụ nữ và trẻ em gái tại các nước ASEAN và trên toàn thế giới.

Khi chúng ta cùng hợp tác, hợp lực xuyên biên giới, chúng ta có thể phá vỡ chu kỳ của bạo lực và đảm bảo rằng bất kỳ cánh cửa nào mà người bị bạo lực bước qua để tìm kiếm sự giúp đỡ, có thể là bệnh viện, nơi tạm lánh hoặc đồn cảnh sát, đều là những cánh cửa phù hợp.





Nguồn: https://baoquocte.vn/mo-ra-tung-canh-cua-loi-keu-goi-ung-ho-nguoi-bi-bao-luc-tren-co-so-gioi-tai-dong-nam-a-283367.html

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh hợp tác, đưa Việt Nam thành trung tâm logistics tại Đông Nam Á

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPort, Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm logistics tiên tiến và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam. Hợp tác chiến lược này sẽ góp phần củng cố vị thế của Việt Nam là một trung tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Biến động không đồng nhất, lý do thị trường thế giới bước vào chu kỳ tăng giá

Giá tiêu hôm nay 19/12/2024 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.500 đồng/kg.

Giá vàng “hóng” Fed để quyết hướng đi, đường đến mốc 3.000 USD đã hẹp hơn

Giá vàng hôm nay 19/12/2024 tại thị trường thế giới đi ngang khi thị trường tập trung sự chú ý vào quyết định chính sách tiền tệ. Vàng trong nước biến động thất thường. Chuyên gia đánh giá, triển vọng của kim loại quý vẫn chưa hoàn toàn chuyển sang xu hướng giảm.

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Cùng chuyên mục

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Mới nhất

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

Mới nhất