Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLinh hoạt, đổi mới giáo dục an toàn giao thông

Linh hoạt, đổi mới giáo dục an toàn giao thông


Bai GD
Tặng mũ bảo hiểm cho học sinh Trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội).

Ý thức tự giác chưa cao

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai, thực hiện Chương trình phối hợp số 415 giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với Bộ GDĐT về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên giai đoạn 2019-2024 diễn ra tuần qua, ông Trần Văn Đạt, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT) cho biết: Ngành giáo dục với gần 24 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động, chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước. Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo và phối hợp tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường học cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên để góp phần nâng cao nhận thức, giảm thiểu tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trong phạm vi cả nước.

Ngành giáo dục cũng đã triển khai hàng loạt các giải pháp như đưa công tác giáo dục an toàn giao thông là một trong những tiêu chí bình xét, đánh giá thi đua hàng năm của ngành. Biên soạn tài liệu và đưa giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào chương trình chính khóa của các cấp, từ mầm non đến đại học. Phối hợp tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông với các hình thức linh hoạt để thu hút học sinh…

Tuy nhiên, theo ông Đạt, ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông của học sinh, sinh viên có chuyển biến nhưng tính tự giác chưa cao. Theo thông báo của ngành công an, các lỗi vi phạm chủ yếu của học sinh, sinh viên là không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, vừa điều khiển xe mô tô vừa làm việc khác như nghe nhạc, nghe điện thoại… Trong khi đó, thời lượng dạy về an toàn giao thông trong chương trình chính khóa còn hạn hẹp; phương pháp giảng dạy còn cứng nhắc, chưa tạo hứng thú cho học sinh; kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khóa hạn chế. Bên cạnh đó là một số nguyên nhân chủ quan như lãnh đạo một số nhà trường còn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến nội dung này…

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi cũng nhận định: Vi phạm an toàn giao thông là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên, những nguy hiểm về tai nạn giao thông vẫn rình rập hàng ngày, hàng giờ và vẫn còn phải chứng kiến những đau xót do tai nạn giao thông gây ra. Hậu quả, di chứng và sự tổn hại không chỉ về vật chất, mà còn là tinh thần đối với mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường là vĩnh viễn.

Phát huy vai trò người đứng đầu chỉ đạo

Theo đại diện Sở GDĐT tỉnh Tuyên Quang: Để đạt được hiệu quả trong công tác giáo dục an toàn giao thông cấp THPT, hàng năm, hiệu trưởng các nhà trường chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông gắn với kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường. Kế hoạch này không chỉ đơn thuần là việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, mà cần phải tích hợp vào chương trình giảng dạy chính khóa và các hoạt động giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp. Nội dung giáo dục an toàn giao thông cần được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với đặc điểm của từng khối lớp, từng giai đoạn phát triển tâm lý của học sinh.

Trưởng phòng Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM Trần Thanh Thưởng cho biết, trường tổ chức triển khai mô hình xây dựng đội tuyên truyền Luật giao thông trong trường. Cụ thể là thành lập các nhóm tuyên truyền theo tổ chức đoàn, hội khoa; xây dựng nội dung tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền trên website cũng như các trang mạng xã hội của sinh viên; duy trì mô hình cổng trường an toàn giao thông, tích cực giải tỏa ách tắc giao thông trong giờ cao điểm.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng – Giáo dục thường xuyên, Sở GDĐT tỉnh Nghệ An cho hay do địa bàn rộng với nhiều khu vực địa hình khác nhau, Nghệ An đã căn cứ vào đặc điểm từng vùng, miền để tuyên truyền phù hợp. Cụ thể, với những học sinh thường xuyên tham gia các phương tiện giao thông đường thủy, nhà trường tăng cường giáo dục học sinh đi phà, đò phải mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cứu sinh, chấp hành quy định an toàn giao thông đường thủy nội địa. Đối với các trường trên địa bàn có đường sắt chạy qua, trường tổ chức tuyên truyền các nội dung bảo vệ đường sắt, các quy tắc đi qua đường sắt an toàn…

Bà Trần Thị Kim Nhạn, Trưởng Phòng Chính trị tư tưởng và Giáo dục Chuyên nghiệp – Thường xuyên, Sở GDĐT Quảng Ngãi cho biết: Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung an toàn giao thông, Sở GDĐT Quảng Ngãi phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện mô hình thành lập các nhóm nhỏ để nhà trường có số liệu trao đổi trực tiếp, cập nhật thông tin hàng ngày tình hình an toàn giao thông của học sinh với phụ huynh.

Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi, công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học rất quan trọng. Trong đó, đặc biệt lưu ý việc đổi mới đồng bộ hình thức giảng dạy trong các nhà trường và vai trò của người đứng đầu trong công tác triển khai giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. Nơi nào lãnh đạo quan tâm thì nơi đó làm tốt. Do đó phải phát huy hiệu quả sự chỉ đạo, lãnh đạo, nhận thức của người đứng đầu các đơn vị trong công tác này. Những cách làm, mô hình phối hợp hay tại các địa phương cần được báo cáo, chia sẻ và lựa chọn để nhân rộng thành mô hình phổ biến. Trong khi làm, khi triển khai, việc phân công trách nhiệm, công việc cần phải rõ ràng, cụ thể.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng khẳng định, để công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên được triển khai hiệu quả, cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội. Đặc biệt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần được xây dựng vững chắc; các chế tài xử lý phải có tính răn đe, quyết liệt, đầy đủ. “Đối với giáo dục việc truyền thụ các kiến thức văn hóa rất quan trọng, nhưng bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên quan trọng hơn rất nhiều. Sự nghiệp học chữ có thể cả đời nhưng việc bảo đảm được an toàn giao thông là việc hàng ngày, hàng giờ, là việc làm cần thiết và phải làm”, Thứ trưởng nhấn mạnh.



Nguồn: https://daidoanket.vn/linh-hoat-doi-moi-giao-duc-an-toan-giao-thong-10292665.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị TW 10

Sáng 20/10 tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành...

Hải Phòng: Giám đốc Sở Tài nguyên

Theo Quyết định số 1552-QĐ/TU, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng quyết định điều động và chỉ định ông Trần Văn Phương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường...

[Infographic] Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà

Mặt trậnHoàng Linh • 19/10/2024 14:23Ngày 17/10, tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã hiệp thương cử bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX, Đại biểu Quốc hội khóa XV tái cử Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam, Đoàn Chủ tịch và giữ...

Thanh niên Lạng Sơn với phong trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’

Xây dựng lớp thanh niên có kiến thức, kỹ năngAnh Đoàn Thành Công, Phó Bí thư phụ trách Tỉnh đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh: Để phong trào "Tôi yêu...

Xây dựng trường học thân thiện, tránh bạo lực học đường

Theo ông Lê Văn Dũng, Sở GDĐT tỉnh chủ trì xây dựng đề án chi tiết xây dựng trường chuẩn THPT; các địa phương chăm lo các bậc học còn lại. UBND tỉnh sẽ tham mưu cho Tỉnh...

Bài đọc nhiều

Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ đề xuất bốc thăm môn thứ 3 thi vào lớp 10

Sáng nay (19/10), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã bỏ đề xuất bốc thăm...

Câu hỏi về tiền từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia ‘đứng hình’

Trong phần thi "Về đích" tại chương trình Đường lên đỉnh Olympia ngày 10/3/2019, ban tổ chức chương trình đưa ra cho thí sinh Hải Đăng câu hỏi như sau:"Huy luôn có trong ví tất cả các loại tiền giấy cotton và polymer đang lưu hành ở Việt Nam, mỗi loại một tờ, từ mệnh giá 1.000 đồng trở lên. Hôm nay, do có việc cần, Huy tiêu hết 72.000 đồng và còn lại 6 tờ tiền trong...

Bộ Quốc phòng công bố chỉ tiêu tuyển bổ sung các trường Quân đội 2024, điểm xét tuyển ra sao?

Theo đó, phương thức xét tuyển bổ sung là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024. Thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung phải đủ các điều kiện sau: Đã tham gia sơ tuyển và được 1 trường Quân đội gửi thông...

Bộ GD&ĐT bỏ đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10

Trong dự thảo công bố lần này, Bộ GD&ĐT bỏ quy định bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 từng gây tranh cãi trước đây. Để đảm bảo thống nhất và quan điểm tổ chức kỳ thi nhẹ nhàng, không gây tốn kém, Bộ GD&ĐT sẽ quy định chung việc thi vào lớp 10 bằng 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp."Môn thi thứ 3 hoặc bài thi...

Cùng chuyên mục

Gần 67% sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM rảnh từ 2 – 4 giờ mỗi ngày

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa công bố kết quả khảo sát Đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rảnh rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM.Sinh viên chủ yếu dành thời gian rảnh để sử...

“Với nghiên cứu khoa học, không bao giờ là quá muộn”

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM), 1 trong 11 cá nhân vừa được trao...

Rảnh rỗi 2 đến 4 giờ mỗi ngày, sinh viên dùng để lướt mạng xã hội, xem phim

Sinh viên có thời gian rỗi từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày, nhưng chủ yếu để nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, sử dụng mạng xã hội. Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố đề án nghiên cứu mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian rỗi với hiệu quả học tập và sự hài lòng về cuộc sống đại học của sinh viên tại ký túc...

Mới nhất

Ông Vàng A Vạng ở Sơn La, trồng mận trái vụ mà thành tỷ phú đầu tiên của bản

Đến nay, ông Vạng đã trồng được gần 2.000 gốc mận, trong đó có 600 cây mận đã cho thu hoạch. Theo ông Vạng trồng mận...

Cách giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở dễ dàng hơn

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng khá phổ biến khi các dịch nhầy ngăn cản đường hô hấp, khiến trẻ khó thở. Nghẹt mũi khiến trẻ khó đi sâu vào giấc...

Làm rõ dấu hiệu trục lợi vụ đấu giá cát ở Quảng Nam

Phi lý, có dấu hiệu trục lợiSau khi phiên đấu giá kết thúc, thông tin mỏ cát được ghim giá 370 tỉ đồng cho 159.000m3 cát đã gây xôn xao dư luận tại miền Trung. Giới kinh doanh vật liệu cùng doanh...

“Với nghiên cứu khoa học, không bao giờ là quá muộn”

Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh...

Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước

Theo dự kiến kịch bản cho phát triển năng lượng tái tạo của Quy hoạch điện VIII, Việt Nam có thể khai thác đến 50.000 MW công suất với sản lượng hơn 160 tỷ kWh từ năng lượng tái tạo vào năm 2030 và lên đến 260.000 MW vào năm 2050 nếu có chính sách hỗ trợ hợp...

Mới nhất

Kamala Harris tụt dốc