Trang chủNewsThế giớiLiệu Azerbaijan có là lời giải cho bài toán khí đốt của...

Liệu Azerbaijan có là lời giải cho bài toán khí đốt của châu Âu?


Thỏa thuận kéo dài 5 năm về trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine tới châu Âu sẽ hết hạn vào cuối năm nay.

Đây là thỏa thuận chính trị và thương mại duy nhất còn lại giữa Moscow và Kiev. Hiện các bên chỉ còn khoảng 5 tháng để tìm ra cách giữ cho dòng khí đốt tiếp tục chảy.

Đang trong quá trình đàm phán

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) đã cố gắng loại bỏ khí đốt Nga khỏi cơ cấu năng lượng của mình, nhưng một số quốc gia thành viên vẫn tiếp tục nhận một lượng khí đốt nhất định từ Moscow thông qua đường ống đi qua Ukraine.

Theo Brussels, các quốc gia EU phụ thuộc nặng nề nhất vào khí đốt Nga trung chuyển qua Ukraine – bao gồm Áo, Slovakia, Hungary và Italy – có thể tăng cường nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hoặc nhận khí đốt thông qua các đường ống khác vào EU.

Tuần trước, Moscow cho biết họ sẵn sàng gia hạn thỏa thuận. “Việc quá cảnh phụ thuộc vào Ukraine. Họ có những quy định riêng. Điều đó phụ thuộc vào mong muốn của họ. Nga sẵn sàng cung cấp”, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết.

Trong khi không có ý định gia hạn thỏa thuận với gã khổng lồ năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga, Ukraine vẫn muốn duy trì vai trò là quốc gia trung chuyển và giúp đảm bảo an ninh năng lượng của các nước láng giềng phía Tây.

Tổng thống Ukraine hồi đầu tháng này cho biết Kiev đang đàm phán để gửi khí đốt từ Azerbaijan đến EU. Một thỏa thuận thay thế khí đốt của Moscow bằng nguồn cung của Baku là “một trong những đề xuất” hiện đang được thảo luận, ông Zelensky nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm 20/7.

Liệu Azerbaijan có là lời giải cho bài toán khí đốt của châu Âu?- Ảnh 1.

Có nhiều suy đoán về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine hết hạn vào tháng 12.2024. Ảnh: Atlantic Council

Về phần mình, EU đã mở các cuộc đàm phán với Azerbaijan để nhập khẩu thêm khí đốt từ quốc gia vùng Kavkaz (Caucasus), có khả năng sử dụng các đường ống của Ukraine.

Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev xác nhận rằng Baku đã được cả Kiev và Brussels tiếp cận về vấn đề trên.

Các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục với chính quyền ở Ukraine và EU cũng như với Nga và tất cả các bên dường như đều quan tâm đến việc tiếp tục dòng chảy khí đốt, ông Aliyev cho biết tại một hội nghị ở thị trấn Shusha của Azerbaijan hôm 20/7.

“Chúng tôi sẽ giúp đỡ nếu có thể. Tôi nghĩ có thể kéo dài thỏa thuận này”, Bloomberg dẫn lời Tổng thống Aliyev nói.

Nhà lãnh đạo Azerbaijan cũng đề cập tầm quan trọng của đường ống Nga đi qua Ukraine, cho biết rằng nếu không có nó, các nước như Áo và Slovakia “sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng”. “Hoặc họ sẽ phải trả thêm hàng trăm triệu USD để mua khí đốt từ các nguồn khác, hoặc họ sẽ không có khả năng tiếp cận thêm lượng khí đốt bổ sung”, ông nói.

Khi nói đến khí đốt, Azerbaijan tỏ ra thận trọng vì trước đây nước này đã từng bị cáo buộc là “cửa sau” cho hoạt động tái xuất khẩu khí đốt của Nga tới châu Âu. 

Tổng thống Aliyev hôm 20/7 đã thẳng thừng bác cáo buộc trên là “tin giả”, đồng thời bảo vệ quyết định của Baku về mua 1 tỷ m3 khí đốt từ Moscow. 

“Chúng tôi đã ký hợp đồng mua 1 tỷ m3 khí đốt từ Nga khi giá trên thị trường quốc tế rất cao trong khi giá khí đốt Nga ở mức phải chăng. Đây hoàn toàn là một trường hợp kinh doanh thương mại, không có gì hơn thế”, ông Aliyev nói.

Cân nhắc các lựa chọn

Ông Aliyev cũng chỉ ra tuyên bố về quan hệ đối tác chiến lược mà Azerbaijan và Ủy ban châu Âu (EC) ký kết vào tháng 7/2022, trong đó đặt ra mục tiêu cụ thể về nguồn cung khí đốt từ nước này sang châu Âu vào năm 2027.

Cụ thể, Azerbaijan đã tăng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu lên 56% trong năm 2022 và đặt mục tiêu tăng gấp đôi lượng giao hàng vào năm 2027. Nếu xuất khẩu tiếp tục tăng như đã đạt trong 6 tháng đầu năm nay, lượng xuất khẩu sang châu Âu dự kiến sẽ đạt 12,8 tỷ m3 vào cuối năm 2024.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico hồi tháng 5 cho biết Slovakia muốn nhập khẩu khí đốt từ Azerbaijan được vận chuyển qua Ukraine và Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã nói rằng ông sẽ ủng hộ một thỏa thuận như vậy.

Tuy nhiên, các chuyên gia năng lượng cho rằng Azerbaijan, quốc gia sẽ đăng cai hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu COP29 vào tháng 11, không có sẵn khí đốt trong ngắn hạn để tăng thêm nguồn cung sang châu Âu.

“Sản lượng khí đốt của Azerbaijan không lớn đến thế. Nhu cầu khí đốt trong nước của họ là rất lớn, và họ còn xuất khẩu mặt hàng này sang Gruzia (Georgia), Thổ Nhĩ Kỳ và một số điểm đến ở châu Âu”, bà Aura Sabadus, một thành viên cấp cao không thường trú tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), nói với DW.

Các chuyên gia cho rằng Baku sẽ cần thời gian và phải đầu tư đáng kể để tăng công suất xuất khẩu khí đốt. Trong khi đó, các quốc gia EU đang cố gắng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, vì vậy Brussels có thể không sẵn lòng ký một thỏa thuận dài hạn.

Liệu Azerbaijan có là lời giải cho bài toán khí đốt của châu Âu?- Ảnh 2.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tới Baku gặp Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev để ký một thỏa thuận về khí đốt, tháng 7/2022. Ảnh: Caspian News

Ngoài ra, vì Azerbaijan không có biên giới chung với Ukraine, khí đốt từ quốc gia vùng Kavkaz có thể sẽ cần “đi nhờ” qua cơ sở hạ tầng đường ống phía Nam của Nga, qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova và Romania để đến Ukraine.

Chi phí này được cho là cực kỳ đắt đỏ, do đó việc vận chuyển khí đốt qua các đường ống phía Nam này có thể không khả thi, bà Sabadus cho hay.

Một lựa chọn khác là các nhà cung cấp khí đốt của Azerbaijan bán khí đốt của họ thông qua Nga, cho phép công ty độc quyền năng lượng nhà nước Gazprom và các công ty khác của Moscow kiếm tiền từ dịch vụ vận chuyển.

Ukraine có các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất lớn nhất châu Âu, hầu hết nằm ở phía Tây đất nước. Trước khi xung đột bùng phát vào năm 2022, Kiev đã yêu cầu Moscow cho phép họ vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan và Turkmenistan tới châu Âu. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã từ chối. Do đó, tính khả thi của lựa chọn này không cao.

“Rất khó có khả năng người Nga sẽ mở cửa biên giới để tiếp nhận khí đốt từ các nước láng giềng vì điều đó có nghĩa là họ mất quyền kiểm soát hệ thống truyền tải của mình, vốn được coi là tài sản chiến lược”, bà Sabadus nói.

Một giải pháp khác là thỏa thuận trao đổi khí đốt, trong đó Nga và Azerbaijan trao đổi khối lượng nhiên liệu nhất định trước khi tái xuất khẩu.

“Trên thực tế, thỏa thuận này sẽ chứng kiến khí đốt Nga được bán cho Azerbaijan ở ngay khu vực biên giới Nga-Ukraine, nơi khí đốt sau đó có thể được vận chuyển qua Ukraine”, bà Sabadus nói, cho biết thêm rằng đây có thể được coi là rủi ro quá lớn đối với khách hàng châu Âu vì các đường ống của Ukraine vẫn có thể là mục tiêu cho các cuộc tấn công của Nga.

Minh Đức (Theo S&P Global, DW, Bloomberg)



Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/lieu-azerbaijan-co-la-loi-giai-cho-bai-toan-khi-dot-cua-chau-au-204240723144445507.htm

Cùng chủ đề

Ông Trump dọa áp thuế nếu EU không mua thêm dầu, khí đốt

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dọa sẽ áp thuế với Liên minh châu Âu, nếu khối này không giảm mức thâm hụt thương mại khổng lồ với Washington thông qua mua thêm dầu và khí đốt. "Tôi đã nói với Liên minh...

Ông Trump dọa đánh thuế lên EU

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 20.12 đe dọa Liên minh châu Âu (EU) bằng thuế quan nếu EU không giảm được 'khoảng cách thương mại khổng lồ' với Mỹ thông qua việc mua dầu khí. ...

Nỗi lo trước thềm năm mới

Khi tụ họp ở cuộc gặp cấp cao cuối cùng trong năm 2024, các thành viên EU ở trong tâm trạng lo âu nhiều hơn là phấn khởi. Ngoài những chuyện khiến EU vốn luôn khó khăn, khó xử và bất đồng nội...

Moldova ban bố tình trạng khẩn cấp khi Nga sắp cắt khí đốt

(CLO) Sáng 13/12, Quốc hội Moldova thông qua quyết định áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài 60 ngày, bắt đầu từ ngày 16/12, do nguồn cung khí đốt từ Nga dự kiến sẽ bị cắt từ ngày 1/1 tới. ...

Moldova sắp áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc

Quốc hội Moldova ngày 13.12 đã bỏ phiếu thông qua việc áp đặt tình trạng khẩn cấp toàn quốc trong 60 ngày, từ ngày 16.12, khi Nga dự kiến sẽ dừng cung cấp khí đốt cho Moldova qua Ukraine từ ngày 1.1. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Truyền thông điệp về một Việt Nam hạnh phúc, văn minh, hùng cường

Các tác phẩm tham dự cuộc thi góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người, truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Hơn 10.300 tác phẩm tham dự Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đây là năm...

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nga sẵn sàng cho một cuộc ‘đấu tên lửa’ với Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý về một cuộc 'đấu tên lửa' tiềm tàng với Mỹ để chứng minh sức mạnh của tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik do Moscow sản xuất. ...

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Cùng chuyên mục

Tấn công tại đồn biên phòng Pakistan khiến 16 binh sĩ thiệt mạng

Ngày 21/12, phiến quân ở Pakistan đã thực hiện một cuộc tấn công táo bạo lúc nửa đêm vào đồn biên phòng gần biên giới Afghanistan, khiến 16 binh sĩ thiệt mạng và 5 người khác bị thương nặng.

Báo chí thế giới dự đoán kết quả trận tuyển Việt Nam đụng độ Myanmar

(Dân trí) - Nhiều tờ báo trên thế giới đã đưa ra dự đoán khác nhau về kết quả trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar diễn ra trên sân Việt Trì (Phú Thọ) vào lúc 20h hôm nay (21/12). Vào lúc 20h hôm nay, đội tuyển Việt Nam sẽ bước vào trận đấu quyết định với Myanmar trên sân Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt cuối bảng B AFF Cup 2024. Trước thềm trận đấu này, đội tuyển Việt...

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng trầm trọng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.

Tương lai sóng gió của Thủ tướng Justin Trudeau

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bất ngờ cải tổ Nội các hôm 20/12 với 12 vị trí trong chính phủ nhằm cứu vãn tình hình. Động thái này cho thấy chính phủ và chiếc ghế của ông đang lung lay trước những áp lực lớn từ các đảng đối lập.

Canada cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Trudeau lên nắm quyền

Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong nội các với sự thay đổi gồm 8 bộ trưởng mới và chuyển vị trí 4 bộ trưởng cũ.

Mới nhất

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung tại vùng nước lịch sử hai nước

Sáng 21/12, Tàu 263, Lữ đoàn 175, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Tàu 1143 thuộc Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Vĩnh Hoàn thu về gần 1.000 tỷ trong tháng 11, Mỹ là thị trường tăng trưởng lớn nhất

Trong tháng 11/2024, Vĩnh Hoàn ghi nhận tổng doanh thu đạt 968 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và giảm 20% so với doanh thu tháng...

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

"Với hình thức canh tác trong nhà kính, người nông dân sẽ không phải gieo hạt thủ công nữa mà điều khiển robot gieo hạt với độ chính xác cao hơn...

Thầy trò HLV Shin Tae-yong ở thế chân tường

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUChiến thắng 1-0 trước đội tuyển Myanmar trong ngày ra quân giúp đội tuyển Indonesia chiếm lợi thế trong việc giành vé vào bán kết. Họ có cùng 4 điểm, cùng mọi chỉ...

Mới nhất