Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếLiên tiếp xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể

Liên tiếp xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể


Tin mới y tế ngày 14/8: Liên tiếp xảy ra ngộ độc thực phẩm tập thể

Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thu dung, điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bohsing.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể 

Theo báo cáo, đến chiều 13/8, Sở Y tế tiếp nhận kết quả hoạt động thu dung, điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bohsing (địa chỉ: Lô số A2, Quốc lộ 1A, KCN Hòa Phú, ấp Phước Hòa, xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), có 181 bệnh nhân.

Thông tin ban đầu, chiều cùng ngày, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ), tiếp nhận cấp cứu cho hơn 100 công nhân của Công ty Bohsing với các triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Hiện sức khỏe các bệnh nhân điều trị tình trạng ổn định, trong đó có 173 bệnh nhân điều trị nội trú và 10 bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Sở Y tế đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Long Hồ đang tiến hành điều tra dịch tễ, lấy mẫu thực phẩm để tìm ra nguyên nhân.

Tại tỉnh Đồng Tháp, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Tháp đã thông tin ban đầu về các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Công ty TNHH Thái Dương (trụ sở tại phường An Lộc, thành phố Hồng Ngự).





Ảnh minh hoạ

Thông tin ban đầu, công ty có hợp đồng với cơ sở sản xuất kinh doanh bánh mì Hồng Ngọc 12, mua bán bánh mì thịt hằng ngày cho nhân viên ăn lúc tăng ca.

Chiều 6/8, nhân viên cơ sở bánh mì giao 33 ổ bánh mì thịt đến công ty và có 30 người ăn ca tối. Đến sáng hôm sau, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hồng Ngự tiếp nhận 11 bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng lâm sàng như: đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy…

Đến ngày 12/8, số trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm qua thống kê là hơn 140 người (có cả công nhân và người dân bên ngoài) nhập viện tại 6 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Sau khi được nhân viên y tế thăm khám, điều trị, sức khỏe các trường hợp trên đã ổn định. Có 44 bệnh nhân đã xuất viện và 4 bệnh nhân xin chuyển viện đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, sức khỏe ổn định.

Cơ sở sản xuất bánh mì Hồng Ngọc 12 đã bị tạm đình chỉ. Cơ quan chức năng lấy mẫu bệnh phẩm và thực phẩm gửi đơn vị kiểm nghiệm để tìm nguyên nhân.

Cũng về ngộ độc thực phẩm, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ nguyên nhân vụ việc nhiều du khách khi dùng thực phẩm tại cơ sở lưu trú có biểu hiện ngộ độc phải nhập viện điều trị.

Theo đó, ngày 10/8, đoàn khách gồm 750 người từ Hà Nội xuống TP.Hạ Long du lịch và nghỉ tại khách sạn Mường Thanh Luxury, dùng bữa tối cùng ngày và bữa sáng ngày 11/8 tại khách sạn.

Sau đó, nhiều người trong đoàn thấy đau bụng, đi ngoài, trong đó 16 người biểu hiện nặng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy (TP. Hạ Long).

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế Quảng Ninh đã chỉ đạo bệnh viện Bãi Cháy tập trung nhân lực, thuốc men điều trị cho các bệnh nhân, đồng thời kiểm tra công tác thực hiện các quy định an toàn thực phẩm tại cơ sở cung cấp bữa ăn trên.

Theo Sở Y tế Quảng Ninh, sau quá trình được chăm sóc điều trị, sức khỏe hầu hết số du khách nhập viện đã ổn định trở lại, hiện chỉ còn 2 người đang được tiếp tục chăm sóc, theo dõi.

Cơ quan chức năng địa phương đang tiếp tục vào cuộc xác minh rõ nguyên nhân vụ việc để xử lý theo quy định.

Để tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế xảy ra các vụ ngộ độc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị, cơ quan chức năng của các địa phương cần quan tâm đến công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, trong đó tăng cường, bố trí đầy đủ nguồn nhân lực, kinh phí.

Đặc biệt, các địa phương phải chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản, tập trung vào nhóm các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng đề nghị, ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương tăng cường kiểm soát các sản phẩm nông sản cũng như các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định.

Các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất yêu cầu các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng… kiên quyết không ký hợp đồng với các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Ngoài ra, không để xảy ra tình trạng cơ sở lợi dụng có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do ngành Nông nghiệp, ngành Công Thương cấp theo quy định nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người dân trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng cần được đẩy mạnh.

Xu hướng tăng sởi, ho gà, thủy đậu

Bộ Y tế cho biết dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu… và bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch, hướng dẫn nhằm bảo đảm việc cung ứng vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đồng thời, yêu cầu tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế; chủ động đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng chống dịch.

Với các bệnh được dự phòng bằng vắc-xin (sởi, ho gà, bạch hầu…), đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ…

Liên quan đến dịch bạch hầu và kiến nghị Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa bổ sung 25.000 liều vắc-xin bệnh bạch hầu, Bộ Y tế cho biết ngành y tế bảo đảm đủ vắc-xin và thuốc để tiêm cho đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu như đề xuất.

Với dịch sởi đang nghiêm trọng tại TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, đã yêu cầu các đơn vị triển khai ngay các giải pháp để tăng miễn dịch cộng đồng như: tiêm vét, tiêm bù cho trẻ; tiêm vắc-xin cho nhân viên y tế, thân nhân chăm sóc bệnh của 3 bệnh viện Nhi đồng và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM. Bên cạnh đó, phải bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, bởi nhóm này nếu mắc sởi dễ dẫn đến tử vong.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu thanh tra Sở Y tế TP. HCM và tổ công tác đặc biệt chủ động phát hiện những cá nhân “anti vắc-xin” (chống vắc-xin) để làm rõ và xử lý nghiêm những tuyên truyền sai lệch trong cộng đồng.

Trong khi đó, một số nhóm trên mạng xã hội xuất hiện dịch vụ làm giả sổ tiêm chủng mở rộng. Hầu hết dưới các bài đăng này đều chia sẻ thông tin không nên cho con tiêm phòng. Một số tài khoản còn nhận cập nhật mũi tiêm chủng mở rộng cho bé nhập học, du học, không cần tiêm, làm xong thanh toán… 

Việt Nam thuộc “top 15” có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc nhiều nhất

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hút thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Trong khói thuốc lá có 69 chất gây ung thư, các bệnh tim mạch, các bệnh về hô hấp và ảnh hưởng sức khỏe sinh sản cả nam và nữ. Sử dụng thuốc lá gây 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.

Còn tại Việt Nam, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và đạt kết quả ban đầu trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá nhưng Việt Nam vẫn là một trong 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.

Số liệu đưa ra bởi Tổng cục Thống kê gần đây cho thấy, mức tiêu thụ thuốc lá tại Việt Nam đang bắt đầu tăng trở lại. Từ năm 2022 đến năm 2023, tổng sản lượng sản xuất đã tăng hơn 10%.

Theo Bộ Y tế, chính vì thuế và giá thuốc lá ở Việt Nam hiện rất thấp, dẫn đến người dân và trẻ em vẫn dễ dàng tiếp cận và mua thuốc lá.

Từ năm 2008 đến 2019, Việt Nam thực hiện 3 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá nhưng mức tăng mỗi lần thấp, chỉ là 5% và khoảng cách thời gian giữa các lần tăng thuế khá dài.

Cụ thể, năm 2008, tăng mức thuế suất từ 55% lên 65%. 8 năm sau, năm 2016, tăng từ 65% lên 70% và đến năm 2019 tăng từ 70% lên 75%. Mặc dù mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 75% nhưng tổng thuế trên giá bán lẻ chỉ chiếm 38,8%.

Do đó, Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức thuế và giá thuốc lá thấp nhất thế giới, thấp hơn so với mặt bằng chung của các nước trong ASEAN. Thị trường thuốc lá tại Việt Nam có khoảng 40 nhãn hiệu có giá dưới 10.000 đồng/bao.

Chính vì vậy, Bộ Y tế đề xuất, để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thuốc lá và tỷ trọng thuế theo khuyến cáo của WHO như đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia về Phòng, chống tác hại thuốc lá đến 2030, mức thuế tuyệt đối phải đạt 15.000 đồng/bao (20 điếu/bao) vào năm 2030 bên cạnh thuế tỷ lệ 75%.

Phương án này sẽ giúp đạt tỷ trọng thuế 65% giá bán lẻ, gần đạt được mức khuyến cáo của WHO (70-75% giá bán lẻ) và giúp giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống 36% vào năm 2030.





Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-148-lien-tiep-xay-ra-ngo-doc-thuc-pham-tap-the-d222351.html

Cùng chủ đề

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dân

Trung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến lược và kịp thời trong đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân theo hướng quản lý dựa trên nguy cơ. Ngăn các mối nguy mất an toàn thực phẩm đe dọa sức khỏe người dânTrung tâm Đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm vừa được thành lập. Đây là bước đi có tính chiến...

Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Tuy nhiên, số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người...

Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

Thông tin được bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bên lề Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, diễn ra ngày 1/11.Theo bác sĩ Cấp, sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây...

Thông tin mới về vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Trường THPT Lê Quý Đôn

(NLĐO)- UBND quận 3, TP HCM kết luận chưa đủ cơ sở khoa học để xác định sự việc ở Trường THPT Lê Quý Đôn là một vụ ngộ độc thực phẩm ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ

Theo quy hoạch, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ) là khu bến chính của cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, được quy hoạch cho cỡ tàu trọng tải đến 250.000 DWT. Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép HạTheo quy hoạch, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng...

Với 3 tỷ đồng, người Hà Nội đi đâu để mua chung cư mới?

Tại thị trường Hà Nội, các dự án mới mở bán đa phần có mức giá nằm trong khoảng 65 - 80 triệu đồng/m2. Thậm chí, có căn hộ còn được chào bán lên đến 96 triệu đồng/m2. Với 3 tỷ đồng trong tay, khách hàng khó tìm được căn hộ ưng ý. Tại thị trường Hà Nội, các dự án mới mở bán đa phần có mức giá nằm trong khoảng 65 - 80 triệu đồng/m2. Thậm chí, có...

Sẽ chặn Temu, Shein nếu không hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024

Bộ Công thương đã làm việc với đại diện của Sàn Thương mại điện tử xuyên biên giới Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024. Sẽ chặn Temu, Shein nếu không hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024Bộ Công thương đã làm việc với đại diện của Sàn Thương mại điện tử xuyên biên giới Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng...

BAF lại sắp tăng vốn, thâu tóm loạt công ty chăn nuôi

BAF dự kiến chào bán 65 triệu cổ phần cho 24 nhà đầu tư với giá chào bán 15.500 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, 24 nhà đầu tư này sẽ sở hữu tổng cộng 24,39% vốn BAF BAF dự kiến chào bán 65 triệu cổ phần cho 24 nhà đầu tư với giá chào bán 15.500 đồng/cổ phiếu. Sau khi hoàn tất, 24 nhà đầu tư này sẽ sở hữu tổng cộng 24,39% vốn BAF ...

Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván

Vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn TP.Hà Nội, thời gian rà soát đối tượng và tổ chức tiêm chủng từ tháng 11-2024 và các năm tiếp theo. Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổiVắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu (Td) sẽ được đưa vào chương trình Tiêm chủng...

Bài đọc nhiều

6 nhóm người nên hạn chế ăn thịt vịt

Theo bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trong y học cổ truyền, thịt vịt tính hàn, hơi mặn, vị ngọt, nhiều tác dụng như bồi bổ cơ thể, bổ hư, lợi tiểu, ích tạng, giải nhiệt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như bệnh tim mạch, lao phổi hay ung thư.Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D. Đây là...

Khó đấu thầu thuốc, Bộ trưởng Y tế thừa nhận do ‘cán bộ sợ sai, không dám làm’

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, Kỳ họp 8, Quốc hội khoá XV, nhiều đại biểu nêu tình trạng các nhà thuốc bệnh viện phản ánh gặp khó khăn trong đấu thầu thuốc. Thực tế vẫn còn thời điểm người khám bệnh xong chưa thể mua thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị."Thời gian qua Quốc hội, Chính phủ có nhiều nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn đấu thầu thuốc như Luật Đấu thầu, Luật Khám chữa bệnh......

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Người bệnh gout có nên ăn cà chua?

Cà chua có thể giảm mức axit uric trong máu, giảm viêm nên có lợi cho người bệnh gout hơn là làm bùng phát bệnh này. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến lắng đọng và kết tinh các tinh thể quanh khớp, gây sưng, đau.Chế độ ăn uống góp phần gây bùng phát gout do một số thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hữu cơ...

Cùng chuyên mục

Loại quả ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để ổn định đường huyết

GĐXH - Quả hồng giòn có chỉ số đường huyết trung bình là 70, thuộc mức đường huyết trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường khi muốn ăn loại quả này cần ăn một cách có chừng mực... ...

Giải pháp mới cho gia đình hiếm muộn

“Bác sĩ gia đình” cho vợ chồng hiếm muộn Sự kiện “Thắp lửa niềm tin - bừng sáng hy vọng: Tiếp sức ước mơ đón con yêu về” thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng mạng và các khách hàng theo dõi trực tuyến, với hơn 22.000 lượt theo dõi, 5.000 lượt yêu thích và hơn...

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực bên trong mạch máu tăng cao suốt thời gian dài sẽ dễ gây tổn thương thành mạch máu, tăng nguy...

Sự thật về bút tiêm giảm cân thần dược GLP-1 RA

Khá bất ngờ khi nắm thông tin thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 (GLP-1...

Công tác định hướng dư luận xã hội trong lĩnh vực y tế cần nỗ lực nhiều hơn nữa

(ĐCSVN) - Công tác nắm bắt dư luận xã hội trong bất cứ bối cảnh nào cũng luôn đi trước một bước, để tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội cũng còn những khó khăn. Do đó, cần kịp thời có các giải pháp khả thi để tiếp tục đổi mới công tác định hướng dư luận xã hội, góp phần...

Mới nhất

Báo Tuổi Trẻ chuyển tặng hơn 1.000 quyển sách cho học sinh ở Hà Tĩnh

Ngày 12-11, ông Trần Đề - hiệu trưởng Trường TH & THCS Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh - cho biết nhà trường đã nhận thêm 580 quyển sách quý do báo Tuổi Trẻ chuyển đến từ TP.HCM giúp xây thư viện cho các...

Đại tướng Phan Văn Giang gửi thư cảm ơn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang tỉnh...

(Bqp.vn) - Ngày 08/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư cảm ơn Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Bình Định trong việc phối hợp, hỗ trợ tìm...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kiểm tra công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số tại Binh chủng Hóa học

(Bqp.vn) - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác cải cách...

Samsung Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt vào cuối năm 2025?

Theo thông tin mới nhất, Samsung được cho là sẽ ra mắt thêm biến thể Galaxy S25 Slim mới vào cuối năm 2025, sau khi các phiên bản Galaxy S25, S25 Plus và S25 Ultra được trình làng.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển bền vững

Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững là một trong các trụ cột quan trọng để các quốc gia cụ thể hóa các chính sách, mô hình, hành động trên con đường phát triển của mình. Trong đó, việc xây dựng hoàn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy sản...

Mới nhất