Trang chủKinh tếNông nghiệpLoại bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực...

Loại bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực riêng có của xứ Trảng bởi những đặc điểm này


Loại bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực riêng có của xứ Trảng bởi những đặc điểm này- Ảnh 1.

Làng nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng.

Giờ đây, thực khách có thể thưởng thức món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng ở nhiều nơi, trong những chuỗi nhà hàng sang trọng, nhưng ăn bánh tráng phơi sương ở Trảng Bàng vẫn có sự hấp dẫn riêng…

Bữa ấy, tôi theo chân một đoàn khách du lịch ở ngoài Bắc vào ăn bánh tráng phơi sương ở hiệu Như Bình khá nổi tiếng ở Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Phải nói một điều, trên dọc dài đất nước, bánh tráng là món ăn quen thuộc.

Ta có thể gặp bánh tráng ở nhiều vùng, mỗi vùng có cách tráng bánh khác nhau và cũng có cách ăn, mùi vị bánh tráng khác nhau. Và trong muôn vàn vị từ bánh tráng ấy, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã tìm được chỗ đứng cho mình từ những điều rất riêng biệt, có thể chinh phục nhiều thực khách khó tính.

Trở lại quán Như Bình hôm đó, quán đơn sơ thôi, nhưng ở dưới những lùm cây xanh mát, nên chúng tôi ngồi thưởng thức món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng càng trở nên thú vị. Bánh tráng ở đây có vị dai, mềm vừa phải đúng chuẩn hương vị bánh tráng Tây Ninh. Nhưng với khách du lịch, cơ sở này còn có thêm nhiều loại bánh tráng khác để phục vụ, như bánh tráng nướng, bánh tráng mắm ruốc…

Về nguồn gốc món bánh tráng phơi sương, bà con ở Tây Ninh nhiều người vẫn kể rằng, tương truyền rằng, ngày xưa có gia đình nọ đưa nhau từ miền Trung vào miệt Trảng Bàng thuộc trấn Gia Định (nay là Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) sinh sống. Họ chọn nghề bánh tráng để mưu sinh. Lúc ấy, bánh tráng vẫn còn dùng bột gạo chứ chưa dùng tinh bột khoai mì như hiện nay nên thường dày và cứng, nướng ăn chứ không mềm để cuộn với thịt luộc, rau sống.

Một buổi chiều, cô con dâu do quá mệt nên khi gom bánh khô vào nhà đã bỏ quên hai vỉ bánh ngoài góc rào. Sáng ra, mẹ chồng thấy vỉ bánh ẩm ướt, vốn sẽ bị “nằm mê” không ngon, liền định rầy la. Anh chồng thương vợ mới về nhà còn chưa quen nên ra gỡ những chiếc bánh mềm mại sương đêm ấy mang vào nhà và hái những lá rau quanh vườn rồi mời cả nhà cùng ăn. Không ngờ mọi người ăn đều tấm tắc khen ngon, bà mẹ không la rầy con dâu nữa và từ đó món “bánh tráng phơi sương” được khai sinh.

Để làm ra được những chiếc bánh tráng phơi sương ngon thì quan trọng nhất là việc chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Sau khi xay gạo xong bỏ thêm một lượng muối vừa phải tạo vị mặn cho bánh chứ không thêm đường như các bánh tráng thường khác. Bánh tráng Trảng Bàng thường được tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng phơi cho khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.

Loại bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực riêng có của xứ Trảng bởi những đặc điểm này- Ảnh 2.

Món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng.

Nướng bánh là công đoạn quan trọng tạo nên màu sắc đặc trưng của bánh tráng phơi sương. Bánh tráng sau khi phơi khô đem vào nướng ở một chiếc lò nướng đặc biệt được sử dụng nhiên liệu đốt bằng “vỏ đậu phộng”, điểm đặc biệt lưu ý là bánh không được nướng quá chín và quá phồng nên chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi những hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngả sang màu trắng đục thì dừng lại.

Lò nướng bánh tráng làm khá đơn giản từ cái trã nhôm (cái nồi đáy tròn dùng để nấu rượu) đặt nghiêng, người thợ nhanh tay xoay cho cái bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng không bị cháy.

Bánh nướng xong đem phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc từ đêm. Bánh được xếp lên giàn và chờ đến sáng hôm sau lúc sương xuống thì đem bánh ra phơi, và chỉ phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn, nếu phơi lâu bánh sẽ bị mềm và ẩm ướt và không ngon. Đây là công đoạn quyết định thành công của bánh tráng, vì thế đòi hỏi người làm bánh phải có chút công phu và chịu khó.

Người phơi bánh phải “thức” cùng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối để giữ độ mềm, xốp. Bánh tráng phơi sương không giữ được lâu và phải dùng ngay trong khoảng 1 tuần.

Bánh tráng phơi sương dẻo, có vị mặn, có dạng hình tròn tương tự với các loại bánh tráng khác nhưng có màu trắng đục hơn và lấm tấm những hạt bong bóng nổi trên mặt bánh, có thể sử dụng trực tiếp không cần phải nhúng nước hay nướng giòn.

Phần rau sống ăn kém món bánh tráng phơi sương cuốn thịt heo phải đủ 5 vị: chát, ngọt, chua, béo, thơm. Thành phần trên bao gồm rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, lá cóc, lá săng mào, lá bứa, lá tràm ổi, húng quế, húng lủi, cần nước, lá mặt trăng, lá săng dẻ, quế vị, ngò tàu, lá xoài… ngoài ra còn có dưa leo xắt dài, dưa chua và giá sống. Các loại lá chỉ ở miền Nam mới có bao gồm lá cóc, săng dẻ, tràm ổi, lá bứa. Như các món Việt Nam khác, nước mắm pha không ngon thì món ăn cũng sẽ mất vị ngon. Thịt heo luộc để ăn bánh tráng phơi sương thường là thịt đùi được luộc nguyên, khi xắt ra trắng và mềm.

Năm 2017, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) sau quá trình tìm tòi, bình chọn trong vòng 5 năm (từ 2011-2016) đã công bố Top 100 món ăn, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam (2011-2016), trong đó, Tây Ninh có hai đại diện là Bánh tráng phơi sương và Bánh canh Trảng Bàng.

5 món ăn Việt lọt top 100 món ăn đường phố châu Á ngon nhất thế giới

Loại bánh tráng phơi sương được xem là tinh hoa ẩm thực riêng có của xứ Trảng bởi những đặc điểm này- Ảnh 3.

Món bánh xèo thường được ăn cùng với rau cải, rau xà lách, các loại rau thơm và chấm với nước mắm chua ngọt.

Chuyên trang ẩm thực quốc tế TasteAtlas công bố danh sách 100 món ăn đường phố hấp dẫn nhất ở châu Á, trong đó Việt Nam góp mặt với 5 món ngon bao gồm bánh mì, phở, cơm tấm, chả giò và bánh xèo.

Xếp ở vị trí thứ 3, bánh mì không chỉ là món ăn quen thuộc của người Việt mà còn được thực khách quốc tế vô cùng yêu thích. Bánh mì độc đáo bởi hình thức, hương vị cũng như phương pháp chế biến và sự đa dạng về nguyên liệu. Thông thường, một ổ bánh mì bao gồm các loại thịt như: thịt heo, thịt bò, thịt nướng, giò, chả, trứng, pate, xúc xích… ăn kèm với dưa chuột (dưa leo), dưa góp, các loại rau gia vị, thêm tương ớt, nước tương, nước xốt… Sự đặc biệt của các loại gia vị cùng sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu là những bí quyết tạo nên sự nổi tiếng của bánh mì.

Đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng, cơm tấm là món ăn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng trong nước và quốc tế. Cơm tấm theo công thức được làm từ gạo tấm – một loại gạo hạt vỡ, được dùng chung với nhiều món ăn kèm như thịt nướng, trứng ốp la, chả trứng, da heo thái sợi trộn thính…, thêm hành lá cắt nhỏ, cà chua, dưa chuột và rau củ ngâm, rưới với nước mắm tỏi ớt.

Được xếp hạng 24 trong danh sách, chả giò (theo cách gọi ở miền Nam) hay nem rán (theo cách gọi ở miền Bắc) là món ăn được gói trong bánh tráng và đem chiên vàng giòn. Món ăn có cách làm tương đối đơn giản, chỉ cần gói kín các nguyên liệu như thịt xay, tôm, trứng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt… trong một chiếc bánh tráng, sau đó đem chiên đến khi vàng đều các mặt, ráo dầu.

Chả giò có lớp vỏ ngoài bắt mắt, bên ngoài giòn tan, bên trong mềm mọng, được chấm cùng nước chấm chua ngọt tạo nên vị ngon khó cưỡng. Chả giò vừa có thể dùng làm món ăn chính, vừa có thể là món ăn khai vị trong một bữa ăn.

Bánh xèo được xếp hạng thứ 43 trong danh sách, là món ăn chơi hấp dẫn và phổ biến của Việt Nam, được kết hợp bởi nhiều loại nguyên liệu tươi ngon hấp dẫn. Vỏ bánh xèo được làm từ bột gạo, có màu vàng tươi của nghệ, mùi thơm của nước cốt dừa. Nhân bánh thường bao gồm tôm, thịt xay xào chín hoặc thái hạt lựu, giá đỗ. Bột khi đổ vào chảo dầu sôi sẽ tạo ra tiếng “xèo” – đúng như tên gọi của bánh.





Nguồn: https://danviet.vn/loai-banh-trang-phoi-suong-duoc-xem-la-tinh-hoa-am-thuc-rieng-co-cua-xu-trang-boi-nhung-dac-diem-nay-20240703114636496.htm

Cùng chủ đề

Startup bánh tráng Bình Định từ chối deal từ ‘cá mập’ kín tiếng

Thạc sĩ “bỏ phố về quê” từ đam mê với đặc sản địa phương Nhà sáng lập bánh tráng Sachi - anh Nguyễn Hữu Vinh sinh ra và lớn lên tại cái nôi của bánh tráng nước dừa Tam Quan (Bình Định), xuất phát điểm là nông dân và kỹ sư, mê chế tạo, mê nông nghiệp.  Năm 2019, anh Vinh nhận thấy những mẻ bánh tráng truyền thống phụ thuộc vào “đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa”,...

Đưa củ khoai mì vào ẩm thực để ‘xuất ngoại’

Từ một loại nông sản bình dị, nhờ sự sáng tạo bền bỉ, ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến,...

Ghé làng nghề 200 tuổi, khách tự tay tráng bánh, làm đặc sản nức tiếng Cần Thơ

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40km, làng nghề bánh tráng tại phường Thuận Hưng (thuộc địa phận quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) là một trong những địa điểm du lịch trải nghiệm hút khách bậc nhất vùng đất này. Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đã tồn tại và phát triển khoảng 200 năm. Theo thông tin từ Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, ở làng nghề này hiện chỉ còn khoảng 75 hộ...

Về thăm Châu Nhân, nơi nắng càng to càng thích

Theo người dân, làm bánh tráng là nghề phụ nhưng thu nhập chính. Tranh thủ thời gian nắng to, họ tráng bánh đa để nhập cho khách hàng trong, ngoài tỉnh và dự trữ. Nguồn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhái đồng, con động vật hoang dã ngoài ngồi bờ ruộng, bật đèn pin soi bắt, làm chả nhái cả làng khen

Sau mỗi trận mưa rào, ba mặc chiếc áo tơi, đầu đội nón lá, giỏ mây giắt ngang hông, đeo đèn pin trước trán đi soi nhái đồng. Ba cặm cụi hàng đêm, lặn lội đồng sâu, có hôm trời tờ mờ sáng mới về đến nhà cùng giỏ nhái đầy. ...

Bài phát biểu của Bộ trưởng GDĐT về ngành Giáo dục Hà Nội gây xúc động cả hội trường

"Ngoài những phẩm chất, năng lực, kỹ năng của nhà giáo nói chung để tạo dựng được nền giáo dục Thủ đô thanh lịch, bản thân chúng ta càng cần phải tiêu biểu, càng cần phải thanh lịch một cách mẫu mực", Bộ trưởng GDĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ với...

Trường đại học gần 100 năm tuổi có mái vòm cổ kính lần đầu đón khách

Trong khuôn khổ Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên trường Đại học Tự nhiên mở cửa đón khách tham quan. Điểm nhấn của chương trình là trình chiếu ánh sáng và công nghệ 3D mapping trên mái vòm cổ kính của tòa nhà gần 100 năm tuổi. ...

Đường hoa sao nhái vạn người mê ở một xã nông thôn mới An Giang, hoàng hôn xuống đẹp như phim

Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Hòa Hưng (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) phối hợp với Hội Nông dân xã và chi bộ ấp Mỹ An 2 tổ chức triển khai thực hiện tuyến đường hoa nông thôn mới kiểu mẫu. Tuyến đường hoa nông thôn mới được trồng hoa...

Link xem trực tiếp chung kết Miss International 2024

Chung kết Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) diễn ra tại Nhật Bản vào hôm nay (12/11). Dân Việt xin gửi đến quý độc giả link xem trực tiếp chung kết Miss International 2024 với màn so tài của Hoa hậu Thanh Thủy và các thí sinh tham gia cuộc...

Bài đọc nhiều

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

Cùng chuyên mục

Nhái đồng, con động vật hoang dã ngoài ngồi bờ ruộng, bật đèn pin soi bắt, làm chả nhái cả làng khen

Sau mỗi trận mưa rào, ba mặc chiếc áo tơi, đầu đội nón lá, giỏ mây giắt ngang hông, đeo đèn pin trước trán đi soi nhái đồng. Ba cặm cụi hàng đêm, lặn lội đồng sâu, có hôm trời tờ mờ sáng mới về đến nhà cùng giỏ nhái đầy. ...

Đường hoa sao nhái vạn người mê ở một xã nông thôn mới An Giang, hoàng hôn xuống đẹp như phim

Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Hòa Hưng (TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) phối hợp với Hội Nông dân xã và chi bộ ấp Mỹ An 2 tổ chức triển khai thực hiện tuyến đường hoa nông thôn mới kiểu mẫu. Tuyến đường hoa nông thôn mới được trồng hoa...

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Tạo động lực để người dân giữ gìn và phát triển rừng

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.Chợ cá Tha...

Chim le le, con động vật hoang dã nuôi thành công ở Đồng Tháp, bán 240.000 đồng/con, hút hàng

Anh Phan Văn Sơn (SN 1985) ở ấp Phú Long, xã Phú Thành B, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) là một trong những nông dân tiên phong thực hiện mô hình nuôi le le (chim le le-một loài động vật hoang dã) đem lại nguồn thu nhập ổn định cho...

“Hiến đất xây trường học, hành động rất đáng trân trọng” của ông Ma Dỉ Măng ở Hà Giang

Ông Ma Dỉ Măng (sinh năm 1972), xã Nàn Xỉn, huyện Xín Mần (Hà Giang), đã có nghĩa cử rất đáng trân trọng khi hiến đất để xây dựng trường học. Hành động này không chỉ thể hiện tấm lòng nhân ái, yêu thương cộng đồng mà còn góp phần cải thiện điều kiện học tập cho trẻ em ở khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. ...

Mới nhất

Chương trình MTQG 1719: “Đòn bẩy” cho vùng khó ở Thanh Hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn...

Khám phá mới về lịch sử loài người cổ đại ở khu vực Trung Á

Một nơi trú ẩn bằng đá mới được phát hiện ở Tajikistan có các hiện vật được người cổ đại tạo tác trong suốt quãng thời gian khoảng 130.000 năm.

Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trên không gian mạng

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, Bộ sẽ nắm tình hình, đấu tranh, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các đối tượng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mạng xã hội. ...

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 10 xã ven biển, đảo thuộc các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành, thành phố Hà Tiên và Phú Quốc - nơi có các làng nghề truyền thống làm khô cá biển, khô mực, tôm khô. Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng...

Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác đào tạo bác sĩ cho lực lượng Công an

Đây là nội dung vừa được thống nhất trong buổi làm việc giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Bộ Công an về việc hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế cho lực lượng Công an nhân dân. ...

Mới nhất