Trang chủSự kiệnKỲ HỌP THỨ 7, QUỐC HỘI KHÓA XVLo người dân 5 quận nội thành Hà Nội gặp khó vì...

Lo người dân 5 quận nội thành Hà Nội gặp khó vì ‘bảo tồn nội đô’

Quy định về bảo tồn nội đô tại 5 quận nội thành Hà Nội đang đặt ra những băn khoăn cho các đại biểu Quốc hội về việc đảm bảo đời sống, an sinh và cải tạo hạ tầng.
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Ảnh: VGP

Đại biểu Hoàng Văn Cường – Ảnh: VGP

Chiều 28-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Với quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện quy hoạch, đặc biệt là “trong khu vực nội đô lịch sử”, gồm có 4 quận cũ của nội thành và quận Tây Hồ, đại biểu Nguyễn Quang Huân – Bình Dương – băn khoăn có thể khu vực này sẽ không mở rộng các bệnh viện.

Băn khoăn không mở rộng bệnh viện, vẫn xây dựng chung cư

“Tôi thấy không mở rộng khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì đúng rồi, nhưng nếu nói là chúng ta không mở rộng các bệnh viện thì tôi sợ rằng dân số vẫn cứ tiếp tục tăng. Bởi trong 5 quận này, các chung cư vẫn đang xây dựng, các khu đô thị vẫn phát triển và nếu chúng ta không cho mở rộng bệnh viện thì tôi sợ rằng có thể sau này sẽ dẫn tới quá tải cho các bệnh viện hiện nay” – đại biểu Huân nêu vấn đề.

Cũng nêu vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng cần làm rõ thêm thuộc tính của khu vực nội đô. Bởi đây là những khu vực cần bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội, các giá trị truyền thống của Hà Nội. Tuy nhiên, việc nêu ra đích danh 5 quận là Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ là không phù hợp.

Bởi theo đại biểu, các khu vực được gọi là các di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội chủ yếu nhắc đến 36 phố phường, khu vực của thành Đại La cổ, tức là từ Đê La Thành trở lại.

Các khu như phố Pháp chỉ tập trung một phần ở trung tâm, chứ không phải toàn bộ của các quận như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, thậm chí ngay cả Hoàn Kiếm ở ngoài đê cũng không phải là khu bảo tồn.

Vì vậy, đại biểu cho rằng nếu đưa 5 quận trên vào “khu bảo tồn nội đô”, sẽ trở thành một rào cản pháp lý nếu muốn cải tạo những khu vực này.

 

Đơn cử, những khu chung cư cũ của Hai Bà Trưng, Đống Đa, khu nhà dân tự xây đang không an toàn, muốn cải tạo sẽ vướng ngay vào khu gọi là nằm trong bảo tồn nội đô lịch sử.

“Chúng tôi đề nghị nên loại tên ra, không nên kể tên vào đây. Chúng ta biết rằng Hà Nội có quy hoạch thủ đô rồi sau đó quy hoạch chung, do vậy khái niệm những phạm vi này thì nên lấy tên chung là được ghi trong quy hoạch, chứ không nên cụ thể là quy hoạch nào” – đại biểu Cường nói.

Bài học “xóa sổ” quy định, dân số cơ học tăng tạo sức ép lớn

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng thực tiễn thời gian vừa qua khi triển khai cụ thể hóa các cơ chế, chính sách được định hướng quy định trong Luật Thủ đô năm 2012, có nhiều nội dung vướng mắc với các quy định pháp luật, các luật khác có liên quan.

Thực tế này dẫn đến việc thực hiện Luật Thủ đô năm 2012 không mang tính khả thi, mất đi tính đặc thù vượt trội cần thiết và không thể triển khai được.

“Vấn đề này cũng đang là khó khăn, vướng mắc đối với TP.HCM khi tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết 98 và nguyên nhân là do chưa có quy định hướng dẫn cụ thể khi triển khai áp dụng” – theo đại biểu.

Dẫn chứng, đại biểu Thường nói khi Luật Thủ đô năm 2012 được thông qua, nguyên bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã rất kiên quyết, kiên trì bảo vệ điều khoản liên quan đến điều kiện cư trú để làm giảm việc tăng dân số cơ học ở thủ đô.

Đại biểu đánh giá đây chính là ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, sau này Luật Cư trú và các nghị định hướng dẫn gần như “xóa sổ” điều này trong Luật Thủ đô.

“Chính từ điều khoản bị vô hiệu này mà mỗi năm thủ đô hiện nay tăng thêm dân số cơ học khoảng 200.000 người, tạo sức ép vô cùng to lớn lên kết cấu hạ tầng của thành phố. Từ đây, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, quá tải trường học làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của thủ đô” – đại biểu Thường nêu.

Vì vậy, ông cho rằng các nội dung của dự thảo cần đảm bảo thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu quả, thực sự là những chính sách vượt trội, khả thi khi tổ chức triển khai thực hiện. Theo đó, cần xác định rõ văn bản được ban hành theo quy định của Luật Thủ đô được áp dụng để minh bạch hóa, tạo sự yên tâm cho các chủ thể trong quá trình thi hành pháp luật.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/lo-nguoi-dan-5-quan-noi-thanh-ha-noi-gap-kho-vi-bao-ton-noi-do-20240528194749752.htm

Cùng chủ đề

HĐND thành phố Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô

Thường trực HĐND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 11/KH-HĐND về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024. Quán triệt những điểm mới, nội dung trọng tâm của Luật Thủ đô Đẩy nhanh và có hiệu quả việc triển khai thi hành Luật Thủ đô Mục...

Bão số 3: Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, dân Thủ đô không ra đường trước 20h

Theo đại diện Bộ NN&PTNT, đến nay, bão số 3 đã gây thiệt hại rất nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là hệ thống cây xanh, cột điện, nhà tôn, mái ngói... bay hết. Còn với người dân Thủ đô Hà Nội không nên ra đường trước 20h hôm nay. Chiều 7/9, tại buổi họp báo Chính phủ, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã cung...

Rà soát công tác chuẩn bị các chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

10.000 người tham gia Ngày hội Văn hóa vì hòa bìnhBáo cáo tại phiên họp, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, sự kiện "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà...

Chiều tối 3/9, dòng người tiếp tục đổ về Thủ đô, ùn ứ cục bộ tại cửa ngõ phía Nam

Càng về chiều tối 3/9/2024, ngày nghỉ cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, dòng người và phương tiện từ cửa ngõ phía Nam di chuyển về hướng nội đô Hà Nội càng nhiều khiến việc di chuyển tại đây trở nên khó khăn, tình trạng ùn ứ cục bộ đã xảy ra. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/anh/chieu-toi-39-dong-nguoi-tiep-tuc-do-ve-thu-do-un-u-cuc-bo-tai-cua-ngo-phia-nam-20240903192354552.htm

Hàng trăm người mặc áo dài, đạp xe diễu hành khắp phố phường Hà Nội

01/09/2024 | 15:45 TPO - Sự kiện "Áo dài kết nối du lịch với di sản Hà Nội năm 2024" được tổ chức nhằm tôn vinh các giá trị di sản văn hóa, quảng bá các điểm đến du lịch Hà Nội vào sáng 1/9. Sự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kem

Lan tỏa năng lượng tích cực lần 5Sáng tạo góp phần nâng tầm bánh kemBộ sưu tập với hơn 40 tác phẩm thời trang là túi xách, giày, nón, đồng hồ, phụ kiện thời trang… của các thương hiệu đình đám, đã được chị Hà Hải cùng các bạn trong tiệm bánh của mình mô phỏng một cách tinh tế, vừa cho...

Hàng trăm trẻ được VNVC tiêm ngừa sởi trong ngày đầu tiên miễn phí

PGS.TS Tăng Chí Thượng (bìa phải) đến thăm và giám sát việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi sáng 17-9 tại VNVC quận 8 (TP.HCM).Sáng 17-9, PGS.TS Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM -...

Nhật Bản và Việt Nam tìm cơ hội hợp tác phát triển năng lượng hydrogen

Ngày 17-9, tại hội thảo về Hydrogen Việt Nam - Nhật Bản 2024 diễn ra ở TP.HCM, ông Nobuyuki Matsumoto, trưởng đại diện Văn phòng JETRO TP.HCM, cho biết cũng như Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản cam kết đạt được trung hòa carbon vào năm 2050. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổiVà để đạt được mục tiêu này, Nhật...

Làm gì để bớt nghiện mạng xã hội?

Nếu các ứng dụng trên điện thoại và mạng xã hội đang chiếm hết thời gian của bạn, có lẽ đã đến lúc để làm một "cuộc thanh lọc". Dưới đây là những gì bạn cần biết về thải độc kỹ thuật số, bao gồm khái niệm, cách thực hiện và những dấu hiệu cho thấy bạn cần thải độc.Giới hạn thời...

Quán bún riêu không thu tiền, nhờ khách chuyển khoản ủng hộ đồng bào bão lũ

Và điều bất ngờ đã đến, quán đông kín khách suốt cả ngày bán đầu tiên (ngày 16-9) với hơn 400 tô bún riêu được bán ra, gấp 3 lần ngày thường. Khách quá đông, chị Na phải nhờ hàng xóm, người thân cùng hỗ trợ, báo mối giao nguyên liệu thêm 5-6 lần.Dù mệt nhoài nhưng hai chị em đều rất...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

“Điểm danh” 11 luật vừa được Quốc hội thông qua

(Dân trí) - Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có khối lượng nội dung về công tác lập pháp nhiều nhất tại một kỳ họp, kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Theo đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 11 luật, 21 nghị quyết. Dantri.vn Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-danh-11-luat-vua-duoc-quoc-hoi-thong-qua-20240701171227909.htm

Những nhân sự được Quốc hội bầu và phê chuẩn bổ nhiệm tại kỳ họp thứ 7

(Dân trí) - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã bầu ông Tô Lâm làm Chủ tịch nước, bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội, bầu bà Nguyễn Thị Thanh làm Phó Chủ tịch Quốc hội… Nhiều nội dung liên quan công tác nhân sự được điều chỉnh, bổ sung đã hoàn thành trong kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Thông tin về kết quả kỳ họp tại buổi họp báo sáng 29/7, Phó Chủ...

Chính thức bổ sung 3 chức danh vào diện đối tượng cảnh vệ

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ, nhất trí bổ sung thêm 3 đối tượng cảnh vệ là Thường trực Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.   Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Tiếp tục chương trình Kỳ họp...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi, cho phép Hà Nội cắt điện, nước với công trình vi phạm

Với 462/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô sửa đổi. Trong đó, đã có nhiều quy định mới để phát triển Hà Nội. Quang cảnh phiên họp sáng 28-6 - Ảnh: Media Quốc hội Sáng 28-6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật thủ đô sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1-1-2025. Bên cạnh đó,...

Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,06% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).     Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành cao. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012)....

Mới nhất

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường

(MPI) - Phát biểu tại Hội thảo Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh, tăng cường nông nghiệp xanh không chỉ là một xu thế toàn cầu, mà còn là một ưu tiên trong chính...

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó

TPO - Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn theo dõi, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công...

Làng Nủ hoang tàn sau lũ dữ

Trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng buổi sáng định mệnh ngày 10/9/2024 đã cuốn đi toàn bộ thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai). Những gì còn lại giờ chỉ là sự hoang tàn, lạnh lẽo. Gần một tuần trôi qua, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục dò từng mét trên bãi...

Xây dựng công trình mang tên Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Minh Đạo

(TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/xay-dung-cong-trinh-mang-ten-anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-hoang-minh-dao-post977315.vnp

Mới nhất