Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhLệnh trừng phạt chống nga: Phương Tây sắp tung thêm "quân bài...

Lệnh trừng phạt chống nga: Phương Tây sắp tung thêm “quân bài chốt hạ”


Kim cương Nga sẽ bị cấm hoàn toàn ở châu Âu và các nước thuộc Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), kể từ tháng 1/2024.

Giá cà phê hôm nay 19/9/2023: G
Một mỏ khai thác kim cương ở thị trấn Mirny, Siberia, Nga. (Nguồn: AP)

Như vậy, hơn 18 tháng sau khi xảy ra xung đột ở Ukraine, các nước G7 (Pháp, Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Italy và Canada) và Liên minh châu Âu (EU) cuối cùng đã nhất trí cấm vận kim cương của Nga – được coi như “quái vật hồ Loch Ness” của chính sách trừng phạt từ phương Tây đối với Nga.

“Quái vật hồ Loch Ness”?

Một nguồn tin của chính phủ Bỉ cho biết, thông báo chính thức về lệnh trừng phạt mới nhất sẽ được đưa ra trong hai đến ba tuần tới. Theo đó, những viên đá quý lớn hơn 1 carat của Nga, dù ở dạng thô hay đã gia công, sẽ không được vào thị trường G7 và EU kể từ ngày 1/1/2024.

Bỉ khởi xướng lệnh trừng phạt mới nhất này cùng với Ủy ban châu Âu (EC) và Mỹ – thị trường kim cương số 1 thế giới. Dự kiến, hôm nay (19/9, giờ địa phương), Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo sẽ công bố thông tin này bên lề Khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York.

Tuy nhiên, giới chức Bỉ vẫn lo ngại về “số phận” của thành phố Antwerp – trung tâm kim cương của thế giới. Lệnh cấm vận “trực tiếp”, theo các quan chức Bỉ, sẽ “giết chết” đô thị này mà vẫn không ngăn được kim cương của Nga chảy qua Dubai, Tel Aviv hay Mumbai, những trung tâm kim cương nổi tiếng khác. Chính Thủ tướng Bỉ cũng từng khẳng định quan điểm – không nên trừng phạt đá quý của Nga. Bởi hơn 80% kim cương thô được bán qua thủ phủ kim cương Antwerp.

Việc mua bán kim cương nguồn gốc từ Nga một cách bí mật, với trị giá hàng trăm triệu USD mỗi tháng, đang gây chia rẽ cả một ngành thương mại toàn cầu, trải dài từ các xưởng cắt ở Mumbai đến những cửa hàng cao cấp trên Đại lộ số 5 của New York.

Từ lúc Tập đoàn khai thác mỏ Alrosa của Nga (khai thác gần một phần ba số kim cương trên thế giới vào năm 2021) bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ, dù một số người trong ngành buộc phải chọn cách từ chối, nhưng sự hấp dẫn của kim cương Nga vẫn thừa sức thuyết phục một số khách hàng Ấn Độ và Bỉ mua vào một lượng lớn. Những thoả thuận như vậy vẫn đang diễn ra một cách lặng lẽ, trong thế giới kim cương nổi tiếng bí mật.

Ngoài ra, trước đây, các nhà buôn phương Tây thường không quá lo lắng về nguồn gốc hàng, vì rủi ro nếu mua đá quý của Nga vẫn khá mơ hồ. Các viên đá quý từ nguồn của Nga, sau khi được đi vào chuỗi cung ứng, gần như không thể nào truy gốc. Kim cương thường được bán thành từng gói với kích thước và chất lượng tương tự nhau, được chia ra khoảng 15.000 chủng loại khác nhau. Chúng sẽ được mua đi bán lại và trộn với các loại khác nhiều lần trước khi gắn vào nhẫn hay mặt dây chuyền.

Nga hiện là nước xuất khẩu kim cương lớn nhất thế giới tính theo số lượng, tiếp sau đó là các nước châu Phi. Đối với Nga, kim cương chỉ đóng góp một phần rất nhỏ trong nền kinh tế Nga, nhưng mặt hàng xa xỉ này của Nga lại có vị trí rất cao trong ngành đá quý thế giới. Chẳng hạn, thương mại kim cương là sinh kế của rất nhiều người làm nghề cắt mài, riêng tại Ấn Độ, nó tạo ra khoảng 1 triệu việc làm.

Năm 2021, thương mại kim cương của Nga trị giá khoảng gần 5 tỷ USD, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, không là gì so với dầu mỏ và khí đốt. Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga đạt 489,8 tỷ USD với dầu khí chiếm tới 240,7 tỷ USD.

Mũi tên trúng hai đích?

Hiện tại, các nước G7 và EU đã nhất trí hai điểm, cần phải tấn công mạnh hơn vào nguồn tài chính Nga, nhưng tránh những tổn thất nặng nề đối với ngành kim cương thế giới, như “thủ phủ kim cương Antwerp” và nhất thiết phải đưa ra hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả để ngăn chặn lệnh cấm vận này có thể “bị lách”.

Vấn đề thứ hai sẽ mất thời gian hơn. Sau nhiều tháng thảo luận, quy trình truy xuất nguồn gốc đá quý sắp được phê duyệt – sẽ kết hợp các kỹ thuật blockchain, công nghệ nano, cũng như việc tạo ra một nền tảng dữ liệu có thể truy cập được bởi các chính phủ khác nhau.

Chi phí gia tăng cho việc truy xuất nguồn gốc được tính toán sẽ chỉ ở mức thêm “15 Euro đến 20 Euro” cho mỗi viên kim cương, trong khi một số viên đá được bán với giá vài chục nghìn Euro. “Chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật của thế kỷ XXI để giải quyết một vấn đề của thế kỷ XXI. Chúng tôi sẽ truy tìm 90% số đá. Chúng tôi không thể ngăn cản một cá nhân đi mua kim cương Nga ở Trung Quốc, nhưng họ sẽ biết rằng, viên đá quý của họ sẽ không có giá trị bao nhiêu khi bán lại”, một quan chức Bỉ cho biết.

Cuối cùng, nền tảng mới này có thể sẽ được sử dụng để theo dõi các mặt hàng khác, chẳng hạn như vàng, hoặc thậm chí làm cho một số giao dịch tài chính trở nên minh bạch hơn.

Mục đích của một biện pháp trừng phạt chống Nga mới vẫn là làm cạn kiệt ngân quỹ nhà sản xuất kim cương hàng đầu thế giới. Nhưng một số vấn đề không đơn giản đặt ra về lệnh trừng phạt muộn màng này. Trước khi đưa ra quyết định, các nước phương Tây vẫn khá phân tán do hàng loạt vấn đề liên quan.

Những biện pháp trừng phạt dễ dàng bị “lách”. Kim cương – một khi được xử lý ở Dubai hoặc chế tác ở Ấn Độ, đá quý Siberia không khó khăn thâm nhập thị trường khác. Ngay cả khi số lượng của chúng giảm mạnh, đá quý của Nga vẫn được tìm thấy ở châu Âu, đặc biệt hơn là ở Antwerp – nơi gần 85% kim cương thô của thế giới được “quá cảnh” tại đây.

Quốc gia duy nhất thực sự thắt chặt các quy định đối với Nga là Mỹ, khi đã ban hành lệnh cấm vận đối với kim cương thô của Nga.

Đối với “thủ phủ kim cương” Antwerp thì sao? Trước khi xảy ra xung đột ở Ukraine, kim cương Nga chiếm hơn 1/3 số đá quý được chế tác tại Antwerp. Thành phố của Bỉ lo ngại sẽ mất 10.000 việc làm trong lĩnh vực này trong trường hợp lệnh trừng phạt đối với kim cương Nga được thực thi. Trước đó, khá nhiều việc làm của Antwerp đã rơi vào tay các trung tâm kim cương khác như Dubai…

Tuy nhiên, giới chức Bỉ hy vọng, Antwerp sẽ hạn chế được thiệt hại và ổn định số lượng việc làm trong lĩnh vực này. Và Brussels sẽ tập trung hơn bao giờ hết vào tính minh bạch của kim cương, để kỳ vọng, lệnh trừng phạt chống Nga dần sẽ mang lại kết quả ở cấp độ quốc tế.

Ngoài ra, các quan chức Bỉ còn đặt mục tiêu – đảo ngược hoàn toàn logic của thị trường. Trong nhiều thập kỷ, do là nguồn cung chính, Nga là người đưa ra các quy định của thị trường. Nhưng với một hệ thống mới, EU muốn các quốc gia mua hàng phải có vai trò lớn hơn. Do đó, cùng với Mỹ (nơi bán 55% kim cương chế tác thô của thế giới), nếu kéo thêm các nước châu Âu, Canada và Nhật Bản vào cuộc chơi, thì gần 75% thị trường mua đá quý toàn cầu sẽ sớm đóng cửa với kim cương Nga.

Giới chức Bỉ dự đoán, trong vài năm tới sẽ có sự tồn tại chung của hai thị trường, một thị trường “cao cấp” không có kim cương Nga và một thị trường thứ cấp – đặc biệt là ở Trung Quốc – nơi kim cương Siberia sẽ được bán “với giá thấp”. Nhưng thị trường thứ hai này sẽ dần dần bị thu hẹp và cuối cùng, doanh thu từ kim cương Nga sẽ “tan như tuyết dưới ánh Mặt Trời”.

Như vậy, một mũi tên sẽ trúng hai đích, người Nga sẽ không còn tiền để đầu tư vào việc thăm dò các mỏ mới và sản lượng của họ sẽ giảm mạnh và ngân quỹ Moscow sẽ chính thức bay hơi hàng tỷ USD. Trong khi, các quốc gia khác, như Ấn Độ, thị trường chế tác kim cương lớn nhất thế giới, sẽ phải đưa ra lựa chọn, nếu tôn trọng quy định truy xuất nguồn gốc, Ấn Độ sẽ thâm nhập thị trường “béo bở” của G7 và châu Âu, nếu không sẽ bị loại. Lúc đó, cũng không còn xuất xứ “hỗn hợp” của đá quý – lệnh trừng phạt từ phương Tây đạt mục đích.

Nga,kinh tế Nga,Nga-phương Tây,Nga-EU,Nga-Ukraine,kinh tế Nga 2023,lệnh trừng phạt,trừng phạt Nga,kinh doanh tại Nga,Nga-châu Âu,Nga-Mỹ





Nguồn

Cùng chủ đề

Đức “tuyệt tình” với khí đốt Nga; Moscow sẵn sàng bán hàng cho châu Âu nhưng phải được Kiev nhất trí

Ngày 14/11, tờ Financial Times đưa tin, Đức đã ra chỉ thị yêu cầu các cảng khí đốt do nhà nước quản lý không được tiếp nhận bất kỳ lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) nào có nguồn gốc từ Nga.

Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD, Đức tiếp tục trì trệ, lạm phát tại Czech tăng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Điện đàm là “hư cấu”, quân bài kinh tế nào của ông Trump khiến nước Nga lo ngại?

Dù phía Nga bác tin truyền thông Mỹ đưa ra là ông Donald Trump đã gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putincác bàn về các giải pháp tiềm năng, chính sách về năng lượng của ông Trump có thể là một quân bài kinh tế khiến Nga lo ngại. Theo Washington Post, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về xung đột Ukraine và các giải pháp tiềm...

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách chia sẻ cách tạo, hiển thị phần trưng bày trên TikTok đơn giản

Biết cách tạo và bật phần trưng bày trên TikTok giúp tối ưu tài khoản, thu hút tương tác. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện để bạn dễ dàng áp dụng ngay!

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Kích hoạt đèn flash khi có thông báo giúp bạn dễ dàng nhận biết cuộc gọi và tin nhắn quan trọng trên iPhone. Xem ngay cách làm đơn giản ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.

Giá vàng “mất phanh”, thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng thế giới lao dốc 4 phiên liên tiếp, hướng về ngưỡng hỗ trợ 2.500 USD. Trong nước, giá vàng miếng và vàng nhẫn giảm chưa thấy đáy. Với sự hỗ trợ dài hạn và nguồn cung hạn chế, giá vàng quanh mức 2.600 USD/ounce chính là cơ hội mua vào?

Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Ukraine, Na Uy ký thỏa thuận quốc phòng, Trung Quốc bác cáo buộc xâm nhập điện thoại của ông Trump, Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine, Đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bỏ ‘tiền túi’ rót thêm cho VinFast gần 2 tỉ USD

Ông Phạm Nhật Vượng, với tư cách tổng giám đốc và cổ đông lớn của VinFast, sẽ tài trợ 50.000 tỉ đồng được thu xếp từ các nguồn tài sản cá nhân cho hãng xe. Ngày 12-11, Tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Chuyển đổi xanh, doanh nghiệp lớn làm được, doanh nghiệp nhỏ lo chi phí quá lớn

Đầu tư ban đầu để thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong sản xuất rất lớn, doanh nghiệp quy mô lớn làm được nhưng hầu hết doanh nghiệp nhỏ gặp khó về tài chính. Lo ngại được nhiều chuyên gia, nhà quản...

Cùng chuyên mục

Vừa lên sàn, tập đoàn chuyên bán nguyên liệu của ông Nguyễn Thiên Trúc ‘mất’ ngay nghìn tỉ

Vừa lên sàn hôm 11-11 với giá 63.000 đồng/cổ phiếu, sau vài phiên điều chỉnh, vốn hóa CTCP Nguyên liệu Á châu AIG 'bốc hơi' hơn nghìn tỉ đồng. Thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu của CTCP...

Giá vàng thế giới chỉ còn tương đương 78,7 triệu/lượng, liệu đã chạm đáy?

Giá vàng thế giới tối nay 14-11 giảm nhanh về 2.559,3 USD/ounce. Như vậy giá vàng thế giới đã bốc hơi 227,8 USD/ounce so với mức đỉnh. Mức giảm trên của giá vàng tương đương 7 triệu đồng/lượng. Đây là mức giảm kỷ lục...

Khánh Hòa giải trình về tiền đất tăng đột biến với 86 doanh nghiệp

Theo báo cáo của tỉnh Khánh Hòa gửi Bộ Tài chính và Thanh tra bộ, có tới 86 đơn vị bị tăng đột biến tiền đất do điều chỉnh đơn giá tiền thuê đất 'không tương ứng' và tỉnh chậm ban hành quyết định liên quan. ...

Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán lao dốc, VN-Index giảm hơn 14 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 14/11, các nhóm ngành tiếp tục giao dịch phân hóa và ít biến động về giá khiến các chỉ số chính chỉ rung lắc nhẹ quanh tham chiếu ở phiên sáng. Trong phiên chiều, áp lực bán tháo bất ngờ dâng cao khiến thị trường tràn ngập sắc đỏ, trong đó nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán lao dốc. Chốt phiên, VN-Index giảm 14,15 điểm và xuống mức 1.231,89 điểm. ...

Thưởng thức những dàn âm thanh khủng tại triển lãm Plase Show TP.HCM

80 thương hiệu trong và ngoài nước đua nhau trưng bày những sản phẩm hàng khủng chuyên về âm thanh, ánh sáng phục vụ sân khấu ca nhạc, hội trường chức năng, karaoke… Ban tổ chức cho biết triển lãm sẽ kéo dài đến...

Mới nhất

Trường trung học đầu tiên ở Hải Dương cho nghỉ học thứ Bảy

Tại tỉnh Hải Dương, Trường THCS & THPT Marie Curie đã cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy. Đây là trường đầu tiên trong tỉnh áp dụng lịch học này. Gần đây, một số tỉnh thành triển khai cho học sinh cấp trung học nghỉ học ngày thứ Bảy như: Lào Cai, Lai Châu, Khánh Hoà, Hà Tĩnh... Tại Hải...

Miss International 2024 Thanh Thủy sắp về Việt Nam, giữ vai trò đặc biệt

Trong đêm chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 sắp tới, Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ vinh dự trao dải băng đương nhiệm cho tân hoa hậu. Thanh Thủy bên các thí sinh trong tiệc sau đăng quang: Thanh Thủy chia sẻ về công việc sau đăng quang: Trong đêm chung kết Miss International 2024, Thanh Thủy...

Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trách nhiệm, đạo đức tại Việt Nam

Tham tán thương mại Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM Cho Young Je nói phải tạo bằng được cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trách nhiệm và có đạo đức tại Việt Nam. ...

Báo chí Thụy Điển đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 13/11 đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển, truyền thông, báo chí nước sở tại, Văn phòng Chính phủ và chuyên trang của Tập đoàn công nghệ Ericson có nhiều bài viết ca ngợi mối quan hệ và triển vọng hợp tác trong tương lai. Trang thông tin...

Cắt bao quy đầu có đau không và phương pháp thực hiện

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu được thực hiện ở nam giới để khắc phục các vấn đề do dài bao quy đầu gây ra, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức...

Mới nhất