Mỗi loài động vật sẽ sở hữu riêng cho mình một kỹ năng sinh tồn đặc biệt để có thể bảo vệ bản thân trước sự tấn công của kẻ địch. Những loài động vật sở hữu đôi tai lớn nhất trên thế giới cũng vậy, ngoài dùng tai để nghe ngóng tình hình, chúng còn dùng để hạ nhiệt cơ thể qua nhiều mạch máu.
Chuột nhảy Jerboa
Chuột nhảy Jerboa có nguồn gốc từ Sa mạc ở miền Nam Mông Cổ và Tây Bắc Trung Quốc. Đặc điểm chung của loài động vậy này là có đôi tai khá to so với kích thước cơ thể và sinh sống dưới lòng đất vào ban ngày. Đến đêm, chuột nhảy Jerboa sẽ mò lên mặt đất để tìm kiếm thức ăn và uống sương đêm.
Loài chuột nhảy này trông giống như chuột túi. Cả hai đều có chân sau dài, chân trước rất ngắn và đuôi dài. Jerboa di chuyển bằng điệu nhảy cà tưng giống như một chú kangaroo. Đuôi của Jerboa có thể dài hơn đầu và cơ thể.
Voi châu Phi
Voi châu Phi là một trong những loài động vật lớn nhất trên Trái Đất và được phân biệt với loài voi châu Á bằng đôi tai to lớn. Vào mùa hè, để giảm bớt nhiệt độ trên cơ thể, voi châu Phi sẽ hút nước và phun lên người. Đồng thời, chúng cũng sử dụng đôi tai của mình để vẩy nước lên cơ thể.
Mũi (vòi) của voi châu Phi có nhiệm vụ thở, ngửi mùi, thu nước và để lấy đồ vật. Tuy nhiên, loài voi này lại không thể sử dụng ngón chân để lấy những đồ vật nhỏ. Trong khi đó, voi châu Á lại có thể thực hiện được hành động này.
Thỏ tai to
Thỏ tai to có tới 6 loài, một số loài sở hữu đôi tai dài 18cm, thường sinh sống tại vùng khí hậu lạnh. Loài này thường không di cư và ngủ đông trong suốt mùa đông Chế độ ăn đa dạng bao gồm cây bụi, cây nhỏ, cỏ và thảo mộc.
Do thỏ tai to thường mang theo nhiều loài động vật chứa mầm bệnh như bọ chét, ve, chấy rận nên có rất ít người muốn săn bắt chúng.
Dơi
Dơi là động vật có vú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay… trông có vẻ như bay nhưng thực ra chúng chỉ có thể lượn trong một khoảng cách giới hạn.
Loài động vật này sở hữu đôi tai khổng lồ, nghe thấy được những âm thanh nhỏ nhất như tiếng bước chân của côn trùng. Từ đó, phát hiện và tiêu diệt con mồi dễ dàng. Tuy nhiên, tai dơi không hề liên quan đến việc định vị tiếng vang khi gặp con mồi như nhiều người vẫn đang lầm tưởng.
Carcal
Carcal là loài mèo rừng chân dài, sống trong khu vực rừng từ châu Phi tới Ấn Độ. Chúng nổi tiếng với đôi tai lớn và sở hữu khả năng nghe rất khủng khiếp, có thể định vị con mồi kể cả trong vùng cỏ cao. Trong khi săn mồi, đôi tai của Carcal sẽ di chuyển giống như một chiếc ăng-ten.
Cáo Fennec
Cáo Fennec được người dân bản địa ưu ái tặng thêm một cái tên khác là Cáo “tai dơi”, thường sống ở miền đông và nam châu Phi. Chúng có sở thích đặc biệt là ăn côn trùng, động vật có vú nhỏ và một số loài chim.
Bên cạnh đó, đôi tai khổng lồ còn giúp cáo Fennec xua tan đi cái nóng của mùa hè và phát hiện những loài côn trùng đang trốn chạy dưới cát. Lông của fennec được đánh giá cao bởi những người dân bản địa của Bắc Phi và ở một số nơi trên thế giới, loài cáo này được xem là vật nuôi kỳ lạ.
Tuyết Anh(Nguồn: Tổng hợp)
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ