Trang chủPolitical ActivitiesLiên Bộ Công Thương – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...

Liên Bộ Công Thương – Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp lấy ý kiến đề xuất thành lập Hội đồng …


Cuộc họp có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ liên quan gồm Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính; các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt; đại diện các địa phương có diện tích gieo cấy lúa lớn trên cả nước; đại diện các Hiệp hội ngành hàng sản xuất, kinh doanh lúa gạo; đại diện một số doanh nghiệp, trong đó có: Tổng Công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1), Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2).

Đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ, ngành hàng lúa gạo đóng một vai quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đối với Việt Nam, ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, lúa gạo còn có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực và thế giới. Thị trường lúa gạo trong nước và quốc tế đã và đang mang lại nguồn thu giúp cải thiện đời sống của người nông dân Việt Nam, góp phần vào an sinh, ổn định xã hội.

Theo số liệu thống kê, những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 8,1 triệu tấn, tăng 36,6% so với cùng kỳ – đây là mức cao nhất trong 16 năm qua.

Sản xuất lúa gạo cũng tương đối thuận lợi và ổn định trong năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024 (sản lượng năm 2023 đạt 43,5 triệu tấn thóc, tăng 1,9% so với năm 2022;  sản lượng lúa thu hoạch tính đến ngày 15/7/2024 khoảng 25 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ 2023). Năm 2024, sản xuất lúa gạo ước đạt khoảng 43,4 triệu tấn thóc (giảm khoảng 35 nghìn tấn), trong đó tổng khối lượng cho xuất khẩu ước đạt khoảng 7,6 triệu tấn; xuất khẩu gạo tiếp tục có sự tăng trưởng cao trong 7 tháng đầu năm 2024 khi khối lượng tăng 5,8% (đạt 5,18 triệu tấn) và giá trị tăng đến 25,1% (đạt 3,27 tỷ USD), giá xuất khẩu bình quân đạt 632,2 USD/tấn.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, thời gian qua, ngành Nông nghiệp và ngành Công Thương đã nỗ lực xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các khung pháp lý, các chính sách thúc đẩy sản xuất và kinh doanh lúa gạo. Điển hình là sự ra đời của các Nghị định: số 109/2010/NĐ-CP ngày  04/11/2010, số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, và các Chiến lược, Đề án của Chính phủ, các bộ ngành cũng đã có nhiều tác động tích cực, góp phần đóng góp vào các kết quả đạt được như bảo đảm an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy sản xuất, chế biến, xuất khẩu; nâng cao vị thế, uy tín cho mặt hàng gạo Việt Nam; củng cố, mở rộng thị trường, tiêu thụ kịp thời hàng hóa với giá có lợi cho nông dân.

“Tuy nhiên, các khung pháp lý hiện nay đang bộc lộ nhiều vấn đề cần xem xét, sửa đổi, bổ sung khi chưa tạo ra được những động lực đủ mạnh và một môi trường thuận lợi cho người sản xuất và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; thông tin, số liệu liên quan không đầy đủ, xác thực, kịp thời và không phản ánh đúng thực tế gây khó khăn cho điều hành, quản lý sản xuất, xuất khẩu gạo trong những thời điểm nhạy cảm” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ rõ.

Năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, xung đột quân sự gia tăng… làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tăng chi phí vận chuyển, giao hàng; nhiều quốc gia thực thi chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, đẩy mạnh sản xuất nông sản để chủ động nguồn cung, ứng phó với tác động tiêu cực của El Nino; sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn khiến nguồn cung không ổn định; liên kết tiêu thụ lúa gạo hạn chế; cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ bảo quản, chế biến lúa gạo thiếu, giá vật tư đầu vào tăng  cao, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, lạm phát… là những thách thức lớn trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam hiện nay.

Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương có ý tưởng và thống nhất cao việc đề xuất thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia. Hội đồng do Phó Thủ tướng làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Phó Chủ tịch thường trực, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chủ tịch; Ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, UBND một số tỉnh và một số doanh nghiệp. Hội đồng  sẽ đóng vai trò như một diễn đàn để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, nhà khoa học và người nông dân cùng nhau bàn bạc, thống nhất đưa ra những quyết sách quan trọng liên quan đến ngành lúa gạo tại những thời điểm và tình huống khác nhau; nâng cao được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) báo cáo về việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia. Theo đó, Bộ Công Thương đã dự thảo Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách và hồ sơ liên quan về thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia, Quy chế hoạt động của Hội đồng lúa gạo quốc gia và ngày 01/8/2024, Bộ Công Thương đã gửi kèm công văn số 5017/BCT-XNK xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách.

Trên cơ sở báo cáo của Lãnh đạo đơn vị chức năng của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện các bộ ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lúa gạo đã thảo luận đóng góp ý kiến về Dự thảo các tài liệu về việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia. Các đại biểu đều thống nhất cao việc thành Hội đồng lúa gạo quốc gia là cần thiết trong bối cảnh mới. Đồng thời bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động thời gian vừa qua.

Sớm hoàn thiện Dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, ngành lúa gạo không chỉ đóng vai trò nòng cốt đối với an ninh lương thực quốc gia, mà còn là ngành có vai trò tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam. Đây cũng là ngành góp phần làm nên thương hiệu Việt Nam, từ một quốc gia “nhập khẩu lương thực” đi đến “tự chủ nguồn cung”, trở thành một quốc gia cân đối về lương thực, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, và là trong số ít quốc gia được xem là cường quốc xuất khẩu gạo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn nhận định, ngành lúa gạo nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: sản xuất lúa gạo còn manh mún, công nghệ chưa tiên tiến; thu nhập người nông dân trồng lúa thấp, đời sống của một số bộ phận còn khó khăn; xuất khẩu gạo còn phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, chưa đa dạng hoá thị trường gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả xuất khẩu; doanh nghiệp chưa chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, khó khăn trong quá trình giao dịch.

“Mặc dù đã có thương hiệu gạo nhưng chưa sử dụng trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu; chưa tạo được thương hiệu sản phẩm gạo Việt Nam trong lòng người tiêu dùng nước ngoài”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Thẳng thắn chỉ ra các nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém đó, Bộ trưởng nêu, nguyên nhân chủ yếu nhất là ngành lúa gạo vẫn thiếu một chiến lược, hay nói cách khác là thiếu một chính sách phát triển ổn định, vững chắc, vẫn mang tính tự phát. Đầu tư của nhà nước (cả ngoài nhà nước) cho sản xuất lúa gạo, nhất là gạo xuất khẩu chưa xứng tầm (về giống, khoa học công nghệ, quy trình sản xuất, chế biến). Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thiếu chuyên nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh, hoặc không nắm giữ phát triển thị trường, củng cố thương hiệu. Tại một số thị trường khó tính, gạo Việt Nam đã có “chỗ đứng” nhờ sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, chức năng, nhưng các doanh nghiệp và sản xuất gạo không duy trì được các thành tựu, tự đánh mất thị trường. Ngoài ra, các thiết chế xã hội liên quan tới quá trình sản xuất xuất khẩu gạo như Hiệp hội lương thực, Hiệp hội lúa gạo… hoạt động chưa hiệu quả; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và công tác kiểm tra giám sát, xử lý chưa tốt…

Trước bối cảnh mới, để hướng đến mục tiêu đa giá trị, đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường, đa dạng nguồn thu nhập cho người trồng lúa và vùng sản xuất lúa, nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp cho bảo vệ môi trường, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, theo Bộ trưởng, rất cần một cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, ngành hàng trong việc điều phối các hoạt động chung ngành lúa gạo bên cạnh sự quản lý chuyên ngành của các Bộ, đó là Hội đồng lúa gạo quốc gia.

“Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, các khuyến nghị tại cuộc họp, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp thu và hoàn chỉnh dự thảo các tài liệu về việc thành lập Hội đồng lúa gạo quốc gia trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Hai Bộ cũng mong tiếp tục nhận góp ý của các Bộ, ngành, địa phương. Đồng thời giao cơ quan chức năng của hai Bộ tiếp tục nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để Hội đồng lúa gạo quốc gia hoạt động hiệu quả”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.





Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/lien-bo-cong-thuong-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-hop-lay-y-kien-de-xuat-thanh-lap-hoi-dong-lua-gao-quoc-gia.html

Cùng chủ đề

Gia hạn nộp bản trả lời câu hỏi vụ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá bột ngọt

Bộ Công Thương rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt Ban hành bản câu hỏi điều tra áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt Ngày 10/9/2024, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương ban hành thông báo gia hạn thời gian nộp Bản trả lời câu hỏi điều...

46.500 lượt khách đến dịp lễ 2/9, doanh thu du lịch đạt 93 tỷ đồng

Đáng mừng là khách du lịch đến lưu trú tại Phú Yên ngày càng tăng cao, tổng lượt khách lưu trú dịp này đạt 27.700 lượt khách, tăng 16%, trong đó có 380 khách quốc tế, tăng 81% so cùng kỳ năm trước. Công suất sử dụng phòng trung bình khoảng 60%, riêng tại một số khách sạn có quy mô lớn và khách sạn khu vực gần biển công suất phòng vào ngày 31/8, 1/9...

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kiểm tra tình hình khắc phục thiên tai tại Mộc Châu, Sơn La

UBND tỉnh Sơn La cho biết, ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây ra ngập úng, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, làm 1 người chết, thiệt hại 781 nhà ở, 8 trường học bị ảnh hưởng, 1 cầu qua suối bị xói mòn móng trụ chân cầu, làm hư hại hơn 270ha lúa, 58ha rau màu, 552ha cây hàng năm; 9ha cây ăn quả… một số tuyến giao thông bị sạt...

Thúc đẩy dòng vốn xanh”

(MPI) - Ngày 10/9/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Thúc đẩy dòng vốn xanh” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin chính sách, cũng như các điều kiện hỗ trợ cụ thể từ cơ quan quản lý nhà nước cho nỗ lực thúc đẩy dòng vốn xanh, nhằm hiện...

iPhone 16 về Việt Nam giá từ 22 triệu đồng, dự kiến 27-9 giao hàng

Theo đó, giá bán các phiên bản iPhone 16 của các hệ thống bán lẻ tại Việt Nam có mức giá gần như nhau, ít có chênh lệch hoặc chênh lệch thấp.Cụ thể, giá bán phiên bản có dung lượng thấp nhất của iPhone 16 là 21,99 - 22,99 triệu đồng; iPhone 16 Plus 24,99 - 25,99 triệu đồng; iPhone 16 Pro...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tình hình thị trường hàng hóa chuẩn bị phòng, chống Bão số 3 năm 2024

Các siêu thị đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào ngay tại thời điểm tối muộn ngày 6 tháng 9 năm 2024. Trong hệ thống siêu thị, nguồn hàng vẫn phong phú, đa dạng, giá bán ổn định do các nhà cung cấp lớn và nhà cung cấp địa phương giao hàng từ tối ngày 6/9/2024 và sáng sớm ngày 7/9/2024 tiếp tục giao bổ sung.Tại các chợ truyền thống, giá các mặt hàng rau củ tại chợ nhìn chung tăng nhẹ, các mặt hàng...

Báo cáo nhanh tình hình thị trường hàng hóa chuẩn bị phòng, chống Bão số 3 cập nhật đến chiều ngày …

Tình hình thị trườngHà Nội: Về nguồn cung: Sáng ngày 07/9/2024  các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn vẫn mở cửa phục vụ người dân. Lượng hàng hóa hàng thiết yếu (nhất là các mặt hàng tươi sống, rau củ quả…) tại các điểm bán đã được bổ sung đầy đủ, nguồn cung ứng dồi dào. Để đối phó với cơn bão số 3, các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn đã làm việc với...

Công điện về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 để sớm cung cấp điện trở lại

Công điện số 6814/CĐ-BCT ngày 7/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO); Sở Công Thương các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện...

Báo cáo nhanh tình hình thị trường hàng hoá tính đến 9h sáng ngày 8/9/2024

Tình hình thị trườngHà Nội: Đêm ngày 07/9/2024, trên địa bàn thành phố Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3 nhiều cây xanh lớn gãy đổ gây khó khăn chung cho việc đi chuyển của các phương tiện trong đó bao gồm các xe vận chuyển hàng hóa của DN; tuy nhiên lực lượng chức năng đã tích cực cưa, cắt, dọn dẹp do đó việc lưu thông của các phương tiện cơ bản đảm bảo. Dự...

Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố, bảo đảm đủ xăng dầu và hàng hoá …

Đảm bảo an toàn trong bão, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quảBáo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất đúng, trúng, kịp thời, quyết liệt; cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo tổ chức phòng chống tốt cơn...

Bài đọc nhiều

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng

(MPI) - Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 07/9/2024, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 8 và 8 tháng năm 2024; tình hình phân bổ giải ngân vốn đầu tư công; tình hình thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024,...

Khẩn trương khôi phục hệ thống điện bị sự cố, bảo đảm đủ xăng dầu và hàng hoá …

Đảm bảo an toàn trong bão, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quảBáo cáo với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất đúng, trúng, kịp thời, quyết liệt; cùng với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện nghiêm túc, chỉ đạo tổ chức phòng chống tốt cơn...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập NIC và Ngày hội Đổi mới sáng tạo...

(MPI) - Ngày 09/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 nhằm công bố và chia sẻ những nội dung liên quan đến sự kiện mang tầm quốc gia, đánh dấu bước tiến rất lớn của Việt Nam trong quyết tâm và...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đi kiểm tra, xem xét, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại...

(MPI) - Trong hai ngày 07 - 08/9/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào, đã dẫn đầu đoàn công tác tới thăm, động viên, lắng nghe những khó khăn, kiến nghị của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào. Chuyến đi nhằm tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ truyền thống đoàn kết, gắn bó, thủy chung Việt Nam - Lào,...

Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tại Ninh Bình

Toàn cảnh Lễ khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh tai Ninh Bình Trang trại chăn nuôi thông minh thuộc dự án "Thiết lập trang trại thông minh và nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn tại Ninh Bình, Việt Nam" do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với mức kinh phí hơn 3 triệu USD. Dự án được triển khai trong thời gian từ 2022 - 2025 do Trung tâm Chuyển đổi số và...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị kiểm tra tình hình khắc phục thiên tai tại Mộc Châu, Sơn La

UBND tỉnh Sơn La cho biết, ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây ra ngập úng, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, làm 1 người chết, thiệt hại 781 nhà ở, 8 trường học bị ảnh hưởng, 1 cầu qua suối bị xói mòn móng trụ chân cầu, làm hư hại hơn 270ha lúa, 58ha rau màu, 552ha cây hàng năm; 9ha cây ăn quả… một số tuyến giao thông bị sạt...

Thúc đẩy dòng vốn xanh”

(MPI) - Ngày 10/9/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Thúc đẩy dòng vốn xanh” nhằm mục tiêu cung cấp thông tin chính sách, cũng như các điều kiện hỗ trợ cụ thể từ cơ quan quản lý nhà nước cho nỗ lực thúc đẩy dòng vốn xanh, nhằm hiện...

Tình hình thị trường hàng hóa chuẩn bị phòng, chống Bão số 3 năm 2024

Các siêu thị đã có phương án chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào ngay tại thời điểm tối muộn ngày 6 tháng 9 năm 2024. Trong hệ thống siêu thị, nguồn hàng vẫn phong phú, đa dạng, giá bán ổn định do các nhà cung cấp lớn và nhà cung cấp địa phương giao hàng từ tối ngày 6/9/2024 và sáng sớm ngày 7/9/2024 tiếp tục giao bổ sung.Tại các chợ truyền thống, giá các mặt hàng rau củ tại chợ nhìn chung tăng nhẹ, các mặt hàng...

Tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024

Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở GDĐT, Hội Khuyến học tỉnh, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm, sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với việc phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt...

Khai mạc Hội thi Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn Tác chiến điện tử toàn quân năm 2024

(Bqp.vn) - Sáng 9/9, tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia 4 (Miếu Môn, Hà Nội), Cục Tác chiến điện tử (Bộ Tổng Tham mưu) tổ chức Lễ khai mạc Hội thi Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn Tác chiến điện tử toàn quân năm 2024. Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và phát biểu chỉ đạo hội thi.Các đại biểu tham dự...

Mới nhất

Doanh nghiệp phải tăng đầu tư mới tương xứng quan hệ tốt đẹp Việt – Nga

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Nga khoảng 3 tỉ USD, trong khi phía Nga có 200 doanh nghiệp đầu tư sang Việt Nam với 1 tỉ USD. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, việc đầu tư của các doanh nghiệp phải tăng lên mới tương xứng với quan hệ hết sức tốt đẹp...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh cho Tổng cục Kỹ thuật

Sáng 10/9, tại Hà Nội, Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống (10/9/1974 - 10/9/2024) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới dự và thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương...

Thu hồi 06 tên định danh vì phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Việc xử lý các đơn vị quảng cáo sử dụng tên định danh - brandname được cấp để phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác là một trong những biện pháp đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) thực hiện để bảo vệ người dùng dịch vụ viễn thông. Cục An toàn thông tin cũng cho biết,...

Tầm soát bệnh tim mạch trong hệ thống bệnh xá công an cơ sở

"Chúng tôi cũng đã đưa vào áp dụng hệ thống 3D mapping trong can thiệp điện sinh lý tim, giúp chẩn đoán và điều trị các rối loạn nhịp tim phức tạp với độ chính xác cao. Đây là một bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh lý...

Mới nhất