Trang chủDestinationsQuảng NamLò tạo xoay vần | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Lò tạo xoay vần | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(VHQN) – Với một quốc gia có nền văn minh lúa nước từ lâu đời gắn liền nông cụ cùng với trường kỳ lịch sử chống giặc ngoại xâm phải cần vũ khí, Việt Nam chắc hẳn đã có nghề rèn từ rất sớm và liên tục phát triển. Dấu vết đó còn lưu lại trong truyền thuyết Thánh Gióng, nỏ thần An Dương Vương; địa danh phố Lò Rèn thuộc 36 phố phường Hà Nội, nhiều địa danh có yếu tố Nôm là “Rào” ở phía bắc hay tên chữ như “Hồng Lư” ở Tam Kỳ.

 

“Kiếp tro bụi” dễ mấy trăm năm

Nếu truyền thuyết Thánh Gióng cho chúng ta biết về trình độ kỹ thuật nghề rèn nước ta dưới thời Hùng Vương thì những đồ khai quật được là dụng cụ bằng sắt của cư dân tiền Sa Huỳnh tại các di chỉ khảo cổ Bãi Ông, Hậu Xá II, An Bang, Thanh Chiếm, Đại Lãnh… cũng cho thấy sự tinh xảo về kỹ thuật rèn sắt của cư dân bản địa Quảng Nam cổ xưa.

Hiện nay, nhiều người chủ hay thợ của các làng nghề, xóm nghề rèn ở Quảng Nam cho rằng lịch sử hình thành nghề rèn tại địa phương trong vòng vài trăm năm, tính bằng các thế hệ kế nghiệp mà không trưng dẫn tư liệu thư tịch.

Nghề rèn ở xóm Phú Nhiêu (làng Thạnh Phú, xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc) trên dưới 200 năm, ở Sơn Phong, Cẩm Châu (Hội An) trải qua đã được 6 đời, ở Quế Châu (Quế Sơn) 3 thế kỷ…

Truyền thuyết Thánh Gióng thời vua Hùng được thư tịch hóa vào thế kỷ 13, 14. Hai thế kỷ sau, nghề rèn ở Quảng Nam cũng đã được chính thức ghi chép trong Phủ tập Quảng Nam ký sự, với nội dung: “Trên mỏ cày có thêm trạnh phụ, làm cho cùng một công cày mà bội tăng đất thục, đó là cái lợi của việc đổi mới kỹ thuật”; “Khuyến khích các nghề như: thợ rèn, thợ mộc, thợ đúc, thợ dệt vải, thợ dệt chiếu, thợ chằm tơi nón, khi làm được hàng hóa, đem ra chợ bán không đóng thuế chợ”.

Tác phẩm “Quảng Nam tỉnh phú” của Trương Trọng Hiếu (cuối thế kỷ 19) mô tả các ngành nghề thủ công địa phương, có câu: “Công tượng quy tông tổ chi mô, lô dã tắc Kiều xã, Phú Xuân, phủ cân tắc Kim Bồng, Phú Thị” (nghĩa: Công thì giữ nghề tổ phụ, lò rèn Phước Kiều, Phú Xuân, xưởng mộc Kim Bồng, Phú Thị).

Đặc biệt với bài văn tế thợ rèn bằng chữ Nôm của Tú Quỳ giữa thế kỷ 19, chúng ta khẳng định nghề rèn ở Quảng Nam đã tồn tại mấy trăm năm.

“Nghề rèn đập” vang tiếng muôn nơi

Quảng Nam có nghề nấu, đúc kim khí (đồng, chì, sắt). Theo “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, thợ nấu kim khí được sung vào ngạch thợ, tuyển mộ và chia thành hai ban thay nhau về kinh đô Huế để làm việc, mỗi tháng mỗi người được phát 1 quan tiền, 1 phương gạo.

Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Ảnh: PHƯƠNG THẢO

Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) có lệnh: phàm thợ nấu kim khí Quảng Nam có con em ở xã thôn nào đi làm ăn ở các địa phương khác đều phải rút về nguyên quán bổ vào ngạch thợ.

Sách “Đồng Khánh địa dư chí” chép liên quan nghề rèn tỉnh Quảng Nam “có làm nghề và có sản phẩm, nhưng trong 6 huyện thì huyện có huyện không, nơi nhiều nơi ít không giống nhau”.

Ở mỗi làng đều có một vài lò rèn, rèn sắt thành nông cụ cùng một số dụng cụ cần thiết khác nhau (dao, rựa, cuốc xẻng, liềm, hái, cưa, đục…), đôi khi cả các loại vũ khí (đao, kiếm, mã tấu).

Dưới thời Pháp thuộc, việc mở mang đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy), việc xây cất nhà cửa, cầu cống phát triển mạnh. Nghề làm gạch, ngói, gốm sứ, đá, nghề mộc, rèn, sửa chữa cơ khí… thu hút một lực lượng lao động đông đảo.

Những làng nghề, xóm nghề rèn xuất hiện sớm ở Quảng Nam như làng nghề rèn Phú Nhiêu, lò rèn của ba tộc họ Lê, Phạm, Lâm ở Hội An, nghề rèn truyền thống Gia Cát (Quế Sơn), làng nghề rèn xã Quế Châu (Quế Sơn), làng nghề rèn Hồng Lư (Tam Kỳ)… Về sau, nghề rèn còn được lan truyền đến vùng núi phía tây Quảng Nam.

Nguyên liệu của nghề rèn là sắt thép. Dưới thời chúa Nguyễn, vùng Quảng Nam và cả xứ Đàng Trong rất khó khăn về nguồn sắt thép, phải thông qua ngoại thương mới có được.

Tài liệu chữ Hán của Nhật Bản và Trung Quốc ghi chép, năm 1577 có 14 ghe mành chở đồng, sắt và đồ sành sứ từ Phúc Kiến tới Thuận Hóa để bán. Đến giai đoạn nửa cuối triều Nguyễn, người Quảng Nam đã thực hiện việc khai thác sắt.

Điều này đã được ghi chép trong sách “Đại Nam nhất thống chí” là sắt sản ở huyện Duy Xuyên, nộp thuế mỗi năm 60 cân; hay trong “Đồng Khánh địa dư chí” là thuế sắt luyện cả năm gồm 8.880 cân, hạng biệt nạp thuế sắt chín gồm 317 người, xã Phú Xuân Trung (huyện Hà Đông) luyện sắt sống, sắt rèn.

Sản phẩm nghề rèn được đem đi bán cho nhiều địa phương khác. Ông Trương Như Sơn (sinh năm 1925 tại làng Phú Nhiêu) kể rằng các thương lái như bà Trợ Sanh (xã Đại Đồng), ông Khế (xã Đại Tân), ông Trương Khôi (xã Đại Cường)… thường đặt hàng cho chủ các lò rèn gồm rựa (rựa bờ, rựa đốn tre, gỗ), dao (dao lỡ, dao phay, dao xép…), liềm (giằng cắt lúa, đốn củi…), cuốc (cuốc bàn, cuốc xỉa, cuốc con). Khi đủ hàng, họ gánh bộ đi bán lẻ khắp nơi, hoặc bỏ mối tại các chợ trong huyện, tỉnh, từ Đại Lộc, Duy Xuyên, đến Điện Bàn, Hội An, ra tận Đà Nẵng.

“Thép gang xù xì” rèn thổi giai âm

Nghề rèn cũng được hóa thân trong ngôn ngữ nghệ thuật. Những câu ca dao, tục ngữ, câu đố truyền miệng từ lâu đời: “có gang có thép”, “lời nói như rựa chém xuống đất”, “thợ rèn ăn dao lụt”, “tốn than tan lưỡi cày”, “Ba ông ngồi ghế/Một ông cậy thế/Một ông cậy thần/Một ông tần ngần/Đút bòi vào bếp”…

Cày đất bằng trâu. Ảnh: NGUYỄN ĐIỆN NGỌC
Cày đất bằng trâu. Ảnh: NGUYỄN ĐIỆN NGỌC

Nghề rèn đi vào “Tỉnh quốc hồn ca” (năm 1907) của Phan Châu Trinh để kêu gọi duy tân: “Người ta trọng có tài có nghiệp/ Kẻ không nghề cả kiếp khó hèn/ Dẫu rằng thợ mộc thợ rèn/ Tài hay trí tốt tiếng khen vang rần”.

Hằng năm đến ngày 17 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ tổ thợ rèn – Lư Cao Sơn. Lễ giỗ tổ được tổ chức tại làng La Qua (Vĩnh Điện, Điện Bàn). Đây là ngày mà tất cả thợ rèn tại đất Quảng tề tựu dự lễ. Mỗi dịp lễ Tổ nghề, giai âm nghề rèn lại vang vọng trong bài văn tế, với những câu từ ca ngợi công đức của Lư Cao Sơn. Bài văn tế thợ rèn của Tú Quỳ không chỉ là tiếng đe tiếng búa mà đó còn là “lời sắt đinh căn dặn cõi trăm năm”.

Ngày nay với công nghiệp máy móc hiện đại, nghề rèn sẽ “khóa gãy chìa rơi/ búa tè đe dội” nhưng cho ta triết lý “lò tạo xoay vần/ thợ trời thay đổi” (Tú Quỳ).





Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Đây cũng là một trong những chủ đề chính sẽ được bàn luận trong chuỗi Tọa đàm Khoa học vì Cuộc sống thuộc Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 do Quỹ VinFuture tổ chức vào ngày 5/12 tới tại Hà Nội.   80% các ca đột quỵ, biến cố tim mạch xảy ra ở nhóm có nguy cơ...

Thúc đẩy “chuyển động” các dự án điện khí

Phát triển điện khí/LNG là tất yếu Mục tiêu phát triển điện khí nói chung và LNG nói riêng đã được xác định rõ với vai trò sẽ nguồn điện chạy nền, đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện khi các nguồn năng lượng tái tạo với đặc tính không ổn định, phát triển với tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn điện; cùng với chính sách không tiếp tục phát triển các...

Loại gia vị số 1 giúp bảo vệ tim mạch

'Theo chuyên gia, tỏi được đánh giá là loại gia vị số 1 dành cho những ai đang muốn bảo vệ sức khỏe tim mạch'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết...

Vệ tinh lâu đời nhất của Anh dịch chuyển bí ẩn

Skynet-1A, vệ tinh Anh phóng năm 1969 và đã dừng hoạt động, gây bối rối vì không ở đúng vị trí mà trọng lực Trái Đất kéo xuống. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phiếu lý lịch tư pháp | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa yêu cầu lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai Chỉ thị số 23 ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong cấp phiếu lý...

Bài đọc nhiều

Gặp mặt cựu TNXP tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Chiều nay 16/5, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Phú Ninh phối hợp Huyện đoàn tổ chức gặp mặt cựu TNXP tham gia xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh nhân kỷ niệm 46 năm ngày khởi công xây dựng công trình (1977 - 2023). ...

Nong, bủa ngậm ngùi… | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) -  Những chiếc nan tre vừa đủ để xếp khối thành nông cụ. Là sịa, nong, nia, sàng, mủng rổ... Là công cụ sản xuất nhưng cũng chính đời sống tâm hồn. Một mảnh hồn quê giản dị và không kém phần thâm sâu... ...

Lời đẹp dâng cho người | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

“Cỏ hoa dâng đời” là tập sách đúc rút kinh nghiệm sống của nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ về quan niệm tình yêu, hạnh phúc, triết lý sống mà bất cứ ai đọc cũng soi chiếu được bóng dáng, câu chuyện của mình trong từng con chữ... ...

Nữ “phu cá” chân trần | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Từ sáng sớm, hàng chục tàu cá cập bến Tân An (xã Bình Minh, Thăng Bình) mang theo những mẻ cá tươi vào đất liền để bán cho thương lái. Đây cũng là lúc những người phụ nữ gánh cá thuê bắt đầu công việc cho một ngày...

Tìm chất liệu âm nhạc cho núi | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(VHQN) - Với người nghệ sĩ, những chuyến đi là cơ hội khai mở cảm xúc để tìm chất liệu mới mẻ hơn cho âm nhạc. Và núi, được chọn như một không gian trữ tình đầy chất xúc tác, cho ra đời nhiều tác phẩm âm nhạc… ...

Cùng chuyên mục

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Về với miệt vườn Cẩm Thanh

Được ví như miền tây trong lòng phố Hội, rừng dừa Bẩy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Trong không gian miệt dừa xanh ngát, tiếng hò xứ Quảng ngọt ngào như vang vọng bên các dòng sông. Trên chiếc ghe, hình ảnh người phụ nữ Quảng Nam bình dị trong chiếc áo bà ba như một sự cuốn hút dẫn lối cho những ai lần đầu đến đây.

Đèn lồng phố Hội

Phố cổ Hội An, một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn thuộc khu vực miền trung ven biển tỉnh Quảng Nam. Trên khắp ngả phố của Hội An, bất kì một chi tiết nhỏ nào cũng dễ dàng làm sao xuyến mọi du khách thăm quan. Nhưng điều đặc biệt làm nên dấu ấn riêng là về bóng dáng một khu phố xưa với muôn sắc đèn lồng và những ngôi nhà cổ đầy chất...

Mới nhất

Đoàn công tác Học viện Báo chí và Tuyên truyền thăm và làm việc tại báo Pasaxon (báo Nhân dân) và Báo Vientiane Times

Sáng ngày 13/11, đoàn công tác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có buổi thăm và làm việc với Báo Pasaxon (Báo Nhân dân) và Báo Vientiane Times của CHDCND Lào. Đón tiếp đoàn có ông Văn Xay Tạ Vinh Nhăn, Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Pasaxon, cùng các...

Lễ kỷ niệm 15 năm khai trương mạng di động Unitel tại Lào

NDO - Tối 19/11, tại thủ đô Vientiane, diễn ra Lễ kỷ niệm 15 năm chính thức kinh doanh di động của công ty Star Telecom với thương hiệu Unitel, là liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lao Asia Telecom thuộc Bộ Quốc phòng Lào....

Quốc lộ 51 còn nhiều vướng mắc, chưa thể xác lập sở hữu toàn dân

Đó là phản hồi của Bộ Tài chính với đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản của dự án BOT quốc lộ 51. ...

Mở cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng cường quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt NamEVFTA đã và đang góp phần tạo động lực quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và thương mại. Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các cải...

Mới nhất