Chưa “hạ nhiệt”, giá xuất khẩu cà phê có phiên tăng thứ 5 liên tiếp Khan hiếm nguồn cung, giá xuất khẩu cà phê diễn biến trái chiều |
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết phiên giao dịch ngày 10/1, giá Arabica quay đầu giảm 1,6%, trong khi giá Robusta nối dài đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp. Triển vọng nguồn cung tích cực hơn tại Brazil đã gây sức ép lên giá bên cạnh lo ngại nông dân Châu Á hạn chế bán hàng.
Kết phiên hôm qua, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US đã tăng 3.734 bao loại 60kg, gấp 7,5 lần so với phiên giảm trước. Bên cạnh đó, tại đơn vị này vẫn còn 37.379 bao Arabica đang chờ chứng nhận, là dư lượng cho tồn kho tăng tiếp trong thời gian tới.
Giá Arabica quay đầu giảm 1,6%, trong khi giá Robusta nối dài đà tăng sang phiên thứ 5 liên tiếp |
Thời tiết tại Brazil đang tương đối ổn định với lượng mưa lớn tại vùng trồng cà phê chính trong giai đoạn cây cà phê đang tập trung tăng trưởng kích thước quả. Thời tiết thuận lợi sẽ xóa tan lo ngại sản lượng bị ảnh hưởng vì nắng nóng, từ đó duy trì kỳ vọng tích cực cho nguồn cung cà phê niên vụ 2024/25 của quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, lo ngại nông dân Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung hạn chế bán hàng đang là tâm lý chung trên thị trường Robusta.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 1,61 triệu tấn, trị giá 4,18 tỷ USD |
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay (11/1), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ đồng loạt tăng 300 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 70.000 – 70.800 đồng/kg.
Theo các chuyên gia, nếu tình trạng căng thẳng như hiện tại tiếp diễn, chi phí vận tải biển toàn cầu có thể tăng lên tương đương thời kỳ căng thẳng trong đại dịch Covid-19, lên đến hơn 20.000 USD.
Lo ngại nguồn cung tiếp tục hỗ trợ xu hướng tăng trên sàn London, do nông dân của nhà sản xuất Robusta hàng đầu là Việt Nam vẫn còn đứng bên ngoài thị trường. Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê tháng 12/2023 chỉ đạt khoảng 190 ngàn tấn, thấp hơn 3,56% so với cùng kỳ. Cà phê Indonesia vẫn duy trì mức chênh lệch cộng cao ngất, nhưng cũng khó mua được hàng do nguồn cung không còn dồi dào.
Trong khi đó nguồn cung Arabica có dấu hiệu được cải thiện hơn từ Brazil đẩy giá mặt hàng cà phê này quay đầu giảm.
Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 đạt khoảng 1,61 triệu tấn, trị giá 4,18 tỷ USD, giảm 9,6% về lượng, nhưng tăng 3,1% về trị giá so với năm 2022. Cà phê Indonesia vẫn duy trì mức chênh lệch cộng cao ngất ngưởng, nhưng vẫn khó mua được hàng do nguồn cung không còn dồi dào.
Trong khi đó, dự báo thời tiết ở các bang trồng cà phê Conilon Robusta của Brazil vẫn còn khô hạn. Ngoài ra, hợp tác xã cà phê lớn nhất bang Espỉrito Santo cho biết, sản lượng vụ mùa năm nay của bang có thể giảm tới 30%.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), giá cà phê toàn cầu (I-CIP) đạt trung bình 175,7 US cent/pound trong tháng 12/2023 (khoảng 163,9 – 186,04 US cent/pound), tăng 8,8% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là mức giá cao nhất đạt được trong 9 tháng trở lại đây.
ICO cho biết, căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ đã khiến một số hãng tàu phải điều chỉnh lại tuyến đường chở cà phê của họ.
Do đó, đối với cà phê Đông Nam Á và Đông Phi trên đường đến châu Âu, những tác động không lường trước được bao gồm việc tăng chi phí vận chuyển do một số công ty vận tải đã đưa ra các khoản phụ phí để bù đắp cho thời gian vận chuyển kéo dài.
ICO dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 tăng 5,8% so với niên vụ trước lên 178 triệu bao, trong đó sản lượng của cà phê arabica tăng 8,8% lên 102,2 triệu bao và robusta tăng 2,1% lên 75,8 triệu bao. Trong khi đó, tiêu thụ dự kiến tăng 2,2% lên 177 triệu bao, thị trường cà phê thế giới sẽ thặng dư 1 triệu bao trong niên vụ 2023-2024.