Trang chủNewsThế giớiLiệu có còn “phép màu”?

Liệu có còn “phép màu”?


Trong khi phần còn lại của thế giới đang vật lộn với chi phí sinh hoạt ngày một leo thang, Trung Quốc lại phải đối mặt với vấn đề ngược lại, đó là giá cả giảm.

Hồi tháng 7, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chính thức rơi vào tình trạng giảm phát lần đầu tiên sau 2 năm do giá tiêu dùng giảm 0,3%, đi ngược lại xu hướng tăng giá toàn cầu đối với mọi thứ, từ năng lượng đến thực phẩm.

Mặc dù giá thấp hơn nghe có vẻ hấp dẫn đối với người tiêu dùng bình thường, nhưng các nhà kinh tế coi giảm phát là một dấu hiệu xấu cho nền kinh tế. Giá giảm trong một thời gian dài, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng giảm chi tiêu và các công ty cắt giảm sản xuất, dẫn đến sa thải nhân viên và giảm lương.

Nền kinh tế Trung Quốc trượt vào giảm phát là dấu hiệu mới nhất trong một loạt các dấu hiệu cảnh báo làm dấy lên nghi ngờ về sức mạnh phục hồi sau đại dịch của nước này.

Tăng trưởng mờ nhạt

Trước đây, Trung Quốc đã từng rơi vào tình trạng giảm phát, nhưng các nhà kinh tế lo ngại hơn về sự sụt giảm giá lần này. Lần cuối cùng giá giảm là vào đầu năm 2021, khi hàng triệu người bị phong tỏa và các nhà máy phải đóng cửa do các hạn chế về Covid.

Trung Quốc hiện được cho là đang trên đà phục hồi sau khi dỡ bỏ các biện pháp zero Covid vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, cho đến nay, sự phục hồi của Trung Quốc vẫn còn mờ nhạt.

Thế giới - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Liệu có còn “phép màu”?

Những người đi làm băng qua một giao lộ trong giờ cao điểm buổi sáng ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 16/5. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phục hồi chậm chạp sau Covid do áp lực từ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu trì trệ. Ảnh: SCMP

Mặc dù tăng trưởng kinh tế đã phục hồi từ mức thấp trong thời kỳ đại dịch, một số ngân hàng đầu tư đã hạ triển vọng của Trung Quốc vào năm 2023 do lo ngại nước này không đạt được mục tiêu tăng trưởng 5% nếu không có các biện pháp kích thích lớn.

Ở trong nước, người tiêu dùng Trung Quốc vẫn thận trọng trong việc chi tiêu sau khi phải chịu đựng các đợt phong tỏa mệt mỏi, tước đi cơ hội thúc đẩy tiêu dùng quan trọng của nền kinh tế.

Ở nước ngoài, các quốc gia đang nhập khẩu ít hơn từ các nhà máy của Trung Quốc trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu không chắc chắn và căng thẳng địa chính trị ngày một gia tăng.

Mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đã phục hồi sau thời gian tạm lắng vì đại dịch, nhưng nó vẫn chưa đạt mức tăng trưởng 2 con số như đầu những năm 2000.

Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước vô vàn thách thức như tỉ lệ sinh thấp kỷ lục, thương mại quốc tế suy giảm, dư nợ của chính quyền địa phương cao, thị trường bất động sản đi xuống, v.v. Đầu tháng 8, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không còn công bố dữ liệu về thanh niên thất nghiệp sau khi tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 đến 24 tuổi lên tới 20%.

“Trung Quốc cần một cái gì đó mới giúp tăng thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình, đồng thời chuyển các nguồn lực ra khỏi khu vực nhà nước và đầu tư sang khu vực tiêu dùng”, theo ông George Magnus, một cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Oxford.

Mục tiêu khiêm tốn

Giữa lúc Trung Quốc lao đao vì giá cả sụt giảm, thì Mỹ – cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, lại “đau đầu” vì lạm phát.

Mỹ đã phải vật lộn với giá tiêu dùng tăng trong 18 tháng qua, và chỉ số lạm phát nước này hồi tháng 7 vẫn ở mức 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đặt ra.

Mặc dù Trung Quốc đặt mục tiêu chính thức là 5% cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay, nhưng đó là mức tăng hàng năm so với năm 2022, một năm mà hoạt động kinh tế bị hạn chế nghiêm trọng bởi các quy tắc “zero Covid”.

Các nhà kinh tế của Bloomberg cho rằng con số 5% này chỉ tương đương với 3% trong điều kiện bình thường, và không cao hơn nhiều so với mức 2,5% mà JPMorgan hiện dự đoán cho nền kinh tế Mỹ. Tốc độ tăng trưởng này không phù hợp với một quốc gia từng là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trước đại dịch.

Thế giới - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Liệu có còn “phép màu”? (Hình 2).

Khách du lịch đến Thâm Quyến vào ngày đầu tiên Trung Quốc mở cửa lại biên giới hôm 8/1/2023. Ảnh :SCMP

Các vấn đề về kinh tế Trung Quốc có thể là kết quả của chính sách zero Covid. Phản ứng nghiêm ngặt của quốc gia này đối với đại dịch, bao gồm việc phong tỏa hàng loạt và kiểm soát biên giới, có thể cứu được nhiều mạng sống hơn so với những nỗ lực ở Mỹ và các nơi khác, nhưng nó để lại dư âm kinh tế tồi tệ hơn nhiều.

Chuyên gia chính sách kinh tế Mỹ Adam Posen cho rằng những gì đang diễn ra ở Trung Quốc chính là “sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc”. Theo ông Posen, chính các quy tắc kiểm soát Covid nghiêm ngặt đã khiến người dân lo ngại về tình hình kinh tế của đất nước, do đó tích trữ nhiều hơn dù lãi suất thấp, dẫn đến giảm phát.

Các nhà kinh tế cũng đã theo dõi sự sụt giảm lớn trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc. Đây có thể là hệ quả của các biện pháp hạn chế Covid-19, cũng là kết quả của cuộc chiến thương mại do chính quyền Mỹ khởi xướng chống lại Bắc Kinh.

Triển vọng phục hồi

Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc đã khiến một số nhà quan sát nhớ lại những khó khăn mà Nhật Bản phải đối mặt vào đầu những năm 1990, khi sự sụp đổ của bong bóng tài sản khổng lồ dẫn đến một chu kỳ giảm phát và tăng trưởng trì trệ kéo dài hàng thập kỷ.

Tuy nhiên, Trung Quốc có một số lợi thế so với Nhật Bản trong những năm 1990.

Mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng nước này không giàu bằng Nhật Bản vào thời điểm khủng hoảng kinh tế và với tư cách là một quốc gia có thu nhập trung bình, nước này còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Bà Alicia Garcia-Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis (Pháp) cho rằng tình hình 2 nước khá giống nhau, nhưng điểm khác biệt là Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng”.

“Dù khó đạt được mức tăng trưởng 5%, nhưng ít nhất Trung Quốc cũng không tăng trưởng âm giống như Nhật Bản vào thời điểm đó”, bà cho biết.

Thế giới - Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Liệu có còn “phép màu”? (Hình 3).

Động thái giảm lãi suất cho vay kỳ hạn một năm của ngân hàng trung ương Trung Quốc PBOC hôm 21/8 khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng vì họ chờ đợi nhiều động thái mạnh mẽ hơn của chính phủ Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế. Ảnh: China Daily

Bà Garcia-Herrero cho biết, lãi suất ở Trung Quốc cũng cao hơn nhiều so với lãi suất ở Nhật Bản vào thời điểm xảy ra khủng hoảng, có nghĩa là Ngân hàng Trung Quốc vẫn còn cơ hội điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình.

Hôm 21/8, ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất cho các khoản vay kỳ hạn một năm từ 3,55% xuống 3,45% nhằm hỗ trợ cho hoạt động cho vay doanh nghiệp.

Ông Christopher Beddor, phó giám đốc nghiên cứu về Trung Quốc tại công ty tư vấn Gavekal Dragonomics cho biết, Bắc Kinh vẫn có thể tung ra nhiều hỗ trợ hơn cho nền kinh tế, nhưng một gói kích thích lớn khó có thể xảy ra vì họ muốn nhắm mục tiêu hỗ trợ vào các nhà sản xuất hơn là người tiêu dùng.

Theo ông Beddor, giá tiêu dùng của Trung Quốc có thể phục hồi vào cuối năm nay nếu niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện, và yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến niềm tin của người tiêu dùng chính là hoạt động hiệu quả của nền kinh tế.

“Nếu tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trở lại mức 6-7%, niềm tin của các hộ gia đình sẽ phục hồi”, ông khẳng định

Nguyễn Tuyết (Theo Al Jazeera, Washington Post)





Nguồn

Cùng chủ đề

Thông điệp từ ‘bên kia bán cầu’ khiến tỉ giá tăng, chứng khoán Việt cần lưu ý gì?

Fed phát tín hiệu sẽ giảm tốc độ cắt giảm lãi suất vào năm tới. Điều này không chỉ tác động với thị trường chứng khoán trong ngắn hạn, xu hướng dịch chuyển dòng vốn và những áp lực lên tỉ giá cần được đánh giá một cách 'dài hơi' hơn. ...

Chao đảo vì Fed – Tuổi Trẻ Online

Ngày 18-12, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp kể từ tháng 9-2024, giảm 0,25%, hạ lãi suất cho vay chủ chốt của Ngân hàng Trung ương Mỹ xuống 4,25 - 4,5%, mức thấp nhất trong hai năm. ...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt kỳ vọng với nhiều tín hiệu khởi sắc

DNVN - Ngày 19/12, báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý III/2024 đã đạt mức tăng trưởng GDP 3,1%, vượt qua dự báo trước đó là 2,8%. ...

Chứng khoán lao dốc, một cổ phiếu tăng trần nhờ ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’

Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 vẫn tăng trần trong phiên ngày 19-12, bất chấp VN-Index bị 'thổi bay' gần 12 điểm với gần 330 mã giảm giá. Sau động thái từ Fed, thị trường chứng khoán Việt Nam đồng pha với chứng...

FED tiếp tục hạ lãi suất lần thứ 3, phát tín hiệu thận trọng trong năm 2025

Đúng theo dự đoán của thị trường, FED đã quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Theo đó, lãi suất tham chiếu của Mỹ giảm về 4,25% - 4,5%, tức hạ 25 điểm cơ bản (0,25%). Đây là lần thứ 3 liên tiếp cơ quan này giảm lãi suất, với 2 lần trước các mức giảm lần lượt là 0,5% và 0,25%. Đây là quyết định không gây bất ngờ của FED, nhưng điều mà thị trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp nông sản qua lễ hội OCOP tại Tp.HCM

Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm OCOP thông qua lễ hội nông sản góp phần quảng bá sản phẩm 63 tỉnh thành Việt Nam góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, quảng bá địa phương. Ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại Tp.HCM” với chủ đề “Lễ hội nông sản”. Đại diện lãnh...

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Bài đọc nhiều

Ông Trump kiện chính phủ Mỹ về việc thanh lý vật liệu xây tường biên giới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kiến nghị tòa án can thiệp việc chính phủ nước này đã bán các vật liệu xây dựng bức tường biên giới với Mexico vốn không sử dụng đến. ...

Thổ Nhĩ Kỳ gửi thông điệp cứng rắn tới chính quyền Syria mới lẫn Mỹ

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara sẽ làm 'bất cứ điều gì cần thiết' để đảm bảo an ninh của nước này nếu chính quyền Syria mới không thể giải quyết mối quan ngại về nhóm người Kurd mà...

Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng “vạ miệng” với ông Trump

Chính trị gia kỳ cựu Công đảng Anh Peter Mandelson, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Mỹ, gặp phản ứng vì từng có những nhận xét không hay về Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.

UAV tấn công thành phố Kazan của Nga; Tổng thống Zelensky tiết lộ về cuộc gặp giám đốc CIA; Truyền thông lên tiếng việc...

Ukraine đã tấn công bằng máy bay không người lái lớn (UAV) vào thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến 1.000km, ngày 21/12, gây thiệt hại cho các tòa nhà dân cư và tạm thời đóng cửa sân bay.

Cùng chuyên mục

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Mới đây, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen cho biết, Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.

Tiềm năng xuất khẩu nông sản Mỹ-Việt trong năm 2025

Nhân dịp triển lãm về chủ đề 'Những hình ảnh đẹp của nền nông nghiệp Mỹ', bà Susan Burns, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM, đã chia sẻ về tiềm năng xuất khẩu nông sản Mỹ-Việt và hợp tác nông nghiệp giữa hai nước. ...

Triều Tiên chủ động đề nghị điều binh sĩ hỗ trợ Nga đối phó Ukraine?

Giới tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên chủ động đề nghị đưa binh sĩ hỗ trợ Nga, trái với đánh giá trước đó cho rằng Moscow đề nghị vì đang thiếu binh sĩ trong xung đột với Ukraine. ...

Phe đối lập Hàn Quốc dọa luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo

Ngày 24/12, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính của Hàn Quốc tuyên bố sẽ tiến hành luận tội quyền Tổng thống Han Duck Soo.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhập viện

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton ngày 23.12 đã nhập viện ở Washington D.C sau khi bị sốt. ...

Mới nhất

Mỹ Tâm cùng danh ca Tuấn Ngọc thăng hoa trong đêm nhạc My Soul tại Mỹ

(Dân trí) - Mỹ Tâm cùng danh ca Tuấn Ngọc, ca sĩ Ngô Kiến Huy và rapper Double2T đưa hàng nghìn khán giả thăng hoa trong đêm nhạc "My Soul" tại Mỹ. Ngày 23/12 (giờ Việt Nam), liveshow "My Soul" của Mỹ Tâm đã diễn ra tại Mỹ với sự tham dự của hàng nghìn khán giả xem trực tiếp...

Cựu phó giám đốc sở coi việc đưa người về cách ly Covid-19 là cơ hội kiếm tiền

Tại phiên tòa xét xử vụ “chuyến bay giải cứu giai đoạn 2”, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên Trần Tùng khai rằng, bị cáo coi việc đưa người về cách ly Covid-19 là cơ hội kiếm tiền. Sáng 24/12, TAND TP Hà Nội đưa 17 bị cáo vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2 ra...

Học trò Tân Nhàn kể thời đi làm bảo vệ, hát lót kiếm 30.000 đồng mỗi đêm

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Nghệ An, Lê VÄ©nh Toàn lớn lên trong cÆ¡ cá»±c, nhÆ°ng niềm đam mê âm nhạc đã thôi thúc anh vượt qua, theo đuổi giấc mÆ¡ ca hát. Từng xuất hiện trong chương trình Sàn chiến giọng hát, nam ca sĩ Lê Vĩnh Toàn nhận được nhiều sự chú ý của khán...

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Mới đây, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen cho biết, Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%. Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có thông báo gửi Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội Rau quả Việt Nam liên quan đến việc sửa đổi...

Mới nhất