Trang chủDestinationsThanh HóaLên đất Mường Khô nghe chuyện thủ lĩnh Hà Văn Mao đánh...

Lên đất Mường Khô nghe chuyện thủ lĩnh Hà Văn Mao đánh giặc ngoại xâm


Sinh ra trên đất Mường Khô (xã Điền Trung, huyện Bá Thước) Hà Văn Mao (Hà Công Mao) được biết đến là vị thủ lĩnh văn võ toàn tài đã lãnh đạo người dân khu vực miền núi xứ Thanh hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19.

Lên đất Mường Khô nghe chuyện thủ lĩnh Hà Văn Mao đánh giặc ngoại xâmLễ hội Mường Khô là dịp để người dân tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn với các bậc tiền nhân như Quận công Hà Công Thái, thủ lĩnh Hà Văn Mao và những tướng sĩ đã hy sinh vì quê hương, đất nước. Ảnh: K.L

Theo tài liệu lưu giữ tại địa phương, Hà Văn Mao là người Mường, sinh ra trong gia tộc bề thế trên đất Mường Khô. Ông nội ông là Hà Công Thái – võ tướng có nhiều công trạng trong việc trấn ải miền biên viễn, được triều đình nhà Nguyễn phong đến tước Quận công, đồng thời cho quyền cai quản cả một vùng rộng lớn. Cha Hà Văn Mao là Hà Công Quỳnh giữ chức Thổ ty đất Mường Khô. Từ nhỏ cậu bé Hà Văn Mao đã bộc lộ tư chất hơn người, lại được gia đình chú trọng dạy dỗ, bồi đắp nên lớn lên không chỉ giỏi văn, thạo võ mà còn có tài thao lược. Ông kế thừa chức thổ ty của cha mình, được người dân quý trọng.

Khi chiếu Cần Vương được ban bố rộng rãi, tại Thanh Hóa phong trào kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của nhiều sĩ phu, thủ lĩnh như: Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước… diễn ra mạnh mẽ. Và tại đất Mường Khô, lúc bấy giờ Hà Văn Mao đã liên hệ với các hào trưởng có tiếng nói trong vùng cùng nhau chiêu mộ quân sĩ, tổ chức khởi nghĩa. Ông gấp rút tập hợp lực lượng, xây dựng trung tâm căn cứ ở Mường Khô và hàng loạt đồn chốt từ Yên Định qua Ngọc Lặc đến Bá Thước.

Khi thực dân Pháp đánh vào thành Thanh Hóa, chia quân đóng đồn nhiều nơi thì ngay trong tháng 11-1885, thủ lĩnh Hà Văn Mao đã dẫn quân từ đất Mường Khô xuống đánh đồn Bái Thượng (Thọ Xuân). Đây cũng được xem là trận đánh đồn Pháp đầu tiên của nghĩa quân Hà Văn Mao. Theo sách Văn tài võ lược xứ Thanh: “Cuối năm 1885, Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và Tả quân Đô thống Trần Xuân Soạn được vua Hàm Nghi phái ra miền Bắc chỉ đạo phong trào Cần Vương kháng Pháp. Các thủ lĩnh Cần Vương được phong chức Tán lý quân vụ. Ông Hà Văn Mao được giữ chức Tán lý Bá Thước, nhưng với tầm nhìn của mình, ông không bó hẹp không gian hoạt động mà còn liên kết với các thủ lĩnh ở các vùng khác như Tống Duy Tân (Vĩnh Lộc), Cầm Bá Thước (Thường Xuân), Lê Ngọc Toản (Nông Cống)… để hỗ trợ lẫn nhau”.

Lên đất Mường Khô nghe chuyện thủ lĩnh Hà Văn Mao đánh giặc ngoại xâm

Sang đầu năm 1886, theo lệnh điều động của Tả quân Đô thống Trần Xuân Soạn, từ đất Mường Khô thủ lĩnh Hà Văn Mao cùng với Cầm Bá Thước (Thường Xuân) đem quân xuống đồng bằng phối hợp với nghĩa quân ở các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Đông Sơn… tấn công vào đồn giặc ở Hạc Thành nhằm ngăn chặn sự càn quét của kẻ địch. Tuy nhiên, phải đến khi xây dựng căn cứ quân sự Mã Cao thì tài năng quân sự của vị thủ lĩnh người Mường Hà Văn Mao mới thực sự tỏa sáng.

Trước đó, vào tháng 6-1886, dưới sự chủ trì của Tả quân Đô thống Trần Xuân Soạn tại đất Bồng Trung (Vĩnh Lộc) đã diễn ra hội nghị các thủ lĩnh Cần Vương và sĩ phu yêu nước. Cùng với quyết tâm đẩy mạnh phong trào kháng Pháp, hội nghị còn quyết định xây dựng hai căn cứ đánh giặc mới: Căn cứ Ba Đình (Nga Sơn) do Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt phụ trách; và căn cứ Mã Cao (Yên Định) do Trần Xuân Soạn và Hà Văn Mao phụ trách. Sách Văn tài võ lược xứ Thanh viết: “Với sự am hiểu quân sự và địa hình, chính Hà Văn Mao đã đề xuất ý kiến xây dựng căn cứ Mã Cao nhằm nối liền hoạt động của nghĩa quân giữa hai miền đồng bằng và miền núi. Và sau này, Mã Cao đã trở thành hậu cứ tiếp vận và hỗ trợ cho căn cứ Ba Đình ở vùng biển Nga Sơn chống trả cuộc tiến công ác liệt của quân Pháp. Chính quân Pháp cũng phải thừa nhận căn cứ Mã Cao còn lợi hại hơn căn cứ Ba Đình nhiều”. Tại căn cứ Mã Cao, Hà Văn Mao đã xây dựng các cứ điểm theo thế liên hoàn để có thể hỗ trợ đắc lực cho nhau khi xảy ra chiến sự.

Nhận thấy vai trò quan trọng cùng tài thao lược của Hà Văn Mao, thực dân Pháp đã tìm mọi cách để bắt ông. “Trong thời gian tấn công vào căn cứ Ba Đình, quân Pháp ở châu Quan Hóa cũng tấn công vào Điền Lư hòng bắt Hà Văn Mao. Không bắt được ông, chúng đã bắt mẹ già và con trai ông đem về giam ở đồn La Hán rồi gửi thư dụ hàng ông. Tương kế tựu kế, Hà Văn Mao đã hẹn quân giặc đem trả mẹ và con ông tại đình La Hán. Khi quân giặc đến chỗ hẹn, bất ngờ ông cho quân mai phục tấn công, tiêu diệt toàn bộ toán quân Pháp” (sách Văn tài võ lược xứ Thanh).

Sau khi rút quân khỏi căn cứ Mã Cao, Hà Văn Mao đưa quân trở lại đất Mường Khô củng cố lực lượng. Sau đó ông lại rút quân lên hang Niên Kỷ (hang Dong) ở Mường Kỷ. Tại đây, lợi dụng địa hình hiểm trở, ông đã chỉ huy nghĩa quân tổ chức các trận giao tranh gây cho kẻ địch nhiều tổn hại.

Bởi vậy, tháng 11-1887 thực dân Pháp đã tập trung lực lượng tấn công vào hang Niên Kỷ lần thứ hai. Do chênh lệch tương quan lực lượng lớn, kẻ địch lại được trang bị vũ khí hiện đại, không muốn rơi vào tay giặc Pháp, thủ lĩnh Hà Văn Mao đã tự sát nhằm giữ trọn khí tiết.

Dù phong trào Cần Vương kháng Pháp về sau không đi tới thắng lợi cuối cùng song vẫn luôn là “dấu son” khẳng định tinh thần quật cường, khát vọng độc lập của Nhân dân ta. Vì thế, những thủ lĩnh, sĩ phu, nghĩa quân tham gia đánh giặc vẫn luôn được người đời và hậu thế tưởng nhớ. Với người dân Mường Khô, dù hơn 130 năm trôi qua, song thủ lĩnh Hà Văn Mao luôn là vị dũng tướng tài tiếp nối truyền thống vẻ vang của dòng họ Hà Công.

Ông Trương Đình Thi – công chức văn hóa xã hội xã Điền Trung cho biết: “Sau khi thủ lĩnh phong trào Cần Vương Hà Văn Mao qua đời, ông vẫn luôn được con cháu dòng họ và người dân Mường Khô tưởng nhớ. Ngày nay, ông đang được phụng thờ tại di tích lịch sử đền thờ Quận công Hà Công Thái. Hàng năm vào ngày mùng 10 tháng Giêng, người dân trong vùng lại cùng nhau về đền thờ Quận công Hà Công Thái tham dự lễ hội Mường Khô để bày tỏ sự ngưỡng vọng với các thế hệ tiền nhân đã góp sức mình cho quê hương, đất nước; đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với cộng đồng, dân cư. Lễ hội Mường Khô là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân trong vùng”.

Khánh Lộc

(Bài viết có tham khảo, sử dụng một số tư liệu lưu giữ tại địa phương và sách Văn tài võ lược xứ Thanh).



Nguồn

Cùng chủ đề

5 vật đặt ở cửa giúp tăng phong thủy nhà ở

Theo phong thủy, khu vực cửa nhà là nơi năng lượng sẽ tiếp xúc và hút vào nhà. Bởi vậy, đặt những thứ hợp phong thủy ở khu vực cửa nhà sẽ giúp thu hút năng lượng tốt, mang may mắn tới cho gia chủ. Sảnh vào nhà hay còn gọi là...

Hương sắc biên cương

Khi chúng tôi ngược núi trong cái lạnh se sắt cuối năm, thì những chuyến xe tải ì ạch đầy hàng cũng lặng lẽ đổ dốc. Và, trên đó, chúng tôi đã bắt gặp không chỉ gà, lợn, nếp nương, lá dong… mà còn là những cành đào rời núi mang theo chút hương sắc biên cương về xuôiNhững ngày này, bà con Nhân dân thôn Sín Chải, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang...

Sức bật mới ở vùng ATK Phước Chiến

Phước Chiến là xã An toàn khu (ATK) thuộc huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Nhiều năm qua, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt từ các Chương trình MTQG để xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS.Chiều 7/1, tại thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác...

TP.HCM vẫn khảo sát để tuyển sinh lớp 6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM khẳng định sẽ đề xuất khảo sát để tuyển sinh lớp 6 năm học 2025-2026 cho một số trường THCS. Liệu Trường THCS - THPT Trần Đại Nghĩa có tổ chức khảo sát để tuyển sinh lớp...

Bắt đầu thanh tra dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai theo chỉ đạo của Tổng Bí thư

Theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam. Tháng 10-2018, khu khám bệnh của cả hai cơ sở này...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc thành quách, cung điện. Giá trị ấy được tôn lên gấp nhiều lần bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới tòa thành lịch sử và vương triều Hồ. Trong đó, nét độc đáo của những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ đã...

Bài đọc nhiều

Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, thống nhất nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2023

Ngày 30-6, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã được...

Đi cấy trên nương miền biên viễn xứ Thanh

Vào vụ cấy lúa mùa, trên khắp những cung ruộng bậc thang miền biên viễn huyện Mường Lát, đồng bào nơi đây lại nô nức tay cày, tay cuốc ra đồng, với mong ước có một mùa màng bội thu.Khi những cơn mưa rào đổ nước xuống những thửa ruộng bậc thang, thì cũng là thời điểm đồng bào vùng cao huyện Mường Lát bước vào vụ cấy lúa mới.Ghi nhận tại các thửa ruộng bậc thang tại...

Nhiệt độ trung bình tháng 6 trên cả nước tăng so với nhiều năm

Nhiệt độ trung bình tháng 6 trên cả nước dự báo tăng so với nhiều năm. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)Thông tin về các hình thái thời tiết tháng 6 /2023, ngày 1/6, Phó Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Đức Hòa cho biết bão , áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.Đề...

Phát triển thương mại dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại

Thương mại dịch vụ được xem là yếu tố quan trọng trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, do vậy những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô và đa dạng các loại hình theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.Nhiều mặt hàng được bày bán tại Siêu thị K-Mart, đường...

Nga Sơn phát triển nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) cũng chính là thực hiện 1 trong 6 chương trình trọng tâm mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Sau gần 3 năm thực hiện với những cách làm riêng, huyện Nga Sơn đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.Mô hình...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Bán hàng bình ổn giá tại các khu công nghiệp

Sở Công Thương Đà Nẵng sẽ tổ chức 4 đợt bán hàng bình ổn, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân xã miền núi huyện Hoà Vang và các khu công nghiệp trên địa bàn. Chiều 8/1, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng cho biết, nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng...

Doanh nghiệp BOT ‘treo’ giải đặc biệt 500 triệu thu hút cổ đông dự đại hội

Công ty cổ phần Đầu tư kỹ thuật hạ tầng TP.HCM (HoSE: CII) tăng giải thưởng đặc biệt, lên 500 triệu đồng cho cổ đông may mắn tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. ...

VN-Index lấy lại mốc 1.250 điểm, thanh khoản giảm mạnh

NDO - Phiên giao dịch ngày 8/1, áp lực bán gia tăng trên diện rộng cùng dòng tiền ảm đạm khiến thị trường chìm trong sắc đỏ ở phiên sáng. Trong phiên chiều, lực cầu nhập cuộc tích cực, trong đó các cổ phiếu lớn như: SSB, MWG, GVR, PLX CTG, GAS, HPG, SHB, SSI, VCB, VIB,...

Vinamilk mở đầu năm 2025 với các loạt giải thưởng về thương hiệu, đổi mới sáng tạo

Mở đầu năm 2025 với các giải thưởng về thương hiệu, đổi mới, sáng tạo, ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, chia sẻ về quá trình chuyển đổi mà thương hiệu tỷ đô đang thực hiện mạnh mẽ trong năm qua.BAC A BANK tiếp tục giành giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024,...

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Yên Bình 3, Thái Nguyên

Cụ thể, chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án là Công ty Cổ phần Tập đoàn BMK.  Dự án có quy mô 295,34 ha được đầu tư với tổng nguồn vốn là 4.139,39 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 620,9 tỷ đồng. Dự án được triển khai...

Mới nhất