Trang chủChính trịNgoại giaoLệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung...

Lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây kém hiệu quả, Nga-Trung Quốc ngày càng quyền lực, BRICS chớp thời cơ ‘nổi dậy’, tương lai nằm ở vàng?

Những nỗ lực của Nga đã củng cố vị thế của nước này, cùng với Trung Quốc, trở thành đối thủ địa chính trị chính và trực tiếp của phương Tây.

(Nguồn: Xinhua)
Trung Quốc và Nga đã tăng giao dịch bằng nội tệ để thúc đẩy thương mại và xứ Bạch dương ngày càng dựa vào CIPS (Hệ thống liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc) sau khi bị loại khỏi Hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu (SWIFT) do phương Tây điều hành. (Nguồn: Xinhua)

Trong những năm gần đây, địa chính trị toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể. Đại dịch Covid-19, cùng với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, đã làm gia tăng sự phân cực của các quốc gia trên toàn cầu. Từng được các nước phương Tây coi là đối tác “khó khăn nhưng khả thi”, vị thế của Moscow đã thay đổi mạnh mẽ sau khi sáp nhập Crimea (năm 2014) và phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine (2022). Những nỗ lực của Nga đã củng cố vị thế của nước này, cùng với Trung Quốc, trở thành đối thủ địa chính trị chính và trực tiếp của phương Tây.

Sự phân cực ngày càng gia tăng này lại càng trở nên tồi tệ hơn do các lệnh trừng phạt kém hiệu quả của phương Tây. Trong khi đó, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và các thành viên tiềm năng, đã củng cố liên minh với nhau.

Trong khi Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là đồng minh của Mỹ, thì hầu hết các thành viên BRICS khác coi các quốc gia phương Tây là đối thủ.

Diễn biến thị trường toàn cầu

Hiện tại, đồng USD chiếm 58% dự trữ tiền tệ toàn cầu và 54% hóa đơn xuất khẩu. Cùng nhau, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thống trị hơn 80% dự trữ USD toàn cầu.

Tuy nhiên, kể từ khu xung đột nổ ra ở Ukraine, đồng NDT của Trung Quốc đã vượt qua đồng bạc xanh để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất của Nga. Hiện Moscow nắm giữ NDT và vàng là tài sản dự trữ chính của mình.

Trong 2 năm qua, Trung Quốc và Nga đã tăng giao dịch bằng nội tệ để thúc đẩy thương mại và xứ bạch dương ngày càng dựa vào CIPS (Hệ thống liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc) sau khi bị loại khỏi Hệ thống tin nhắn thanh toán toàn cầu (SWIFT) do phương Tây điều hành.

Kể từ những năm 1990, nói về sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc, có thể dùng một từ “phi thường”. Đến năm 2001, nước này đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai.

Sự tăng trưởng của Trung Quốc không dừng lại ở đó. Vào năm 2017, nước này đã vượt qua Mỹ khi đo bằng sức mua tương đương (PPP), một cột mốc quan trọng nhấn mạnh sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia Đông Bắc Á trên trường quốc tế.

Mặc dù nền kinh tế Mỹ vẫn lớn hơn 54% khi đo lường theo GDP danh nghĩa, việc đánh giá các nền kinh tế thông qua lăng kính của PPP cũng mang đến một sự so sánh tốt về quy mô và mức sống của người dân. Phương pháp này điều chỉnh theo sự khác biệt về mức giá giữa các quốc gia, cung cấp một góc nhìn thực tế hơn về những gì hai nền kinh tế có thể sản xuất và chi trả.

Do đó, trong khi Mỹ vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trên danh nghĩa của mình, vị thế của Trung Quốc theo PPP làm nổi bật ảnh hưởng toàn cầu đáng kể của Bắc Kinh và sự thay đổi cán cân quyền lực kinh tế.

Trung Quốc – cường quốc mới?

Đúng là GDP danh nghĩa phản ánh khả năng mua hàng hóa quốc tế của một quốc gia và chúng ta cũng nên xem xét các số liệu thống kê này. Nhưng nó cũng cho thấy rằng, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, Mỹ sẽ mất vị trí đầu bảng vào tay Trung Quốc trong tương lai gần.

Các lệnh trừng phạt gần đây từ Washington và các đồng minh phương Tây đã làm nổi bật vai trò quan trọng của vàng như là tài sản an toàn và ổn định nhất mà một quốc gia có thể tích lũy.

Khi các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, đóng băng các tài sản như dự trữ ngoại tệ và hạn chế quyền tiếp cận các hệ thống tài chính toàn cầu, vàng nổi lên như một nguồn tài nguyên mà họ không thể tịch thu hoặc ngăn cản Moscow sử dụng. Điều này nhấn mạnh vị thế độc nhất của vàng như một biện pháp chống lại các lệnh trừng phạt và bất ổn địa chính trị, mang lại sự bảo vệ trong thời điểm căng thẳng toàn cầu gia tăng.

Do đó, một số thành viên BRICS đã tăng dự trữ vàng như một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm bảo vệ nền kinh tế của họ khỏi các mối đe dọa tiềm tàng từ bên ngoài. Xu hướng này phản ánh sự hiểu biết ngày càng tăng rằng, trong thời đại mà các lệnh trừng phạt kinh tế thường được sử dụng làm đòn bẩy địa chính trị, việc nắm giữ dự trữ vàng lớn đảm bảo một mức độ độc lập kinh tế nhất định.

Do đó, các quốc gia này đang tập trung vào vàng như một cách để giảm sự phụ thuộc của họ vào hệ thống tài chính dựa trên đồng USD Mỹ và đảm bảo khả năng phục hồi tài chính của họ trước các lệnh trừng phạt trong tương lai hoặc các biến động của thị trường toàn cầu.

Thái Lan nộp văn bản bày tỏ ý định gia nhập BRICS. (Nguồn: Reuters)
Nhóm BRICS mở rộng sẽ chiếm hơn 50% GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương và đại diện cho khoảng 71% dân số thế giới. (Nguồn: Reuters)

Đặt niềm tin ở vàng?

Sự dịch chuyển sang vàng và phi USD hóa có vẻ hợp lý hơn nếu chúng ta loại trừ các quốc gia không có chính sách tiền tệ độc lập và quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Hiện tại, chỉ có 35% các quốc gia có chính sách tiền tệ tự chủ.

Hầu hết các nước khác đều có tiền tệ được neo hoàn toàn hoặc được quản lý theo các loại tiền tệ toàn cầu chính như USD, Euro hoặc Franc Thụy Sỹ. Điều này cho thấy nhiều quốc gia có thể có xu hướng “neo tiền tệ” của họ vào NDT, vàng hoặc thậm chí áp dụng một loại tiền tệ chung BRICS mới nếu họ muốn gia nhập khối và giảm sự phụ thuộc kinh tế vào các quốc gia phương Tây.

“Neo tiền tệ” có một số lợi thế. Thứ nhất, nó mang lại cho một quốc gia sự ổn định tỷ giá hối đoái, giúp giảm biến động tiền tệ và tốt cho thương mại cũng như đầu tư quốc tế.

Thứ hai, lạm phát thấp hơn nhiều, vì các quốc gia phát triển và đồng tiền mạnh nói chung có lạm phát thấp hơn nhiều so với các quốc gia đang phát triển có chính sách tiền tệ độc lập.

Lợi ích thứ ba là mang lại sự tự tin cho nhà đầu tư, vì nó loại trừ các yếu tố không chắc chắn trong nền kinh tế và kinh doanh.

Tới nay, có 43 quốc gia từ Trung Đông, châu Á, châu Phi và Nam Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm hoặc chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS.

Nếu tất cả các quốc gia trên tham gia BRICS, thì khối này sẽ trở thành khối chính trị và kinh tế lớn nhất toàn cầu. Nhóm BRICS mở rộng sẽ chiếm hơn 50% GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương và đại diện cho khoảng 71% dân số thế giới.

Tương lai của thế giới sẽ như thế nào?

Các quốc gia phát triển có đang mất đi ảnh hưởng toàn cầu của mình không? Phúc lợi trong nước và các chính sách tiền tệ có kìm hãm việc tạo ra của cải không? Những thách thức về nhân khẩu học, chẳng hạn như tỷ lệ sinh giảm, dân số già hóa và các vấn đề di cư ngày càng gia tăng, có làm trầm trọng thêm sự thay đổi này không? Và do đó, thế giới có đang tiến tới một động lực lưỡng cực mới không?

Mọi câu trả lời còn đang ở phía trước, tuy nhiên, có một điều mà chúng ta biết chắc chắn là đồng USD đang mất đi ảnh hưởng của mình và điều này cũng phù hợp với sức mạnh chính trị toàn cầu của Mỹ.

Dữ liệu cho thấy, trong khi đồng bạc xanh phải đối mặt với những thách thức, các quốc gia thường không liên kết với các đồng minh phương Tây đang tích cực đóng góp không chỉ vào quá trình phi USD hóa mà còn mở rộng ảnh hưởng của họ trên trường kinh tế và chính trị toàn cầu. Liệu một tương lai đa cực có sớm xuất hiện không?





Nguồn: https://baoquocte.vn/lenh-trung-phat-cua-my-va-phuong-tay-kem-hieu-qua-nga-trung-quoc-ngay-cang-quyen-luc-brics-chop-thoi-co-noi-day-tuong-lai-nam-o-vang-293750.html

Cùng chủ đề

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chưa đầy ba tuần sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên, "đầy đặn" hơn hẳn so với người tiền nhiệm Joko Widodo.

Mỹ ủng hộ Indonesia gia nhập OECD, Thổ Nhĩ Kỳ mua máy bay Eurofighter Typhoon, Tây Ban Nha đóng cửa trường học

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/11.

Nga-Trung ca ngợi “mối tình” bền chặt, Moscow chỉ điểm nhiệm vụ quan trọng nhất với Bắc Kinh, Mỹ bị gọi tên

Ngày 12/11, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, đang ở thăm Bắc Kinh tham gia cuộc họp tham vấn về các vấn đề an ninh chiến lược với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này đã chính thức được công nhận là quốc gia đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển vọng đối thoại Nga-Mỹ đơn giản là không tồn tại?

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 15/11 cho rằng vẫn tồn tại “hy vọng khiêm tốn” về khả năng nối lại đối thoại Nga-Mỹ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, bởi vì trong thời điểm hiện tại, triển vọng đối thoại song phương đơn giản là không tồn tại.

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ Mail và Calendar vào cuối năm nay

Microsoft sẽ dừng hỗ trợ hai ứng dụng Mail và Calendar của Windows 11 sau ngày 31/12. Người dùng sẽ phải chuyển sang ứng dụng Outlook trên web.

Apple sửa lỗi khó chịu trong ứng dụng Ảnh

Người dùng iPhone đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" khi Apple cuối cùng cũng chịu khắc phục lỗi giao diện xem video khó chịu trên ứng dụng Ảnh.

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vào chiều 15/11.

Bài đọc nhiều

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Người dân và đại lý hạn chế bán ra, dự báo sản lượng và giá hạt tiêu vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 13/11/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng “bốc hơi dữ dội”, vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng… đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 mất mốc 2.600 USD/ounce, giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên. Nhà đầu tư quan tâm đến thị trường nhiên liệu và cổ phiếu, kết quả, tiền chảy vào kim loại quý rất ít.

Acecook Việt Nam – Câu chuyện 50 năm đầu tư và thành công tại Việt Nam

30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam (1993 -2023), Acecook Việt Nam – một thành viên của Tập đoàn Acecook Nhật Bản, đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên trở thành nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Thành công của doanh nghiệp đến từ việc tạo ra sự giao thoa giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chiến lược sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi chiến lược tuyển dụng

Thị trường lao động Nhật Bản đang chứng kiến một cuộc chiến giành nhân tài ngày càng gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, nhất là dịch vụ.

Cùng chuyên mục

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Thị trường trong nước chịu áp lực, dự báo tình hình xuất khẩu tiêu Việt cuối năm

Giá tiêu hôm nay 16/11/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 137.500 – 138.000 đồng/kg.

Giá vàng “suy yếu dần”, thị trường lùi bước trước chính sách của ông Trump, chuyên gia dự đoán đường đi tiếp theo?

Giá vàng hôm nay 16/11/2024: Giá vàng thế giới bị đẩy xuống dưới vùng hỗ trợ trung hạn, xu hướng tăng đã bị phá vỡ và có thể mất một thời gian để các yếu tố kinh tế vĩ mô khơi dậy lại đợt tăng mới. Giá vàng trong nước "bật dậy" sau nhiều phiên rớt thảm, tuy nhiên mức chênh lệch mua và bán có thể khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ?

Công ty Áo được bồi thường, có khả năng “tạm biệt” khí đốt Nga, giá ở châu Âu tăng phi mã

Giá khí đốt chuẩn tại châu Âu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 vào ngày 14/11.

Hà Nội, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) tăng cường hợp tác, hữu nghị

Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.  Thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh bày tỏ cảm động trước tình cảm mà ngài Thống đốc dành cho Việt Nam và Thủ đô Hà Nội và gửi lời chúc Đoàn có chuyến công tác thành công...

Mới nhất

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” diễn ra ngày 15/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng AI Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong...

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không tổ chức bài thi V-SAT

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về bài thi V-SAT do 18 cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá...

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Chủ nhân hit ‘Đi giữa trời rực rỡ’ từng có lúc ‘đánh mất mình’

Ngô Lan Hương - chủ nhân bản hit "Đi giữa trời rực rỡ" nói từng vấp ngã, cảm giác loay hoay và đôi khi đánh mất mình khi đứng trên sân khấu. Ngày 15/11, sự kiện ra mắt show Blue bus – Chuyến xe xanh diễn ra tại TPHCM. Dàn khách mời gồm những cái tên trẻ tuổi nổi bật...

Mới nhất