Trang chủNewsThời sựLoạt "ông lớn" ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn...

Loạt “ông lớn” ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay

(Dân trí) – Hàng loạt “gã khổng lồ” năng lượng trên thế giới lần lượt rời thị trường Việt Nam. Điện gió ngoài khơi vẫn vướng không ít khó khăn, từ cơ chế chính sách, lựa chọn nhà đầu tư đến hạ tầng lưới điện…
 
Loạt "ông lớn" ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay

Orsted (Đan Mạch), Equinor (Na Uy) và gần đây là Enel (Italy) chuẩn bị rút khỏi Việt Nam, theo ba nguồn tin của Reuters tiết lộ. Đây đều là những “ông trùm” về lĩnh vực điện gió trên thế giới.

Thực tế, không ít doanh nghiệp năng lượng quốc tế từng có tham vọng phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nhưng sau nhiều năm kế hoạch vẫn phải “bỏ ngỏ” vì vướng hàng loạt cơ chế, chính sách liên quan.

Bộ Công Thương cũng thừa nhận điện gió ngoài khơi vẫn gặp phải hàng loạt vướng mắc liên quan đến quy hoạch; chủ trương, lựa chọn nhà đầu tư; điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP)… Bên cạnh đó, các vấn đề về an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia; giá điện; tín dụng; tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thiết bị, thi công xây dựng, an toàn cháy nổ cũng gặp nhiều khó khăn.

Cuộc rút lui của nhiều “ông lớn” năng lượng

Cuối tháng 6/2021, Tập đoàn Orsted của Đan Mạch chính thức đặt chân vào thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam với mong muốn chi tới 13,6 tỷ USD đầu tư dự án điện gió ngoài khơi tại vùng biển Hải Phòng.

Chỉ 3 tháng sau, Orsted đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi với Tập đoàn T&T của đại gia Đỗ Quang Hiển. Quan hệ hợp tác chiến lược này hứa hẹn đem lại nguồn cung lớn về năng lượng tái tạo thông qua các dự án điện gió ngoài khơi đầu tư mới tại tỉnh Bình ThuậnNinh Thuận, với tổng công suất lắp đặt ước tính gần 10GW và tổng giá trị đầu tư khoảng 30 tỷ USD (dự kiến được phân kỳ đầu tư trong thời gian 20 năm).

Tuy nhiên, sau gần 2 năm, Orsted đã quyết định dừng “cuộc chơi” tại Việt Nam, chủ yếu do các chính sách liên quan triển khai và mua điện, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư và cơ chế bán điện thiếu rõ ràng.

Nối gót Orsted là Tập đoàn Equinor – Công ty năng lượng lớn nhất Na Uy cũng quyết định hủy kế hoạch đầu tư vào điện gió ngoài khơi của Việt Nam sau hơn 2 năm nghiên cứu, khảo sát. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên Equinor đóng cửa một văn phòng phụ trách phát triển điện gió ngoài khơi quốc tế. 

Loạt ông lớn ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay - 1
Equinor – một trong những công ty năng lượng lớn nhất Na Uy đã quyết định rút khỏi thị trường Việt Nam sau nhiều năm nghiên cứu, khảo sát (Ảnh: Equinor).

Trước đó, năm 2021, Equinor và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi và năng lượng tái tạo. Tập đoàn cũng có văn bản đề xuất vị trí khảo sát điện gió ngoài khơi tại một số địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hải Phòng, Thái Bình

Và mới đây nhất, “gã khổng lồ” năng lượng tái tạo Enel (Italy) có khả năng sẽ rời khỏi thị trường Việt Nam. Hồi tháng 6/2022, Enel đã công bố kế hoạch đầy tham vọng lắp đặt 6GW công suất năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Thời điểm đó, tập đoàn này đặc biệt lưu ý về tiềm năng thị trường điện mặt trời và điện gió của Việt Nam.

Rõ ràng, việc nhiều “ông lớn” năng lượng rút khỏi thị trường Việt Nam cho thấy sức hút của thị trường điện gió ngoài khơi tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư ngoại đang cạn dần khi các chính sách liên quan triển khai và mua điện, cơ chế lựa chọn nhà đầu tư và cơ chế bán điện… chưa rõ ràng.

Trong cuộc họp ngày 21/9 với Thủ tướng, ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Ủy ban Chiến lược T&T Group – cũng cho biết Tập đoàn Orsted – chiếm 25% sản lượng điện gió ngoài khơi trên thế giới quyết định dừng dự án điện gió tại Việt Nam vào năm 2023 vì các thủ tục hành chính quá phức tạp.

“Mặc dù Orsted có kế hoạch đầu tư một tổ hợp năng lượng tái tạo tại Việt Nam, nhằm xuất khẩu năng lượng ra toàn khu vực châu Á, dự án đã không thể thực hiện do gặp phải các rào cản về thủ tục hành chính. Họ rút bởi vì thủ tục phức tạp quá”, ông Hiển chia sẻ.

Những rào cản, thách thức

Cơ sở hạ tầng lưới điện chưa đảm bảo, rào cản về quy định, chồng chéo các quy hoạch hay khó lựa chọn nhà đầu tư… là nguyên nhân khiến mục tiêu 6.000MW điện gió ngoài khơi của Việt Nam trong 6 năm tới có thể lỡ hẹn. 

Với chiều dài bờ biển hơn 3.400km, Việt Nam được các chuyên gia quốc tế đánh giá có nguồn tài nguyên gió tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 5 ở châu Á và thứ 13 trên thế giới. Theo đánh giá, tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi của Việt Nam rất lớn, lên tới 600.000MW.

Thực tế, Việt Nam đã có những định hướng chiến lược cho việc phát triển nguồn năng lượng biển này như Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Quy hoạch điện VIII. Trong đó, nước ta đặt mục tiêu công suất loại nguồn điện này đến năm 2030 đạt 6.000MW, định hướng tới năm 2050 từ 70.000MW đến 91.500MW.

Tuy nhiên, việc triển khai lại gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, sau hơn 1 năm ban hành Quy hoạch điện VIII vẫn không có dự án điện gió ngoài khơi nào được quyết định chủ trương và giao chủ đầu tư. Quy hoạch cũng chưa nêu rõ số lượng, công suất và vị trí dự án điện gió ngoài khơi, phương án đấu nối nguồn điện này.

Một số nhà đầu tư cho biết hiện việc chấp thuận chủ trương và lựa chọn nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió còn nhiều vướng mắc và không thống nhất giữa các văn bản quản lý pháp luật hiện hành.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội điện gió – điện mặt trời tỉnh Bình Thuận, cho rằng mục tiêu đạt công suất 6.000MW điện gió ngoài khơi của Việt Nam đến năm 2030 khó khả thi.

“Điện gió Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn, nhưng để khai thác được thì gặp rất nhiều trở ngại. Trước hết, Việt Nam thiếu cơ chế, chính sách phát triển điện gió, trong khi cơ chế giá FIT hết hạn thì cơ chế giá mới vẫn phải chờ ban hành. Với điện gió ngoài khơi cũng vậy, cũng gặp khoảng trống về cơ chế chính sách”, ông nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Hiệp hội điện gió – điện mặt trời tỉnh Bình Thuận, cơ sở hạ tầng lưới điện truyền tải của Việt Nam cũng chưa đảm bảo. Do đó, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng cao, trong đó có năng lượng điện gió sẽ làm tăng nguy cơ mất an toàn lưới điện.

“Bên cạnh đó, các quy hoạch như quy hoạch khoáng sản; quy hoạch không gian biển; quy hoạch khai thác thủy, hải sản… còn có sự chồng chéo, không phân định rõ ràng. Điều này khiến các doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi gặp khó khăn”, ông Thịnh nhìn nhận.

Tương tự, TS Dư Văn Toán, chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện Nghiên cứu biển và hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng cho rằng hiện nay, hầu như chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể cho điện gió ngoài khơi, mà mới chỉ nêu trong Quy hoạch điện VIII. Cụ thể, trong các quy định liên quan đến biển như Luật Biển Việt Nam 2012, không có quy định cụ thể về việc cho ngành năng lượng tái tạo nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng thuê mặt nước biển.

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 cũng không quy định về khảo sát, nghiên cứu, xây dựng các dự án phát triển kinh tế biển nói chung (vốn tư nhân) và điện gió ngoài khơi nói riêng mà chỉ quy định về khảo sát, nghiên cứu cơ bản vốn ngân sách.

Về các quy định liên quan giấy phép môi trường, TS Dư Văn Toán cho biết Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cũng không quy định rõ các dự án năng lượng tái tạo đặc thù thuộc dự án danh mục xanh có mục tiêu giảm khí thải nhà kính, Net Zero thì có thể giảm thiểu một số nội dung đánh giá tác động môi trường hay không.

Loạt ông lớn ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay - 2
Việt Nam thiếu quy định công suất điện gió tối đa cho một dự án để vừa đảm bảo khuyến khích nhà đầu tư tham gia, vừa đảm bảo cân đối hệ thống truyền tải điện (Ảnh: The Guardian).

“Bên cạnh đó, nước ta thiếu quy định về diện tích khu vực biển chấp thuận cho sử dụng để đo gió, khảo sát địa chất, địa hình, đánh giá tác động môi trường (mỗi vùng biển sẽ có quy định khác nhau khi tốc độ, mật độ gió, công suất tua bin, điều kiện địa chất, địa hình biển khác nhau)”, vị chuyên gia nhìn nhận.

Theo TS Toán, Việt Nam thiếu quy định công suất điện gió tối đa cho một dự án để vừa đảm bảo khuyến khích nhà đầu tư tham gia, vừa đảm bảo cân đối hệ thống truyền tải điện. Chưa có quy định công suất dự kiến để khảo sát trong từng thời kỳ quy hoạch cho phù hợp với tổng công suất điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII.

“Ngoài ra, tiêu chí lựa chọn nhà phát triển dự án có kinh nghiệm, năng lực và có cam kết rõ ràng về tiến độ, chất lượng khảo sát điện gió ngoài khơi cũng chưa được xây dựng. Còn có cách hiểu khác nhau về việc cho phép (hoặc không cho phép) tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hoạt động đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển…”, vị chuyên gia về điện gió ngoài khơi nêu rõ.

Cần giải pháp đột phá

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án điện gió ngoài khơi phát triển đạt kỳ vọng, TS Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, cho rằng cần sửa đổi và bổ sung một cách đồng bộ các bộ luật liên quan. Đồng thời sửa đổi điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong lĩnh vực năng lượng như PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)…

“Cần tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng, học hỏi về mô hình quản trị đầu tư, vận hành hiệu quả trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có lĩnh vực điện gió ngoài khơi”, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhìn nhận.

Về giải pháp mang tính đột phá, TS Thập kiến nghị xem xét ban hành Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội gồm các điều kiện cần thiết và cho phép triển khai song song với quá trình hoàn thiện các bộ luật theo tinh thần của nghị quyết chuyên đề đó.

Chia sẻ bên lề lễ công bố báo cáo “Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến Phát thải ròng bằng không (EOR 24)” hồi cuối tháng 6, bà Giada Venturini, Cố vấn cao cấp của Cục Năng lượng Đan Mạch cho biết khi thiết lập các kịch bản, các chuyên gia đã xem xét đến các yếu tố kỹ thuật và kinh tế.

“Trong kịch bản phát thải ròng bằng không (Net Zero), điện gió ngoài khơi có chi phí tối ưu nhất, nhưng dự kiến sẽ được triển khai từ 2035 và sau đó tăng công suất đến năm 2050 dựa theo mục tiêu của PPA (hợp đồng mua bán điện – PV)”, bà nói và cho rằng các quy định cần phải được đẩy nhanh hơn để đạt được mục tiêu này.

Trong báo cáo “Triển vọng Năng lượng Việt Nam – Đường đến Phát thải ròng bằng không”, cơ quan nghiên cứu cho biết quá trình đầu tư và xây dựng điện gió ngoài khơi cần thời gian dài 6-10 năm.

“Do vậy, để đạt được quy mô điện gió ngoài khơi theo Quy hoạch điện VIII và những mục tiêu cao hơn, cần sớm ban hành khung pháp lý cũng như các quy định, hướng dẫn để đảm bảo tốc độ triển khai, bao gồm quy hoạch không gian biển, khung giá và quy trình cấp phép rõ ràng”, báo cáo lưu ý.

Loạt ông lớn ngoại rời Việt Nam, điện gió ngoài khơi vẫn loay hoay - 3
Lịch sử công suất lắp đặt nguồn điện của Việt Nam. Biểu đồ: EOR 24.

Đồng thời, nên sớm thực hiện các nghiên cứu về các vị trí đấu nối khả dụng, hạ tầng cảng biển, chuỗi cung ứng và sự sẵn sàng của lực lượng lao động. Bên cạnh đó, Việt Nam cần sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi thí điểm theo định hướng trong Quy hoạch điện VIII để tích lũy kinh nghiệm, giảm thiểu rủi ro và chi phí, cũng như nâng cao nhận thức cho các cơ quan có thẩm quyền và tăng niềm tin cho nhà đầu tư.

Trong đó, các chuyên gia chỉ ra rằng sớm ban hành khung pháp lý và các quy định, hướng dẫn cụ thể là điều kiện tiên quyết để triển khai hiệu quả và kịp thời các dự án điện gió ngoài khơi.

Báo cáo cũng chỉ ra chi phí điện gió ngoài khơi được dự báo sẽ giảm trong tương lai, nguồn gió phong phú ở một số khu vực ngoài khơi Việt Nam kết hợp với tiềm năng điện mặt trời bị hạn chế theo giả định, sẽ làm tăng nhu cầu phát triển và chứng tỏ tầm quan trọng của điện gió ngoài khơi ở Việt Nam trong dài hạn.

Trong thông báo kết luận về giải quyết vướng mắc phát triển điện gió ngoài khơi ngày 1/10, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho biết thời gian từ nay đến 2030 không còn nhiều, do đó việc sớm triển khai các dự án điện gió ngoài khơi rất cần thiết để bảo đảm thực hiện được mục tiêu Quy hoạch điện VIII đề ra.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để có báo cáo, đề xuất Thủ tướng về các nội dung, thủ tục cần thiết để xem xét việc PVN thực hiện việc khảo sát điện gió ngoài khơi, báo cáo trước ngày 5/10.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tổng hợp ý kiến về các vướng mắc, vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực và các quy định pháp luật khác có liên quan để hoàn thiện dự án Luật điện lực (sửa đổi).

Hoặc gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, đề xuất trong dự án một Luật sửa nhiều luật, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, củng cố hành lang pháp lý triển khai thực hiện các dự án về năng lượng, trong đó có dự án điện gió ngoài khơi.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/kinh-doanh/loat-ong-lon-ngoai-roi-viet-nam-dien-gio-ngoai-khoi-van-loay-hoay-20240920135618392.htm

Cùng chủ đề

Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu quân sự

Ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại góp phần quan trọng trong việc quân đội bảo vệ đất nước. Hơn 10 năm trở lại đây, ngành đóng tàu quân sự của Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất hàng loạt tàu quân sự cỡ lớn, hiện đại như tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu pháo, tàu tuần tiễu vũ trang,...

Hai điểm đến du lịch của Việt Nam có chi phí thấp nhất châu Á

Hai điểm đến của Việt Nam bất ngờ xuất hiện trong top 4 nơi có chi phí thấp nhất châu Á cho khách quốc tế ở lại nhiều ngày kết hợp với làm việc từ xa (khách du mục kỹ thuật số), dựa trên một khảo sát cho khách Mỹ. Châu Á là nơi không cần bàn cãi đối với những khách quốc tế - dân mục kỹ thuật số, những người thích ở ngoài vùng an toàn của mình...

Audi A6 phiên bản mới cho thị trường Việt Nam có giá từ 2,3 tỷ đồng

Audi A6 phiên bản mới cho thị trường Việt Nam được trang bị nhiều tùy chọn cao cấp được niêm yết giá bán 2,299 tỷ đồng. Ngày 16/12, Audi Việt Nam giới thiệu mẫu Audi A6 S line 40 TFSI với phong cách thể thao S line và được trang bị đầy đủ hơn những tùy chọn dành cho thị trường Việt Nam. Audi A6 bản nâng cấp mới dự kiến tháng 1/2025 sẽ về Việt Nam với ngoại thất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công chức, viên chức cấp xã dôi dư được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng

(Dân trí) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành nghị quyết hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tối đa 100 triệu đồng/người. Ngày 18/12, Hội đồng Nhân dân tỉnh Gia Lai đã công bố nghị quyết về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không chuyên trách bị dôi dư...

Khó sở hữu nhà trước tuổi 30

(Dân trí) - Chuyên gia cho rằng giá nhà liên tục tăng trong nhiều năm, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Giá nhà có thể giảm hay không là câu hỏi khó, thách thức rất lớn của thị trường. Tại tọa đàm Bất động sản 2025 do VTV Digital phối hợp tổ chức, câu chuyện về giá bất động sản và khả năng sở hữu nhà của người trẻ, gia đình trẻ được nhiều người quan tâm.Chuyên...

Nhiều tiện ích tại CaraWorld sẽ hoạt động vào dịp bàn giao Sông Town năm 2026

(Dân trí) - Ngay thời điểm bàn giao nhà của phân khu Sông Town, loạt đại tiện ích độc đáo của CaraWorld sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Từ cổng chào CaraWorld biểu tượng, làng hải sản lớn bậc nhất Cam Ranh, quảng trường trung tâm, câu lạc bộ thể thao biển, công viên nước chủ đề "cá chép hóa rồng", đến spa center, cafe 360 độ, công viên thú cưng và thể thao ngoài trời, Yumy Foodcourt…...

Người lương hưu thấp được bù lớn để đạt mức tối thiểu năm 2025

(Dân trí) - Với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức lương hưu thấp nhất bằng lương cơ sở. Với mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng hiện áp dụng, nhiều người được bù tiền để đạt lương hưu tối thiểu. Lương hưu thấp nhất hiện hànhTrước ngày 1/7/2025, cách tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc được áp dụng theo quy định tại Điều...

Quyền lợi của cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp bộ máy

(Dân trí) - Cán bộ, công chức khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ được điều động, luân chuyển đến các cơ quan hoặc hưởng chế độ, chính sách với người thôi việc, tinh giản biên chế... Liên quan đến quyền lợi, chế độ đối với cán bộ, công chức dôi dư sau khi sắp xếp, bà Vũ Thùy Trang, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH YouMe cho hay, cán bộ, công chức, viên chức, người...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Cùng chuyên mục

Năm 2025 đối tượng nào được tăng lương hưu?

Từ 1/7/2025, khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực thi hành, sẽ điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với những người có mức hưởng thấp và nghỉ hưu trước năm 1995. Cụ thể, theo Điều 67 Luật BHXH 2024 quy định, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ BHXH. Lương hưu được điều chỉnh mức tăng...

Cháy nhà hàng Beefsteak kiểu Pháp ở quận 3, TP HCM

(NLĐO) - Cảnh sát phải phong toả xung quanh toà nhà cháy để phục vụ chữa cháy. ...

Xây dựng Quân đoàn 12 ‘tinh, gọn, mạnh’, chủ lực, cơ động chiến lược

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, làm việc với Quân đoàn 12 đóng quân tại tỉnh Ninh Bình. Trước đó, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên, tặng quà các cán bộ, chiến sỹ Lữ đoàn phòng không...

Từ 2025 cơ sở đăng kiểm mới phải cách trường học, bệnh viện tối thiểu 50m

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật và vị trí của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới vừa được Bộ GTVT ban hành quy định rõ về khoảng cách tối thiểu với trường học, bệnh viện. ...

Cháy nhà hàng 3 tầng ở trung tâm TPHCM, nhiều người bỏ chạy

Nhà hàng 3 tầng ở trung tâm TPHCM xảy ra cháy kèm khói đen bốc nghi ngút khiến nhiều người phải bỏ chạy tạo nên khung cảnh hỗn loạn. Khoảng 10h sáng nay (18/12), người dân sống trên đường Cao Thắng, phường 4, quận 3 (TPHCM) phát hiện ngọn lửa bốc lên cao tại một nhà hàng 'bít tết kiểu Pháp' có kết cấu 3 tầng. Thời điểm xảy ra hoả hoạn, nhà hàng này đang hoạt động. Nhiều thực khách...

Mới nhất

BIDV nhận giải thưởng quốc tế về phát hành trái phiếu bền vững

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa nhận giải thưởng Ngân hàng triển khai giao dịch phát hành trái phiếu bền vững tốt nhất Việt Nam 2024 từ Tạp chí Global Banking and Finance Review. Giải thưởng là sự khẳng định vị thế tiên phong của BIDV trong việc phát hành trái phiếu xanh, trái...

Xây dựng Quân đoàn 12 ‘tinh, gọn, mạnh’, chủ lực, cơ động chiến lược

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, làm việc với Quân đoàn 12 đóng quân tại tỉnh Ninh Bình. Trước đó, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn...

Mới nhất