Trang chủNewsKinh tếLo cơ chế, chính sách đặc thù làm tăng chênh lệch giàu,...

Lo cơ chế, chính sách đặc thù làm tăng chênh lệch giàu, nghèo giữa các tỉnh


Lo cơ chế, chính sách đặc thù làm tăng chênh lệch giàu, nghèo giữa các tỉnh

Các cơ chế, chính sách thí điểm đang là vướng mắc chung của các địa phương thì phải sớm được nhân rộng và áp dụng chung, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm tổng kết, đánh giá các cơ chế đặc thù.

Nhân rộng cơ chế, chính sách đặc thù nếu đúng, trúng và hiệu quả

Nhắc lại ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng về việc nên đánh giá lại các cơ chế, chính sách đặc thù sau khi Quốc hội đã cho cơ chế đặc thù tới 10 địa phương, trong phiên thảo luận chiều 29/5 tại Quốc hội, đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị với Quốc hội thực hiện đánh giá, nếu trúng, đúng và hiệu quả thì nhân rộng cho các địa phương khác thực hiện theo để đỡ mất thời gian.

Với tinh thần này, Quảng Trị cũng lần đầu tiên đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù cho tuyến cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo. Đây là điểm đầu của Hành lang kinh tế Đông – Tây, kết nối với cao tốc Bắc – Nam, kết nối vùng giữa Quảng Trị, chiều dài 56 km, dự toán 13.000 tỷ đồng.

Cơ chế đặc thù được đề xuất áp dụng cho dự án này, theo đại biểu Đồng, là nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án lên tối đa 70% tổng mức đầu tư dự án. Trong giai đoạn này, ông đề nghị Trung ương hỗ trợ một phần vốn để làm vốn mồi.





Đại biểu Đỗ Thị Lan, đoàn Quảng Ninh.

Liên quan đến nội dung này, trong phiên làm việc buổi sáng, đại biểu Đỗ Thị Lan, đoàn Quảng Ninh cũng đề nghị sớm cho phép nhiều địa phương được thực hiện cơ chế đặc thù tại  Nghị quyết 106/2023/QH15 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.

Vì, nhiều địa phương đang thực hiện chương trình đầu tư hạ tầng và thực hiện đầu tư công 2021-2025 rất vướng mắc về thực hiện các lĩnh vực, như vốn ngân sách, vốn nhà nước để tham gia đầu tư công tư, giao UBND cấp tỉnh làm chủ đầu tư đối với các dự án giao thông quốc gia và không phải thực hiện các thủ tục trong giải quyết vấn đề vật liệu xây dựng.

“Luật Đất đai cũng đã tháo gỡ rất nhiều vướng mắc, tôi đề nghị sớm thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù này cho nhiều địa phương, nhất là những địa phương có điều kiện về ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả việc đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ cũng như giải ngân đầu tư công các dự án 2021-2025, bà Lan đề nghị.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng đề nghị sớm luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù.

Theo phân tích của đại biểu, kinh tế toàn cầu hiện nay biến động khó lường, khó đoán định, bất định và cơ hội tồn tại rất ngắn. “Do đó, thể chế của chúng ta phải tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương để phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của các địa phương”, ông Ngân đề xuất.

Các tỉnh chưa có cơ chế đặc thù đang bị bó buộc hơn

Đến nay, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng tại 9/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 1 thành phố thuộc tỉnh, Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, Nghị quyết quy định về cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Trong phiên làm việc thứ Sáu tới, ngày 31/5, Quốc hội sẽ thảo luận về về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Nghệ An.

Phải khẳng định, việc ban hành cơ chế chính sách đặc thù là một chủ trương đúng, đã kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc từ thực tiễn; các cơ chế đặc thù đã góp phần giúp các địa phương thí điểm cởi trói, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm của pháp luật; phát huy lợi thế, đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án, góp phần xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông được quyết liệt triển khai và đạt được nhiều kết quả quan trọng.





,
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ).

Tuy nhiên, phát biểu trong phiên làm việc sáng 29/5, đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ) lo ngại, nếu để thành phong trào xin cơ chế đặc thù, đặc thù đại trà sẽ đi ngược với nguyên tắc pháp quyền, dễ tạo lợi ích cục bộ mà chúng ta đang cố gắng phòng, chống trong xây dựng pháp luật, không đảm bảo sự bình đẳng giữa các địa phương trong thực thi pháp luật.

Mặt khác, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có vai trò, vị thế đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong đó, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế vừa là giải pháp, vừa là nguồn lực quan trọng nhưng chưa được quan tâm, xem xét một cách thấu đáo, toàn diện.

Hiện nay, các tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn thì được hưởng các cơ chế đặc thù, các tỉnh nghèo khó hơn thì chưa được tháo gỡ.

“Vấn đề này nếu không sớm được xem xét thì sẽ tạo thêm khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo giữa các tỉnh ngày càng xa”, đại biểu Nam nhấn mạnh.

Thực tế ở các địa phương chưa được hưởng cơ chế đặc thù và các chương trình, dự án không nằm trong nhóm được hưởng cơ chế đặc thù đều tồn tại chung những vướng mắc trong nhiều lĩnh vực như quản lý về quy hoạch, quản lý rừng, quản lý đất đai, tài chính, ngân sách, đầu tư, khoáng sản giống như các tỉnh đã thực hiện thí điểm.

Đặc biệt ở các địa phương có cùng điều kiện tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Hệ lụy của những khó khăn, vướng mắc này là làm cho các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, nguồn lực khu vực tư nhân chưa được khơi thông hiệu quả.

“Nó cũng cho thấy chiếc áo cơ chế mặc cho nhiều tỉnh đang chật chội, các tỉnh chưa có cơ chế đặc thù càng bị bó buộc hơn. Đây đã và đang là đòi hỏi bức thiết chung của nhiều địa phương”, đại biểu Nam nhấn manh,

Đây là lý do ông Nam đề nghị sớm tổng kết, đánh giá việc thực hiện các nghị quyết đặc thù, chỉ giữ lại cơ chế đặc thù thực sự là đặc thù, tương thích với đặc điểm riêng biệt của địa phương, chủ yếu ở các đô thị đặc biệt.

Còn đối với các cơ chế, chính sách thí điểm đang là vướng mắc chung của các địa phương thì phải sớm được nhân rộng và áp dụng chung.

Trong thời gian chờ sửa các luật và quy định liên quan, đề nghị Quốc hội cho phép các tỉnh, trong đó có tỉnh Phú Thọ có vướng mắc chung và đặc điểm tương đồng như các tỉnh đang thí điểm được vận dụng các cơ chế chính sách này và được đánh giá, ghi nhận và bảo vệ theo tinh thần Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị định số 73 của Chính phủ, quy định về khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.





Nguồn: https://baodautu.vn/lo-co-che-chinh-sach-dac-thu-lam-tang-chenh-lech-giau-ngheo-giua-cac-tinh-d216323.html

Cùng chủ đề

Rà soát, đề xuất cơ chế đặc thù với dự án đường bộ cao tốc

TPO - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù trình Quốc hội đối với các dự án đường bộ cao tốc. TPO - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc rà soát, đề xuất các cơ chế đặc thù trình Quốc hội đối với...

TPHCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT trị giá hơn 14.600 tỷ đồng

TPO - Sở GTVT TPHCM đề xuất triển khai 3 dự án giao thông áp dụng loại hợp đồng BT (thanh toán bằng tiền ngân sách trả chậm) theo Nghị quyết số 98. Các dự án này dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2026-2030. TPO - Sở GTVT TPHCM đề xuất triển khai 3 dự án giao thông áp dụng loại hợp đồng BT (thanh toán bằng tiền ngân sách trả chậm) theo Nghị quyết...

Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền đầu tư, vận hành nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng quy định cơ chế đặc thù cho nhà máy điện hạt nhânChiều...

Bộ trưởng Y tế băn khoăn: Viện Pháp y cũng tự chủ thu phí thì không hiểu khách hàng ở đâu?

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã trao quyết định bổ nhiệm lại chức vụ viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang cho TS.BS Đỗ Thái Hùng, thời gian giữ chức vụ là 5 năm, từ ngày 7-10-2024.Bà Lan cũng đã trao quyết định bổ nhiệm lại chức vụ phó viện trưởng phụ trách kinh tế Viện Pasteur...

Cần 5 cơ chế đặc thù làm đường sắt tốc độ cao

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ, để triển khai thành công dự án đường sắt tốc độ cao, cần dành 5 cơ chế đặc thù nhằm huy động hiệu quả nguồn vốn hơn 67 tỷ USD. Nguồn vốn nào là chủ lực? Thủ tướng vừa yêu cầu rà soát lại suất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế đặc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván

Vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn TP.Hà Nội, thời gian rà soát đối tượng và tổ chức tiêm chủng từ tháng 11-2024 và các năm tiếp theo. Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổiVắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng...

Dịch sốt xuất huyết giảm, dịch sởi tăng tại Hà Nội; WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉ

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), toàn Thành phố ghi nhận 566 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 46 trường hợp so với tuần trước. Tin mới y tế ngày 12/11: Dịch sốt xuất huyết giảm, dịch sởi tăng tại Hà Nội; WHO họp khẩn về bệnh đậu mùa khỉTheo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua...

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế uy tín PCI DSS 11 năm liền

Sacombank đạt chứng nhận bảo mật PCI DSS cấp độ cao nhất 4.0, đánh dấu năm thứ 11 liên tiếp được công nhận tính an toàn, bảo mật trong lĩnh vực thẻ. Sacombank đạt chứng nhận PCI DSS 11 năm liên tiếp (2014 - 2024) PCI DSS là tiêu chuẩn cao nhất về an ninh, bảo mật trong lĩnh vực phát hành và chấp nhận thẻ được xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật (PCI Security Standards Council) và...

Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2025. Kiên Giang xúc tiến thu hút đầu tư đối tác có công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứngChủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành vừa ký ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2025. ...

Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá bất động sản tăng

Không ít người mua ở thực và nhà đầu tư đang đẩy nhanh tốc độ quyết định mua nhà vì lo ngại giá sẽ tăng khi thị trường ngấm các chính sách từ các luật liên quan bất động sản có hiệu lực. Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá bất động sản tăngKhông ít người mua ở thực và nhà đầu tư đang đẩy nhanh tốc...

Bài đọc nhiều

IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt Nam

Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. IPPG và China Duty Free Group đẩy nhanh mở cửa hàng miễn thuế tại Việt NamTập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc (CDFG) về thương mại du lịch. ...

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2024 giảm đến 84% và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào đầu năm 2025. Có sự chuyển dịch về thị trường và chủng loại hồ tiêu xuất khẩu, Theo thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 18.493 tấn hồ tiêu các loại...

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt. Mỹ - thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới cuối tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Đà Lạt bùng nổ với tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam được quỹ nước ngoài đầu tư

Nằm tại trung tâm thành phố Đà Lạt, một tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam sắp hình thành. Dự án được đầu tư phát triển bởi The One Destination, tập đoàn đa ngành Terne Holdings Singapore, quỹ đầu tư BTS Bernina cùng loạt thương hiệu hàng đầu thế giới. Đà Lạt bùng nổ với tổ hợp bất động sản ESG đầu tiên tại Việt Nam được quỹ nước ngoài đầu tưNằm tại trung tâm thành...

Cùng chuyên mục

260 đơn vị tham gia Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3

(ĐCSVN) - Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 đến 3/12, tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức với sự tham gia của 260 đơn vị. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Festival lần này là sự kiện quan trọng, thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Tiếp quản Thủ đô, 70...

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'. Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối ổn định và duy trì ở mức tốt vì nguồn cung khan hiếm do vụ thu hoạch ở Tây Nguyên...

Không khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân, một doanh nghiệp bị phạt

Ngày 12/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Sơn Nam với số tiền phạt hơn 100 triệu đồng.Quyết định xử phạt nêu rõ, Công ty Cổ phần Sơn Nam đã thực hiện 4 hành vi vi phạm hành chính. Trong đó, đơn vị này không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với...

Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá hàng hóa nguyên liệu thế giới giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần (11/11). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm 0,92% xuống mức 2.157 điểm. Đáng chú ý, trên thị trường kim loại, toàn bộ 10 mặt hàng giá suy yếu, trong đó giá bạc giảm gần 3%. Bên cạnh đó là thị trường năng lượng với hai mặt hàng giá dầu thô WTI và...

Credit Card là gì?

Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng thẻ tín dụng (credit card) đã trở nên phổ biến và tiện lợi đối với nhiều người. Thẻ tín dụng không chỉ là công cụ thanh toán mà còn mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho người dùng. Vậy, thẻ tín dụng là gì? Credit Card hay thẻ tín dụng là một loại thẻ thanh toán do ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính phát hành, cho phép...

Mới nhất

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025

Đề thi đánh giá năng lực 2025 của Đại học Quốc gia TP.HCM gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn. Thí sinh làm bài thi trên giấy, thời gian 150 phút.Xem chi tiết đề minh hoạ Tại đây.Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực được điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo...

Đắk Lắk: Quen nhau khi đi tù, hai thanh niên ra trại rủ nhau trộm cắp liên tỉnh

Chiều 12/11, Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 thanh niên gây ra hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh gồm: Lê Văn Lộc (26 tuổi, trú tại phường 1, quận 8, TP.HCM) và Huỳnh Dương Bảo (33 tuổi, trú...

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'. Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối...

Có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, hành vi tuyên truyền nội dung chứa tin giả, sai sự thật tác động tiêu cực đến tâm trạng xã hội, an ninh trật tự, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, có tin giả gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng trên thị trường chứng khoán. ...

Mới nhất