‘Loại quả quen thuộc được các chuyên gia khuyến nghị cho người huyết áp cao và tiểu đường, nhờ đặc tính giảm cả đường huyết và huyết áp’. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Có phải cứ nhức mỏi là đi xoa bóp?; 4 loại dưỡng chất khi thiếu sẽ gây rụng tóc; 4 thói quen tưởng bình thường nhưng dễ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày…
Có một món ăn giúp giảm cả huyết áp cao và lượng đường trong máu
Một món ăn bổ dưỡng được các chuyên gia khuyến nghị cho người huyết áp cao và tiểu đường, nhờ đặc tính giảm cả đường huyết và huyết áp.
Theo trang tin y tế WebMD, bí ngô chứa lượng đường và carbohydrate vừa phải, và có chỉ số đường huyết là 51 nên không làm tăng vọt lượng đường trong máu.
Đáng chú ý, bí ngô là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, với 1 chén nấu chín cung cấp 6,6 gram chất xơ, trong khi chỉ có 4 gram đường và 22 gram carbohydrate.
Cô Destini Moody, chuyên gia dinh dưỡng thể thao đang làm việc tại Mỹ, chia sẻ: Bí ngô có nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa. Chúng cũng rất tốt cho những người bị kháng insulin hoặc tiểu đường vì mặc dù chúng có bột như khoai tây, nhưng không làm tăng lượng đường trong máu như khoai tây.
Không chỉ vậy, loại quả bí ngô cũng có lợi cho huyết áp và sức khỏe tim mạch nói chung. Chuyên gia Moody giải thích: Cũng như các loại rau củ màu cam như cà rốt và khoai lang, bí ngô có hàm lượng cao của beta-carotene – chất chống oxy hóa đã được khoa học chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách tác động lên những gien làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Nghiên cứu đánh giá năm 2021 trên tạp chí khoa học Heliyon đã kết luận rằng bổ sung cả alpha-carotene và beta-carotene vào chế độ ăn giúp bệnh nhân huyết áp cao giảm huyết áp. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.12.
4 loại dưỡng chất khi thiếu sẽ gây rụng tóc
Một mái tóc khỏe mạnh sẽ bóng mượt, dày, sợi tóc đàn hồi tốt và ít gãy rụng. Khi cơ thể thiếu chất, một trong những dấu hiệu thường thấy là tóc rụng nhiều hơn, mái tóc cũng mỏng đi.
Vitamin là loại dưỡng chất rất dễ bị thiếu. Nguyên nhân là vitamin đóng vai trò thiết yếu với quá trình hình thành và phát triển của sợi tóc.
Rụng tóc nhiều có thể là do thiếu các loại vitamin sau:
Vitamin D. Trên thực tế, thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc. Trong suốt quá trình phát triển của sợi tóc thì vitamin D rất cần thiết để nuôi dưỡng nang tóc. Do đó, thiếu vitamin có thể khiến tóc mọc chậm và nang tóc yếu. Hệ quả là mái tóc mỏng đi, thậm chí khiến tóc rụng thành từng mảng.
Cách tốt nhất để nạp vitamin D cho cơ thể là cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng. Những người không có cơ hội phơi nắng sớm thì có thể ăn các món giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, cá mòi, lòng đỏ trứng, nấm hay gan động vật. Dùng thực phẩm bổ sung cũng là cách giúp cơ thể có đủ vitamin D.
Vitamin B7. Một trong những lợi ích quan trọng của vitamin B7 với tóc là giúp kích thích mọc tóc. Điều này là do vitamin B rất cần thiết để tạo ra keratin, loại protein chính cấu thành nên tóc, móng và lớp biểu bì của da.
Thiếu vitamin B7 khiến tóc dễ gãy và rụng. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin B7 là các loại hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, cá ngừ, gan gà hay cải bó xôi. Nội dung tiếp theo bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 6.12.
4 thói quen tưởng bình thường nhưng dễ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Một số thói quen tưởng bình thường nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày bắt đầu phát triển từ các tế bào lót trong dạ dày. Qua thời gian, tế bào ung thư sẽ phát triển sâu hơn vào thành dạ dày. Trong nhiều trường hợp, ung thư dạ dày được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển và khả năng chữa khỏi lúc này là thấp.
Ung thư dạ dày sẽ phát triển xuyên qua thành dạ dày và lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Khi đã di căn, bệnh sẽ trở nên phức tạp và rất khó điều trị. Để phòng bệnh, mọi người cần tránh các thói quen xấu sau:
Ăn mặn. Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy ăn nhiều muối sẽ làm tăng hơn 40% nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Nguyên nhân là do hàm lượng muối cao trong dạ dày sẽ gây tổn thương niêm mạc, khiến vi khuẩn Helicobacter pylori dễ dàng tấn công và gây viêm.
Tình trạng viêm kéo dài này có thể khiến tế bào ung thư dễ hình thành. Để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa ung thư, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá 2.300 mg muối mỗi ngày.
Hút thuốc. Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn là tác nhân gây ung thư dạ dày. Hóa chất trong khói thuốc có thể làm biến đổi các tế bào trong lớp niêm mạc dạ dày và gây loét. Đây là 2 yếu tố khiến ung thư dạ dày dễ phát triển. Mức độ viêm loét dạ dày phụ thuộc vào lượng thuốc lá hút mỗi ngày. Do đó, bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để phòng tránh ung thư dạ dày và ung thư phổi. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!
Nguồn: https://thanhnien.vn/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-loai-qua-quen-thuoc-giup-giam-huyet-ap-duong-huyet-185241205233708522.htm