Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Các nhà khoa học phát hiện cách làm sinh tố bổ dưỡng hơn; Đói ngay sau bữa ăn có phải là triệu chứng nhiễm giun sán?; Trái cây giải nhiệt mùa hè: Măng cụt giúp giảm cholesterol, kháng ung thư…
Chuyên gia: Siêng tập thể dục, bạn có thể tránh được 10 bệnh này
Tập thể dục thường xuyên có tác dụng tích cực đối với mọi tế bào trong cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch, giữ an toàn và chống lại nhiều bệnh tật.
Ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần và sống thọ hơn.
Huấn luyện viên thể dục Meenakshi Mohanty, làm việc tại New Delhi (Ấn Độ), chia sẻ 10 chứng bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách tập thể dục thường xuyên.
1. Bệnh tim mạch. Tập thể dục thường xuyên là yếu tố then chốt cải thiện tuần hoàn máu, giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chạy bộ, bơi lội, đạp xe giúp giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol và tăng cường sức khỏe tổng thể của tim.
2. Béo phì. Hoạt động thể chất là yếu tố quan trọng trong việc quản lý cân nặng và ngăn ngừa béo phì. Tập thể dục thường xuyên hỗ trợ đốt cháy calo, tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy giảm cân lành mạnh. Kết hợp tập aerobic và bài tập rèn luyện sức mạnh có thể tăng cường cơ bắp, tăng khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 17.5.
Các nhà khoa học phát hiện cách làm sinh tố bổ dưỡng hơn
Từ nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học về dinh dưỡng journal Nutrients, các nhà khoa học đã tìm ra một cách làm cho món sinh tố rau bó xôi trở nên bổ dưỡng hơn.
Mặc dù rau bó xôi, xà lách và các loại rau lá xanh có chứa lutein, nhưng trộn chúng với một số thứ có thể làm tăng mức lutein này lên rất nhiều.
Lutein là một chất chống oxy hóa giúp mắt khỏe mạnh. Đặc biệt là cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất lutein.
Để tìm ra cách tối đa hóa hàm lượng lutein trong sinh tố rau bó xôi, các nhà nghiên cứu của Đại học Linköping (Thụy Điển) đã tạo ra một loại đồ uống bằng cách xay rau bó xôi và nước. Sau đó, họ đã thử nhiều cách pha khác nhau, như xay rau bó xôi với sữa thay vì nước, bao gồm sữa chua, sữa bò, nước cốt dừa…
Kết quả cho thấy chỉ có 4 trong số 14 công thức pha sinh tố tạo ra nhiều lutein. Trong đó, hàm lượng lutein đạt được cao nhất là trong sinh tố làm từ rau bó xôi nước cốt dừa, thứ nhì là sữa bò. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 17.5.
Đói ngay sau bữa ăn có phải là triệu chứng nhiễm giun sán?
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta mau đói là do ký sinh trùng đường ruột, chẳng hạn như giun sán. Không chỉ gây mau đói, giun sán còn gây ra một số vấn đề sức khỏe khác.
Ký sinh trùng là những sinh vật có thể phát triển mạnh mẽ trong cơ thể vật chủ. Chúng hút dinh dưỡng từ vật chủ để tồn tại và sinh sản. Ở con người, ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể thì có thể xuất hiện ở hầu hết mọi cơ quan. Trong đó, phổ biến nhất là ở ruột và loại ký sinh trùng thường gặp nhất là giun sán.
Giun sán ký sinh trong đường ruột có nhiều loại như sán dây, giun tròn, giun kim hay giun móc. Chúng bám vào niêm mạc ruột non để hút máu hay dinh dưỡng, chẳng hạn như chất sắt từ thức ăn. Vì thiếu sắt nên quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể bị ảnh hưởng. Cộng với việc hút máu, giun sán khiến người bệnh dễ bị thiếu máu và mau cảm thấy đói dù vừa ăn một bữa no. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!