Trang chủNewsChính trịLiên kết chặt chẽ, hợp tác sâu rộng về văn hóa-du lịch...

Liên kết chặt chẽ, hợp tác sâu rộng về văn hóa-du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc

NDO – Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, chiều 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh.

Tiếp nối thành công của Lễ hội Văn hóa-Du lịch Việt Nam ngày 5/11 tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại Trùng Khánh thuộc chuỗi các hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung 2025.

Tại chương trình, các cơ quan, doanh nghiệp hai bên đã trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác phát triển văn hóa, du lịch, thúc đẩy người dân tăng cường qua lại lẫn nhau, góp phần xây dựng cơ sở xã hội vững chắc cho quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Liên kết chặt chẽ, hợp tác sâu rộng về văn hóa-du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ảnh 1

Thủ tướng và lãnh đạo thành phố Trùng Khánh tham quan trưng bày giới thiệu một số hình ảnh về đất nước Việt Nam trong Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Theo các ý kiến tại chương trình, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp và thuận lợi nhất từ trước đến nay. Sự tin cậy về chính trị, nền tảng hợp tác tốt đẹp về văn hóa với những giá trị đặc sắc, tiêu biểu từ hai phía … đã tạo đà phát triển mạnh mẽ cho du lịch, đầu tư, thương mại và giao lưu nhân dân trong thời gian qua.

Việt Nam và Trung Quốc có chung biên giới cả đường bộ, đường không và đường biển, rất thuận lợi cho hợp tác du lịch, trao đổi khách giữa hai nước. Việt Nam và Trung Quốc là những đất nước tươi đẹp, khí hậu đủ bốn mùa, giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, thiên nhiên hùng vĩ, con người hiền hòa, nồng hậu, mến khách, sản phẩm du lịch phong phú, đặc sắc luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau và là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế.

Liên kết chặt chẽ, hợp tác sâu rộng về văn hóa-du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ảnh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Việt Nam có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó 5 di sản văn hoá , 2 di sản thiên nhiên và 1 di sản thế giới hỗn hợp. Trong khi đó, Trung Quốc, với bề dày văn hóa và lịch sử lâu đời, phong tục tập quán tương đồng, cảnh sắc đa dạng cũng có sức hút đặc biệt đối với du khách Việt Nam. Riêng Trùng Khánh là trung tâm giao thông của khu vực, có hạ tầng cơ sở tiên tiến và hiện đại, thuận lợi cho vai trò là cửa ngõ trao đổi khách du lịch từ khu vực tây nam Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại.

Thời gian qua, hợp tác văn hóa, du lịch đã và đang phát triển tích cực, ngày càng phát triển theo chiều sâu, bền vững, là nền tảng quan trọng cho các hoạt động giao thương, đầu tư và một điểm sáng trong quan hệ giữa hai nước.

Liên kết chặt chẽ, hợp tác sâu rộng về văn hóa-du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ảnh 3
Một tiết mục biểu diễn của Chương trình. (Ảnh: Nhật Bắc/VGP)

Hiện trung bình có khoảng 330 chuyến bay qua lại mỗi tuần giữa Việt Nam và Trung Quốc; các tuyến du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng sôi động, sản phẩm liên tục được bổ sung với sự đa dạng về điểm đến, mức giá phải chăng, đáp ứng nhiều phân khúc thị trường.

Trước dịch Covid-19, Trung Quốc luôn là thị trường nguồn khách lớn nhất, chiếm khoảng 30% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2019, Việt Nam đón hơn 5,8 triệu lượt khách du lịch Trung Quốc; năm 2023, đón 1,75 triệu lượt khách Trung Quốc; và chỉ trong 9 tháng năm 2024, đã đón 2,7 triệu lượt khách Trung Quốc. Việt Nam cũng nằm trong 5 thị trường nước ngoài gửi nhiều khách nhất đến Trung Quốc, với 7,9 triệu lượt khách.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu, song hợp tác du lịch, trao đổi khách giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa tương xứng với tầm mức quan hệ và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước. Thời gian tới, cơ quan quản lý và doanh nghiệp văn hóa, du lịch hai nước sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác Văn hóa và Du lịch Việt Nam-Trung Quốc giai đoạn 2023-2027; trao đổi chính sách, kinh nghiệm phát triển du lịch; khai thác các tuyến du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch; khuyến khích các hãng hàng không tăng thêm chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc theo nhu cầu thị trường…

Liên kết chặt chẽ, hợp tác sâu rộng về văn hóa-du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ảnh 4
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Chương trình. (Ảnh: Nhật Bắc/VGP)

Phát biểu tại Chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng tới thăm Trùng Khánh, thành phố tươi đẹp bên sông Trường Giang, với thiên nhiên hùng vĩ, cảnh quan xinh đẹp, văn hóa bản sắc, ẩm thực đặc sắc, con người nghĩa tình, thành phố trẻ nhưng phát triển năng động, toàn diện, nhanh chóng. Đây là địa điểm rất phù hợp để tổ chức Chương trình giới thiệu văn hóa và du lịch Việt Nam.

Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức các chương trình, ngày hội văn hóa, du lịch Việt Nam tại Trung Quốc, vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa, du lịch của nhân dân hai nước, vừa góp phần củng cố tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt là trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950-18/1/2025).

Thủ tướng nêu rõ, Trung Quốc là nước láng giềng có chung đường biên giới, “núi liền núi, sông liền sông”, là nước bạn bè truyền thống xã hội chủ nghĩa và có quan hệ mật thiết với Việt Nam. Trong chặng đường gần 75 năm qua, quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” do các thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

Việt Nam luôn coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, coi đây là chủ trương nhất quán, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại. Việt Nam ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Trung Quốc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúc mừng Trung Quốc, cảm ơn Trung Quốc, học tập Trung Quốc” và điều này đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Thủ tướng cho rằng, việc hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng tầm Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với nội hàm “6 hơn” . Trong đó, với nội dung thứ 3 “hợp tác thực chất sâu sắc hơn”, hợp tác văn hóa-du lịch là một điểm sáng nổi bật trong quan hệ song phương thời gian qua.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của văn hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại những quan điểm lớn trong phát triển nền văn hóa Việt Nam: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh của đất nước; văn hóa soi đường cho quốc dân đi; văn hóa có tính dân tộc, khoa học, đại chúng; văn hóa còn thì dân tộc còn.

Mặt khác, hai nước Việt Nam-Trung Quốc đều có truyền thống văn hóa-lịch sử phong phú; có nhiều điểm tương đồng về phát triển văn hóa trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc phát triển du lịch cũng gắn bó với chặt chẽ với phát triển văn hóa, hai lĩnh vực này gắn kết, bổ sung, hỗ trợ, nâng đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện, tạo động lực, truyền cảm hướng cho nhau cùng phát triển.

Cho biết Việt Nam đang xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, Thủ tướng đề nghị hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, kết nối sâu sắc, chặt chẽ, hiệu quả hơn về văn hóa, du lịch, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng hạ tầng văn hóa và du lịch, kết nối doanh nghiệp, góp phần cụ thể hóa các nội hàm mới của quan hệ Việt Nam-Trung Quốc mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã thống nhất.

Về phần mình, Việt Nam đang đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng và đào tạo nhân lực, với định hướng “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông mình”. Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam phát huy vai trò kiến tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, du lịch phát triển với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, “cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào”.

Cho rằng thời gian tới, Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp văn hóa, du lịch đẩy mạnh hợp tác, kết nối 2 nước về văn hóa, du lịch, triển khai những chương trình hợp tác, dự án cụ thể, thiết thực để góp phần thúc đẩy hợp tác văn hóa, du lịch Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển với tinh thần 20 chữ “liên kết chặt chẽ; phối hợp nhịp nhàng; hợp tác sâu rộng; bao trùm, toàn diện; hiệu quả, phù hợp”.

Thủ tướng đề nghị mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân cùng góp phần cho tình hữu nghị “vừa là đồng chí vừa là anh em” Việt Nam-Trung Quốc ngày càng đơm hoa, kết trái, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, cho hai nước và nhân dân hai nước. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Chính phủ hai nước, sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, các chủ thể liên quan, hợp tác văn hóa, du lịch giữa hai nước sẽ ngày càng thực chất, hiệu quả, bền vững.

Liên kết chặt chẽ, hợp tác sâu rộng về văn hóa-du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc ảnh 6
Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Vietnam Airlines và Công ty TNHH Du lịch và khoa học kỹ thuật Nguyên Chi Lữ Quảng Châu. (Ảnh: Thanh Giang)

* Trong khuôn khổ Chương trình, các tập đoàn, doanh nghiệp du lịch, vận tải Việt Nam và các đối tác Trung Quốc ký kết và trao đổi 7 bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy thu hút, trao đổi khách hai chiều thời gian tới, trong đó có bản ghi nhớ hợp tác giữa cơ quan du lịch hai nước; giữa Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và Công ty TNHH Du lịch và khoa học kỹ thuật Nguyên Chi Lữ Quảng Châu về phát động đưa 299.000 khách đến Việt Nam từ 2024-2030.





Nguồn: https://nhandan.vn/lien-ket-chat-che-hop-tac-sau-rong-ve-van-hoa-du-lich-giua-viet-nam-va-trung-quoc-post843858.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Bất cập phân cấp, phân quyền chủ yếu tập trung ở Trung ương

Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp 8, chiều nay (12/11).Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho biết, Chính phủ đặt ra nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực chất trong bộ máy hành chính phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn...

Long An sẵn sàng đón 1 triệu du khách đến Tuần văn hóa thể thao du lịch

Điểm mới của Tuần văn hóa - thể thao - du lịch Long An lần này là có thêm nhiều giải đấu thể thao và sự tham gia tổ chức nhiều chương trình từ Hàn Quốc. ...

Thủ tướng: Xử lý dự án tồn đọng kéo dài, phải tôn trọng thực tại để có cơ chế

Chiều nay 12-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội từ 15h10 đến 16h35.   Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: GIA HÂN Sau khi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kết thúc phần trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan.  Tiếp đó, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 15h: Chủ tịch...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn

(Dân trí) - Sau phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, theo thông lệ kỳ họp cuối năm, Thủ tướng sẽ báo cáo làm rõ các vấn đề liên quan đến điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội. Chiều 12/11, sau 3 phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công...

Đến du lịch Quảng Bình vào mùa mưa có những trải nghiệm hấp dẫn gì?

(NLĐO) – Mùa mưa có thể không phải là lựa chọn phổ biến cho du khách khi đến Quảng Bình du lịch, nhưng sẽ mang đến cảm nhận vẻ đẹp rất riêng của mảnh đất này... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN - BAO TRÙM - TĂNG TRƯỞNG ...

Tọa đàm khoa học “Tăng cường nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong triển khai chính sách ngành y tế”

NDO - Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”. Hơn 20 tham luận và các ý kiến phát biểu trực tiếp của Lãnh đạo Viện Dư...

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững...

Chủ động việc dạy và học phù hợp đề thi tham khảo

Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo của 10 môn văn hóa và 7 môn ngoại ngữ sớm hơn gần 5 tháng so với các năm học trước tạo điều kiện thuận lợi, giúp các nhà trường chủ động trong quá trình dạy học và...

HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC

HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển khai toàn diện dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững”. Thông qua dự án này, HDBank cam kết tích hợp sâu sắc hơn các nguyên tắc ESG vào mọi khía cạnh của tổ chức - từ hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp đến công tác báo cáo ESG. Đây là nền tảng để HDBank tiếp...

Bài đọc nhiều

Tập trung đầu tư để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với 13 tỉnh, thành là cực tăng trưởng của khu vực phía Nam, là trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước. Tuy nhiên nơi đây đang được xem là...

Ngày 11/11, Quốc hội bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn

Phiên chất vấn diễn ra từ ngày 11-12/11. Quốc hội chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nhóm vấn đề phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. ...

Chiều 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn. ...

UBND tỉnh Cà Mau có tân Chủ tịch

Ngày 11/11, HĐND tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ 16 (chuyên đề), HĐND tỉnh thống nhất bầu ông Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. ...

TP Đông Triều sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhập

Sau sáp nhập các xã phường trên địa bàn, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đang khẩn trương sắp xếp lực lượng cán bộ dôi dư. Sắp xếp cán bộ dôi dư sau sáp nhậpTheo Nghị quyết số 1199 của Ủy...

Cùng chuyên mục

Tăng cường hợp tác và kết nối khu vực

 APEC: TRAO QUYỀN - BAO TRÙM - TĂNG TRƯỞNG ...

Khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam

Ngày 12/11, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam; khởi động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau và ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc. ...

Ông Đỗ Văn Tiến giữ chức Phó Giám đốc Sở Tài chính

Ngày 12/11, Tỉnh ủy Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND về công tác cán bộ. Ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Phải bứt phá, phải tăng trưởng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải bứt phá, phải tăng trưởng, và đây là điểm nghẽn phải tháo gỡ trong không những nhiệm kỳ này mà còn nhiệm kỳ tới. Phải bứt phá, tăng trưởngChiều 12/11, Quốc hội...

Muốn nâng cao hiệu quả bộ máy phải phân cấp, phân quyền

Chiều 12/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tái khởi động dự án điện hạt nhân Trước khi trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã...

Mới nhất

7 công thức nấu cháo tôm cho bé cha mẹ không nên bỏ qua

Bạn đang băn khoăn không biết nên nấu món gì vừa thơm ngon lại đầy đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm? Cháo tôm sẽ là gợi ý tuyệt vời. Với những công thức...

Giải đấu của những kỷ lục

Giải đấu CKTG 2024 diễn ra tối ngày 02/11 đã cùng lúc xác lập nhiều kỷ lục mới trong lịch sử eSports thế giới. Tại Việt Nam, giải đấu có sự đồng hành của VNGGames với tư cách nhà phát hành độc quyền trong nước, cũng là sự kiện Thể thao điện tử đầu tiên vượt mốc 1...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định - Thái Bình 4 làn xe… Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định - Thái Bình Thúc tiến...

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm...

Mới nhất