Trang chủNewsThời sựLiệu có thể cùng chung tiếng nói?

Liệu có thể cùng chung tiếng nói?


BRICS: Cầu nối hay rào cản?

Nhà nghiên cứu Kester Kenn Klomegah mới đây có bài phân tích về việc liệu Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) có thể làm trung gian cho tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine hay không.

Theo ông, cuộc gặp của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev nêu bật những nỗ lực và vai trò dự kiến của Ấn Độ trong quá trình hòa giải giữa Nga và Ukraine. Chuyến thăm chính thức của ông Modi ngày 23/8 là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ tới Kiev kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Mặc dù không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của chuyến thăm này, nhưng nó cũng đặt ra một số câu hỏi gây tranh cãi.

Một số chuyên gia diễn giải chuyến thăm chính thức này, dù mang tính hữu nghị và biểu tượng, nhưng cũng được coi là nỗ lực chung nhằm củng cố ngoại giao kinh tế của Ấn Độ khi đạt được một loạt thỏa thuận giữa các doanh nghiệp sau các cuộc thảo luận và đàm phán chung về dàn xếp hòa bình. Ông Modi và ông Zelensky nhất trí về “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” thường được đề xuất – một số cuộc họp cấp cao như vậy đã được tổ chức kể từ khi Nga tấn công Ukraine.

Ukraine và BRICS: Liệu có thể cùng chung tiếng nói?
Xung đột Nga-Ukraine đặt ra bài toán khó cho BRICS khi các thành viên khối này đều có lợi ích riêng và phải cân nhắc giữa việc giữ vững lập trường trung lập. Ảnh: RIA

Vì một số lý do ngay từ đầu, đề xuất của Ấn Độ về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai cho thấy rõ tầm quan trọng mà nước này gắn với nội dung quan hệ song phương của mình với Nga. Ấn Độ và Nga có quan hệ thân thiện từ thời Liên Xô và gần đây được mô tả là “thân thiện” và về mặt lợi ích kinh tế là rất đáng trân trọng như các số liệu về thương mại song phương thể hiện rõ ràng trong các tài liệu cấp bộ trưởng.

Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin có mối quan hệ lâu dài. Trong năm tài chính 2024, thương mại song phương giữa Ấn Độ với Nga đạt 65,6 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023 và gấp gần 6,5 lần so với trước đại dịch là 10,1 tỷ USD. Thương mại song phương tăng lên đặc biệt kể từ năm 2022 khi các nhà nhập khẩu nhiên liệu Ấn Độ mua dầu thô giá rẻ của Nga dù bị các quốc gia phương Tây chỉ trích nhiều lần.

Với Ukraine, sự ủng hộ của ông Modi được coi là yếu tố có thể thúc đẩy các nỗ lực hướng tới đàm phán hòa bình. Đồng thời, nhà lãnh đạo Ấn Độ tận dụng cơ hội này để tăng cường hợp tác kinh tế của nước này với Ukraine, có thể là với khu vực nói chung. Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, tại cuộc gặp, Thủ tướng Modi và Tổng thống Zelensky thảo luận chi tiết về công thức hòa bình của Ukraine theo hướng ưu tiên toàn vẹn lãnh thổ và việc Nga rút quân.

Theo đó, Thủ tướng Modi nhấn mạnh: “Ấn Độ đứng về phía hòa bình. Về mặt cá nhân, với tư cách là một người bạn, nếu có bất kỳ vai trò nào tôi có thể đảm nhận, tôi rất sẵn lòng đảm nhận vai trò hướng tới hòa bình”.

Hai nhà lãnh đạo dành 2,5 giờ thảo luận kín trước khi ký thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, y học và văn hóa. Tuyên bố chung cho biết hai nước nhất trí về tầm quan trọng của việc đối thoại chặt chẽ hơn để “đảm bảo một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài”.

Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022, Trung Quốc và Ấn Độ (thuộc BRICS) luôn tránh việc lên án cuộc tấn công của Nga và thay vào đó thúc giục Moscow và Kiev giải quyết xung đột thông qua đối thoại và ngoại giao. Các nhà phân tích trước đó đã lập luận về lập trường trung lập của Modi giống như trường hợp của Brazil, Trung Quốc và Nam Phi.

Một nhà phân tích người Ukraine cho biết, kết quả chuyến thăm đầu tiên của ông Modi là khiêm tốn, vì đó chỉ là “sự khởi đầu của cuộc đối thoại phức tạp giữa Ấn Độ, Ukraine và châu Âu”. Nếu Ấn Độ ủng hộ cách tiếp cận của Ukraine đối với giải pháp hòa bình, điều này có thể nâng cao cơ hội Kiev giành thêm sự ủng hộ từ các quốc gia khác ở Nam bán cầu, nơi Ấn Độ vẫn là đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng chính của Trung Quốc.

Các thông tin cho thấy các cuộc đàm phán đang diễn ra với Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ liên quan đến hội nghị thượng đỉnh hòa bình lần thứ hai được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội. Ngoài Ấn Độ và Nam Phi với tư cách là thành viên BRICS, Trung Quốc cũng có mối quan hệ nồng ấm trong lịch sử với Nga.

Nam Phi cố gắng với giải pháp hòa bình và sau đó là Trung Quốc. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đánh giá thấp Nam Phi (chủ tịch BRICS năm 2023) khi nói rằng sáng kiến hòa bình của châu Phi gồm 10 yếu tố, không được xây dựng tốt trên giấy tờ. Tương tự, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Sáng kiến hòa bình do các nước châu Phi đề xuất rất khó thực hiện, khó trao đổi quan điểm“.

Nền tảng mới cho quan hệ quốc tế

Ngay từ tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rõ rằng “phía Trung Quốc ủng hộ việc tổ chức hội nghị quốc tế phản ánh lợi ích của cả Nga và Ukraine một cách bình đẳng và dựa trên nhiều ý tưởng và sáng kiến”. Các cuộc thảo luận ở đây cần phải được cân nhắc cẩn thận trong bối cảnh Sáng kiến an ninh toàn cầu (GSI) của Trung Quốc có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine và có thể là nhiều cuộc khủng hoảng khác trên thế giới.

Trước hết, Trung Quốc coi hợp tác là thành phần then chốt trong chính sách đối ngoại của mình. Theo khái niệm của Trung Quốc, GSI của nước này chủ yếu nhằm mục đích loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của các cuộc xung đột quốc tế, cải thiện quản trị an ninh toàn cầu, khuyến khích các nỗ lực quốc tế chung nhằm mang lại sự ổn định và chắc chắn hơn cho một kỷ nguyên bất ổn và thay đổi, đồng thời thúc đẩy hòa bình và phát triển lâu dài trên thế giới.

Khái niệm này được hướng dẫn bởi 6 cam kết/trụ cột, đó là: (1) Theo đuổi an ninh chung, toàn diện, hợp tác và bền vững; (2) Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia; (3) Tuân thủ các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc; (4) Coi trọng những lo ngại chính đáng về an ninh của tất cả các quốc gia; (5) Giải quyết hòa bình những khác biệt và tranh chấp giữa các quốc gia thông qua đối thoại và tham vấn; (6) Duy trì an ninh trong cả lĩnh vực truyền thống và phi truyền thống.

Từ những nguyên tắc cốt lõi này, có thể yên tâm khi nói rằng GSI có thể và có lẽ trở thành chất xúc tác để thế giới vạch ra con đường mới hướng tới xây dựng hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. GSI lần đầu tiên được Chủ tịch Cận Bình đề xuất tại Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á-Bác Ngao ngày 21/4/2022.

Cuối tháng 8 vừa qua, Trung Quốc nhắc lại lời kêu gọi ủng hộ nhiều hơn cho kế hoạch hòa bình Ukraine mà nước này cùng Brazil đưa ra. Cả hai, với tư cách là thành viên BRICS, đều ủng hộ một kế hoạch hòa bình toàn diện cho Ukraine, sau các vòng tham vấn ngoại giao với Indonesia và Nam Phi để ủng hộ kế hoạch được đề xuất này. Điều quan trọng cần nhắc lại là Trung Quốc và Nga vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 6. Nga không được mời trong khi Trung Quốc chọn không tham dự.

Mặc dù vậy, Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy nhấn mạnh đến đối thoại để giải quyết xung đột, đồng thời nói thêm “các lực lượng toàn cầu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hòa bình thế giới”, họ chia sẻ lập trường tương tự về ngoại giao và đối thoại với Trung Quốc.

Các lực lượng này đã duy trì liên lạc với cả Nga và Ukraine và vẫn tận tụy với giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và đàm phán”, ông Lý Huy nói.

Trong bối cảnh địa chính trị đang diễn ra, trong tuyên bố ngày 23/8/2023 tại Sandton, Nam Phi, BRICS nhấn mạnh thực tế nhóm này đã sẵn sàng “khi các quốc gia có chủ quyền hợp tác để duy trì hòa bình và an ninh” và phản đối mạnh mẽ các hành động “không phù hợp với các nguyên tắc dân chủ và hệ thống đa phương” trong thế giới hiện đại.

Tuyên bố cũng tái khẳng định lập trường chung của các nước trong nhóm “về việc tăng cường hợp tác đối với các vấn đề có lợi ích chung trong BRICS” và Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi, thông qua những nỗ lực trước đây của mình, chưa thể tìm thấy sự quan tâm chung để thiết lập hòa bình tương đối, thậm chí bền vững hơn giữa Nga và Ukraine.

Toàn bộ câu chuyện giải quyết vấn đề Ukraine hiện đạt đến điểm rất quan trọng, ngay cả BRICS cũng không thể tìm ra giải pháp có triển vọng được chấp nhận trên nền tảng BRICS. Trong mọi trường hợp, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine vẫn tiếp tục đe dọa an ninh toàn cầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nói chung.

Hoàn toàn không cần trích dẫn để hỗ trợ cho các lập luận ở đây, nhưng cần phải nhắc lại Tuyên bố chung của cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao và Quan hệ quốc tế BRICS ngày 1/6/2023 và cuộc họp lần thứ 13 của Cố vấn an ninh quốc gia và Đại diện cấp cao về an ninh quốc gia BRICS được tổ chức ngày 25/7/2023, đã nêu rõ (Điểm 12 trong Tuyên bố 94 điểm): “Chúng tôi quan ngại về các cuộc xung đột đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi nhấn mạnh cam kết của mình đối với việc giải quyết hòa bình các khác biệt và tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn toàn diện theo cách phối hợp và hợp tác và ủng hộ mọi nỗ lực có lợi cho việc giải quyết hòa bình các cuộc khủng hoảng”.



Nguồn: https://congthuong.vn/ukraine-va-brics-lieu-co-the-cung-chung-tieng-noi-348917.html

Cùng chủ đề

Ông Trump hứa “chia rẽ” hợp tác Nga – Trung nếu thắng cử

(Dân trí) - Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết nếu ông thắng cử năm nay, ông sẽ chia rẽ sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc vì gây tổn hại cho nước Mỹ. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Trong sự kiện ở Glendale, Arizona, ông Trump cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những chính sách khiến Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau trong thời gian qua. Ông cam kết...

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu thức.

Nga cảnh báo Thế chiến 3 nếu NATO kết nạp Ukraine

(Dân trí) - Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo Ukraine gia nhập NATO có thể dẫn đến Thế chiến 3. "Ngay trước khi qua đời, khi đã ở độ tuổi xế chiều, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã nhấn mạnh, theo cách vừa ngọt ngào vừa cay đắng: giờ đây chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận Ukraine gia nhập NATO", Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh...

Canada nêu quan điểm về việc Ukraine dùng vũ khí tầm xa tấn công lãnh thổ Nga; Na Uy cấp tiền giúp Kiev bảo...

Nga chỉ trích các quốc gia NATO không chỉ thảo luận về khả năng cho phép Kiev sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công Moscow, mà còn đang cân nhắc xem có nên trực tiếp can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine hay không.

Triều Tiên tuyên bố sát cánh cùng Nga đến chiến thắng

CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã hỗ trợ lớn cho quân đội Nga từ đầu xung đột tại Ukraine và cam kết luôn sát cánh cho đến ngày chiến thắng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá. Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ...

Đưa đặc sản xứ Lạng vào không gian văn hóa vùng Đông Bắc

Nhiều đặc sản của bà con đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn được trưng bày tại ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI. Ngày 2/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch...

Chiến sự Ukraine có thể giảm nhiệt nếu ông Trump trúng cử

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 2/11/2024: Chiến sự Ukraine có thể giảm nhiệt nếu ông Trump trúng cử - ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã đưa ra cam kết như vậy. Cựu đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Ukraine Kurt Volker cho rằng, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Đảng Cộng hòa, Donald Trump nếu thắng cử, có thể yêu cầu Nga rút quân khỏi vùng hoạt động...

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc...

Tiếp tục lao dốc, trong nước giảm 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024, giá cà phê thế giới đồng loạt giảm, trong nước nằm ở mức 107.300-107.700 đồng/kg, giảm 1.500 đồng/kg so với hôm qua. Giá cà phê trong nước được cập nhật lúc 4h30 phút ngày 2/11/2024 như sau, theo trang www.giacaphe.com, giá cà phê trong nước hôm nay giảm mạnh 1.500 đồng/kg nằm trong khoảng 107.300-107.700 đồng/kg. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Ông Donald Trump lái xe rác vận động tranh cử

Ông Trump lên xe chở rác để vận động tranh cử.Ngày 30/10, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã gây chú ý với hình ảnh lái xe rác đến cuộc vận động tranh cử ở Green Bay tại bang Wisconsin, khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang đếm ngược với giờ G.Theo AP, cựu tổng thống Trump muốn thu hút sự chú ý đến phát biểu được đưa ra một ngày trước đó của đương kim Tổng thống...

Kết tội kẻ sát hại 2 hướng dẫn viên người Việt ở Las Vegas năm 2018

(CLO) Một bồi thẩm đoàn đã kết tội một người đàn ông đột nhập vào một phòng tại khách sạn-sòng bạc ở Las Vegas Strip và cướp rồi giết hai hướng dẫn viên du lịch người Việt Nam hồi tháng 6 năm 2018. ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Cùng chuyên mục

Cháy căn hộ chung cư Eratown – Đức Khải ở TPHCM, cư dân náo loạn bỏ chạy

Đám cháy từ căn hộ tầng cao chung cư Eratown - Đức Khải ở TPHCM với khói đen bốc nghi ngút khiến cư dân náo loạn, bỏ chạy xuống tầng trệt. Lực lượng chức năng quận 7, TPHCM đang điều tra nguyên nhân vụ cháy căn hộ chung cư Eratown - Đức Khải nằm trên địa bàn phường Phú Mỹ. Khoảng 19h30 hôm nay, cư dân phát hiện khói đen bốc nghi ngút từ căn hộ tầng 20, lô A3 của...

Việt Nam kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba

Chiều 2/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Cuba nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam.Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ vui mừng gặp lại ông Esteban Lazo Hernández sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cuba của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, hoan nghênh...

Vun đắp thêm tình đoàn kết giữa nhà báo các cơ quan báo chí

(CLO) Chiều 2/11, Hội khỏe Hội Nhà báo TP. Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại sau những ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi. ...

Báo Hòa Bình tập huấn sản xuất tác phẩm báo chí hiện đại cho phóng viên

(CLO) Ngày 2/11, Báo Hoà Bình tổ chức tập huấn nghiệp vụ sản xuất tác phẩm báo chí hiện đại cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, CTV. ...

Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá. Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ...

Mới nhất

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Chiều 2/11, tại tỉnh Hà Nam, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Nam và các tỉnh, thành đoàn phía bắc tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 19 tỉnh, thành Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía bắc gồm...

Một trung tâm tiêm chủng lại kịp thời cứu sống người đàn ông nhồi máu cơ tim

Sáng 30/10/2024, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez

NDO - Chiều 2/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez và Đoàn đại biểu Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba nhân dịp thăm Việt Nam. NDO - Chiều 2/11, tại Trụ sở Trung...

Cháy căn hộ chung cư Eratown – Đức Khải ở TPHCM, cư dân náo loạn bỏ chạy

Đám cháy từ căn hộ tầng cao chung cư Eratown - Đức Khải ở TPHCM với khói đen bốc nghi ngút khiến cư dân náo loạn, bỏ chạy xuống tầng trệt. Lực lượng chức năng quận 7, TPHCM đang điều tra nguyên nhân vụ cháy căn hộ chung cư Eratown - Đức Khải nằm trên địa bàn phường Phú Mỹ. Khoảng...

Mới nhất