Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLời giải nào cho bài toán cơ quan quản lý?

Lời giải nào cho bài toán cơ quan quản lý?


Hệ đào tạo cao đẳng: Lời giải nào cho bài toán cơ quan quản lý?- Ảnh 1.

Sinh viên Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội thực hành. Ảnh: Website nhà trường

“Sự thay đổi khó tin”

Tại Hội thảo “Cao đẳng – thực trạng và giải pháp” do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức, ThS Chung Ngọc Quế Chi – Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh có bài tham luận đề cập đến những khó khăn trong quá trình phát triển hệ thống đào tạo cao đẳng Việt Nam.

ThS Chung Ngọc Quế Chi chỉ ra rằng, hệ thống đào tạo sau trung học của Việt Nam khá phức tạp, bao gồm nhiều bộ phận thuộc cơ quan quản lý khác nhau. Tình trạng này dẫn tới “mạnh ai nấy làm”, thiếu tính thống nhất, liên thông. Đặc biệt, những năm qua, hệ đào tạo cao đẳng vẫn loay hoay với bài toán cơ quan Nhà nước quản lý phù hợp.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, hệ thống đào tạo cao đẳng trong nước xuất hiện và gắn chặt với đại học từ những năm đầu thế kỷ 20. Sự phát triển hệ cao đẳng đã góp phần không nhỏ trong việc đào tạo nguồn nhân lực nước nhà qua các thời kỳ. Tuy nhiên, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã bãi bỏ những quy định liên quan đến trình độ cao đẳng thuộc bậc đại học ở các luật trước đó.

“Đây là sự thay đổi khó tin”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói và phân tích, sự dịch chuyển trên dẫn tới các cơ sở giáo dục cao đẳng không được coi là cơ sở giáo dục đại học, quản lý giáo dục nghề nghiệp bị chia sẻ. Các cơ sở giáo dục phổ thông, đại học, trường cao đẳng sư phạm do Bộ GD&ĐT quản lý Nhà nước, phần còn lại thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Quy định này đem đến nhiều hệ lụy không mong đợi.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT viện dẫn, Luật Dạy nghề năm 2006 quy định dạy nghề gồm: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề với mục tiêu “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. Năm 2014 Luật Giáo dục nghề nghiệp thay cho Luật Dạy nghề. Các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề viết lại thành trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.

Dẫu vậy, mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp vẫn viết theo Luật Dạy nghề năm 2006; còn mục tiêu cụ thể của trình độ cao đẳng được thiết kế theo cấu trúc “cộng dồn” trình độ sơ cấp và trung cấp mà không theo cấu trúc “đồng tâm”. Về bản chất, trình độ cao đẳng trong Luật Giáo dục nghề nghiệp thường là giáo dục sau trung học nhưng chưa phải là giáo dục đại học, nó chỉ tương đương cấp độ 4 hoặc cấp độ thấp hơn của ISCED 2011 (Phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế về Giáo dục năm 2011).

Trong khi đó, các chương trình cao đẳng “đích thực” phải được thiết kế nhất quán theo hướng nâng cao học vấn để bảo đảm tương đương cấp độ 5 của ISCED 2011 – cấp độ đầu tiên thuộc giáo dục đại học.

Từ đó, có thể thấy, kể từ khi các chương trình cao đẳng nghề ra đời theo Luật Dạy nghề và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo thiết kế; đặc biệt, kể từ khi các trường cao đẳng (chuyên nghiệp) và cao đẳng nghề chuyển sang mô hình “cao đẳng mới hợp nhất” (khác với thông lệ quốc tế) theo Luật Giáo dục nghề nghiệp thì công tác đào tạo cao đẳng của Việt Nam đã và đang phạm phải ít nhất hai sai lầm nghiêm trọng.

Điều này được thể hiện rõ tại Công văn số 19/HH-NC&PTCS của Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam gửi các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước về việc chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Bộ GD&ĐT (Công văn số 19).

Cụ thể, khi trình độ người lao động đa số chỉ cần đạt trung học nghề là đủ nhưng nếu cơ quan quản lý lại nâng cấp ồ ạt các trường trung cấp nghề lên thành cao đẳng, trong khi chương trình vẫn không thay đổi đáng kể theo chuẩn dẫn tới tình trạng đào tạo “siêu tốc” và có thể tạo ra nguồn lực không tương xứng với trình độ đào tạo, không phù hợp với thông lệ chung của thế giới và hậu quả là nguồn nhân lực của ta không được thế giới công nhận.

Hệ đào tạo cao đẳng: Lời giải nào cho bài toán cơ quan quản lý?- Ảnh 2.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ (Hà Nội). Ảnh: TG

Cần theo thông lệ chung

Cũng theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Công văn số 19 có nêu, thời gian qua có sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa cao đẳng nghề với cao đẳng chuyên nghiệp về mục tiêu đào tạo. Việc này dẫn tới quy định hợp nhất giữa giáo dục nghề với giáo dục chuyên nghiệp có thể làm “méo mó” cơ cấu nguồn nhân lực cần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dù khái niệm “cao đẳng” hoàn toàn không nhất quán trong suốt lịch sử giáo dục của Việt Nam nhưng theo TS Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nét giống nhau của các mô hình cao đẳng đều thuộc bậc giáo dục đại học. Chỉ riêng mô hình cao đẳng nghề theo Luật Giáo dục 2005 và cao đẳng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 mới đi theo cấu trúc khác, không thuộc giáo dục đại học.

TS Lê Viết Khuyến nhìn nhận, từ khi công tác quản lý Nhà nước đối với hệ cao đẳng không do Bộ GD&ĐT đảm nhiệm tạo “điểm nghẽn” cản trở phân luồng học sinh sau THCS và phát triển nguồn nhân lực.

Theo thông lệ chung, để đáp ứng hội nhập quốc tế, các nước cần tuân theo “Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế” (ISCED) do UNESCO ban hành. Phiên bản mới nhất là ISCED 2011 (ban hành năm 2011) có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014. Phiên bản này dành cho tất cả thành viên UNESCO, trong đó có Việt Nam để xác định trình độ của các chương trình giáo dục và đào tạo cụ thể.

“Dựa vào tài liệu trên, chúng ta có thể xác định được chương trình giáo dục của các quốc gia có tương đương nhau hay không, có phù hợp thông lệ quốc tế không?”, TS Lê Viết Khuyến nêu vấn đề và cho biết, ISCED 2011 được chia thành 9 cấp độ. Cụ thể: Cấp độ 0 cho giáo dục mầm non; cấp độ 1 cho tiểu học; cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là: THCS dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề, được gọi là sơ học nghề.

Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (là THPT, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề); cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học nhưng chưa phải đại học; cấp độ 5 cho cao đẳng; cấp độ 6 cho trình độ cử nhân và tương đương; cấp độ 7 cho thạc sĩ; cấp độ 8 cho tiến sĩ. “Theo ISCED 2011, các cấp độ 2, 3 thuộc về giáo dục trung học, các cấp độ 5, 6, 7 và 8 thuộc về giáo dục đại học. Không có khái niệm “Bậc Giáo dục nghề nghiệp” như ở Việt Nam”, TS Lê Viết Khuyến cho hay.

Xuất phát từ thực tiễn, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho hay, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị Quốc hội điều chỉnh Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp theo định hướng: Đưa trình độ cao đẳng trở lại giáo dục đại học; đồng thời đưa quản lý Nhà nước về đào tạo cao đẳng chung một đầu mối với các cấp độ khác thuộc giáo dục đại học, tức là về lại Bộ GD&ĐT.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nếu loại cao đẳng ra khỏi giáo dục đại học, cùng với áp lực giảm quy mô tuyển sinh vào đại học thì hậu quả tất yếu là đưa giáo dục đại học Việt Nam trở về đặc trưng tinh hoa – chỉ thích ứng với nền kinh tế trước công nghiệp hóa.





Nguồn: https://danviet.vn/he-dao-tao-cao-dang-loi-giai-nao-cho-bai-toan-co-quan-quan-ly-20240714124403346.htm

Cùng chủ đề

Hàng trăm người tham gia hoạt động “Áo dài với đạp xe vì môi trường”

Sáng 29/6, tại Bia Quốc Học Huế, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức hoạt động "Áo dài với đạp xe vì môi trường". Hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024 diễn ra từ ngày 24-30/6 do Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên...

Tổ chức hội thi thuyết minh viên tại điểm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Dự lễ khai mạc Hội thi có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ VHTTDL Nguyễn Tuấn Linh. Hội thi được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024

Lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024Theo thông báo trúng tuyển của các tân sinh viên, lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 dự kiến là từ ngày 27/8-30/8.Cụ thể, tại cơ sở II của Trường Đại học Ngoại thương ở...

Cẩn thận kẻo trượt oan

Bao giờ công bố điểm chuẩn đại học 2024 sau lọc ảo? Từ ngày 13/8 đến ngày 17/8/2024, quy trình lọc ảo 6 bước được tiến hành, xác định nguyện vọng trúng tuyển cao nhất của thí sinh. Từ 16h ngày 17/8, thí sinh sẽ biết...

Tỉnh Bình Phước có 44 dân tộc, tại đây vừa diễn ra lễ hội Lồng Tồng của 2 dân tộc Tày, Nùng

Khu vực lễ hội được chính quyền địa phương tổ chức tại nhà văn hóa ấp Phước Tâm, thuộc Trung tâm văn hóa - thể thao huyện Đồng Phú. Đây cũng là nơi tập trung đông đảo người dân tộc Tày, Nùng di cư từ các...

Bà Rịa – Vũng Tàu lập tổ công tác đặc biệt xử lý tàu cá mất kết nối khi khai thác thủy sản

Mới đây, Ban chỉ đạo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Ban chỉ đạo về IUU) có quyết định thành lập Tổ xác minh, xử lý...

Võ Lê Quế Anh Miss Grand Vietnam 2024 áp lực trước thành tích của Hoa hậu Thùy Tiên

 Võ Lê Quế Anh (sinh năm 2001) đăng quang Miss Grand Vietnam 2024. Cô sở hữu chiều cao 1,72m cùng số đo ba vòng gợi cảm lần lượt là 78-62-89cm. Người đẹp sinh năm 2001 tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc tại...

Bài đọc nhiều

Trách nhiệm thanh niên thời đại số

Thanh niên là lực lượng lao động dồi dào, sáng tạo và năng động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cập nhật lịch công bố điểm chuẩn đại học 2024 của hàng chục trường

Lịch công bố điểm chuẩn đại học 2024Tính đến thời điểm ngày 12/8, hàng chục trường đại học đã thông báo về thời gian công bố điểm chuẩn đại học 2024 dự kiến, chi tiết như sau:TrườngNgày dự kiếnHọc viện Tài chính17/8 - 18/8Học viện Công...

60% sinh viên Trường Quốc tế có việc làm trước khi tốt nghiệp

Trong ngày 11.8, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho hơn 800 tân cử nhân và tân thạc sĩ của 10 chương trình đào tạo đại học và 5 chương trình đào tạo thạc sĩ. Khoá tốt nghiệp năm 2024 khá đặc...

Cùng chuyên mục

Năm học 2024-2025, cả nước tăng gần 9.500 lớp và nhóm lớp

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2024-2025, bậc mầm non tăng 2.327 nhóm lớp, bậc phổ thông tăng 7.150 lớp. Điều này khiến tình trạng thiếu giáo viên sẽ tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết năm học 2024-2025, theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, do số học sinh tiếp tục tăng dẫn đến số...

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì việc ông Vương Tấn Việt chưa tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa?

Trao đổi với báo chí, đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: "Về nguyên tắc, khi có văn bản chính thức của cơ quan quản lý nhà trường sẽ thực hiện các quy trình theo quy định của Bộ GD-ĐT. Nếu học viên sử dụng bằng giả...

Bao giờ Hà Nội công bố đề minh họa thi lớp 10 năm 2025?

Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, có thể tháng 8 này sẽ công bố đề thi minh họa vào lớp 10 THPT, thay vì vào tháng 5 - trước kỳ thi một tháng như năm 2024.

Bắt đầu lọc ảo để lựa chọn thí sinh trúng tuyển đại học

Việc lọc ảo được thực hiện 6 lần trong khoảng thời gian từ nay đến 17 giờ ngày 17/8/2024. Ở mỗi lần lọc ảo, phần mềm xét tuyển sẽ lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên hệ thống. Căn cứ dữ liệu này, các trường sẽ điều chỉnh điểm chuẩn trúng tuyển và danh sách thí sinh cho sát...

Lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024

Lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024Theo thông báo trúng tuyển của các tân sinh viên, lịch nhập học Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 dự kiến là từ ngày 27/8-30/8.Cụ thể, tại cơ sở II của Trường Đại học Ngoại thương ở...

Mới nhất

Không quy định công chứng bản dịch trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi)

NDO - Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan chủ trì soạn thảo thống nhất tiếp thu theo hướng giữ quy định của dự thảo Luật như Chính phủ trình, đó là không quy định việc công chứng viên công chứng bản dịch mà chỉ quy định chứng thực chữ ký người dịch,...

Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 13-15/8. Sáng 13/8, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc tiếp Công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn. Công chúa Maha Chakri Sirindhorn là con gái cố Quốc...

Ninh Bình lọt top trải nghiệm tuyệt vời nhất thế giới

Vừa qua, nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã công bố giải thưởng Travelers' Choice Awards Best of the Best Things to Do. Trong đó, tour du lịch Ninh Bình bằng thuyền và xe đạp, tour trải nghiệm vượt thác và tham quan thác nước ở Đà Lạt lọt vào 25 hoạt động hấp...

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì việc ông Vương Tấn Việt chưa tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa?

Trao đổi với báo chí, đại diện Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết: "Về nguyên tắc, khi có văn bản chính thức của cơ quan quản lý nhà...

Mới nhất