Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng


Những buổi lễ tốt nghiệp đánh dấu các cột mốc quan trọng trong đời mỗi người. Khi rời mỗi cấp học, đi kèm với niềm hân hoan vui sướng của người đi học là nỗi lo của phụ huynh ở nhà, vì cái gì cũng quy thành tiền.

Tiếng kêu về chuyện lễ tốt nghiệp ngày càng rình rang, xa hoa, lãng phí giờ có thể nghe thấy ở khắp nơi, từ Á sang Âu, từ tiểu học đến cao học.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 1.
Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 2.

Cuối tháng 1 vừa rồi, nữ diễn viên người Malaysia Adrea Abdul lên TikTok nói hộ lòng nhiều bậc làm cha mẹ về một xu hướng đáng ngại mà cô quan sát được: trường tiểu học làm lễ tốt nghiệp ở khách sạn 5 sao, học sinh phải đóng phí 200 RM (hơn 1 triệu đồng).

Cha mẹ muốn dự lễ cùng phải trả thêm 150 RM/người, tức gần 800.000 đồng. 500 RM cho bố mẹ và con, quy ra tiền Việt là gần 2,7 triệu.

“Tôi có thể chấp nhận nếu chỉ tốn 15 hoặc 20 RM” – nhật báo The Sun (Malaysia) thuật lại lời của Adrea Abdul. Cô cho rằng những phí tổn cho một buổi lễ tốt nghiệp hoành tráng là “hoàn toàn không cần thiết”.

Nói “hoành tráng” là vì nhiều trường thuê khách sạn xa hoa, 4-5 sao, làm địa điểm tổ chức lễ tốt nghiệp.

Phụ huynh thì bị thêm vào nhóm WhatsApp, liên tục cập nhật tình hình đóng góp, khiến họ bị áp lực, không muốn cũng phải bấm bụng chi tiền.

Đoạn video tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi về cái giá của những buổi lễ tốt nghiệp, cuối cùng khiến lãnh đạo Bộ Giáo dục Malaysia phải lên tiếng.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 3.

Theo báo Malay Mail, trong buổi lễ chúc mừng Tết Nguyên đán ở Selangor đầu tháng 2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Fadhlina Sidek nhắc đến vấn đề và khuyến khích các trường tổ chức lễ tốt nghiệp “đơn giản nhưng sinh động và giàu tình cảm”.

Bà bộ trưởng nhấn mạnh phải có sự đồng thuận giữa phụ huynh, hiệp hội phụ huynh và giáo viên, nếu có bất đồng, lễ tốt nghiệp sẽ không được tổ chức.

Sau phát ngôn của người đứng đầu ngành, sở giáo dục một số địa phương, điển hình tại bang Melaka, đã ra hướng dẫn tổ chức lễ tốt nghiệp cho học sinh ở cấp trường nhằm giảm gánh nặng tiền bạc cho phụ huynh cũng như xoa dịu dư luận.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 4.

Hồi tháng 2, nhiều sinh viên sắp tốt nghiệp tại Đại học East Anglia (Anh) lên tiếng trên BBC, tố nhà trường đang làm tiền người học trong các buổi lễ tốt nghiệp.

Ngày trước, sinh viên được dự tốt nghiệp miễn phí, giờ thì phải mua vé tham dự giá 20 bảng (khoảng 635.000 đồng).

Luke Johnson, một lãnh đạo hội sinh viên trường, nói phí thuê áo choàng tốt nghiệp mất tới 45 bảng, trong khi đó nhiều sinh viên than ba mẹ ở nhà ăn uống một tuần chỉ tốn 40 bảng.

Nhiều sinh viên gọi hành động của trường là “tống tiền”, “bóc lột”…

Những vụ sinh viên tố trường như thế không hiếm. Năm 2022 khi sắp tốt nghiệp Đại học Cardiff (Anh), Jared Evitts viết bài cho BBC vì tá hỏa khi nhận thấy số tiền chi cho buổi lễ tốt nghiệp của mình.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 5.

Khảo sát bạn bè, Evitts nhận thấy gánh nặng tiền tốt nghiệp là chuyện không của riêng ai. Serenity Davis, 25 tuổi, sắp tốt nghiệp Đại học Cardiff, quyết định không dự vì không có tiền.

“Tôi phải trả các hóa đơn điện nước và tiền thuê nhà hằng tháng. Gia đình tôi có thu nhập thấp nên không được hỗ trợ gì. Cha mẹ tôi không đủ khả năng đến Cardiff chỉ một ngày. Nếu muốn đi, họ phải nghỉ làm và tốn thêm tiền xăng xe” – Serenity nói.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 6.

Riêng cặp đôi Sian Billington và Rhys Churchill, cùng 23 tuổi, đã bỏ hết tất cả các buổi lễ tốt nghiệp đại học và thạc sĩ tại Đại học Bangor (Anh), lý do là vì chi phí làm lễ đắt đỏ. Churchill nghĩ rằng 4 năm qua, mình đã làm việc chăm chỉ, vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn là vì tấm bằng tốt nghiệp chứ không phải vì buổi lễ tốt nghiệp. Còn Billington tin rằng với những gì sinh viên bỏ ra, buổi lễ tốt nghiệp không đem lại cho họ giá trị tương xứng.

Tại Mỹ, The Prospector – trang thông tin của sinh viên Đại học Texas, El Paso – liệt kê chi phí một buổi lễ tốt nghiệp đại học đắt đỏ.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 7.
Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 8.

Brittany Brockenbrough, giáo sư kiêm nhiệm về nghệ thuật và thiết kế tại Đại học bang Virginia (Mỹ), từng không thể dự lễ tốt nghiệp của mình hồi năm 2015 vì không kham nổi khoản phí mũ và áo choàng giá 125 USD và 160 USD các khoản phí khác.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 9.

Theo Brockenbrough, nhiều lãnh đạo nhà trường cho rằng số tiền dự lễ tốt nghiệp chia ra mỗi sinh viên không quá lớn, họ hoàn toàn có thể cân đối.

Tuy nhiên, Brockenbrough thấy thực tế không phải ai cũng lo được – nhiều sinh viên hoàn toàn cháy túi sau khi trả tiền ăn uống, nhà ở, điện nước, sách vở…

Còn Laura Guy, điều phối viên chương trình sức khỏe tâm thần – lâm sàng tại Đại học Fordham (Mỹ), cho biết việc bỏ lỡ những sự kiện quan trọng như lễ tốt nghiệp có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sinh viên.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 10.

Liệu có lối ra nào? Trong tuyên bố sau khi sinh viên phản ứng, Đại học East Anglia khẳng định lễ tốt nghiệp hoàn toàn “phi lợi nhuận”.

BBC thuật lại giải thích của trường cho rằng vé tham dự 20 bảng còn bao gồm quyền tham gia vào một khu lễ hội có hát nhạc sống. Khoản phí thu với mỗi khách tham dự là để tổ chức các hoạt động đúng tầm cỡ.

“Tính phí cho khách tham dự lễ tốt nghiệp là thông lệ tiêu chuẩn ở nhiều đại học, chúng tôi tin rằng buổi lễ của chúng tôi xứng đáng với số tiền bỏ ra và mang lại một lễ kỷ niệm tuyệt vời cho sinh viên và khách mời” – nhà trường cho biết.

Còn tại Mỹ, một số cơ sở giáo dục cho sinh viên được phép nộp đơn xin miễn trừ chi phí lễ tốt nghiệp, chẳng hạn mượn hoặc xin tài trợ tiền mũ và áo choàng, nhưng không phải tất cả các quận và trường học đều có những chương trình này.

Một số tổ chức xã hội đã được thành lập để hỗ trợ học sinh, sinh viên có thể dự lễ tốt nghiệp. Just C, một tổ chức phi lợi nhuận, đã trao tặng 210 chiếc mũ và áo choàng kể từ năm 2020, cho các học sinh trung học ở Virginia.

Đối tượng hỗ trợ là những học sinh có gia đình không thể kham nổi chi phí đồng phục lễ tốt nghiệp.

Chenice Brown-Johnson, sáng lập tổ chức, nói với Business Insider rằng một hệ thống hoạt động theo cơ chế “có tiền hoặc không tham gia lễ tốt nghiệp” rất có hại. “Khó khăn tài chính không nên là thứ khiến bạn không đủ điều kiện tham gia tốt nghiệp” – cô nói.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 11.

Hiện nay, các đại học tại Việt Nam đang thu lệ phí đăng ký xét tốt nghiệp và lệ phí tham gia lễ tốt nghiệp với các mức phí khác nhau, dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Chẳng hạn, Trường đại học Công nghệ TP.HCM thu lệ phí tham gia lễ tốt nghiệp 500.000 đồng, bao gồm lễ phục và tiền chụp hình tốt nghiệp.

Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) thu 200.000 đồng lệ phí cấp bằng và 200.000 đồng phí tham gia lễ tốt nghiệp. Trường đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM thu lệ phí tốt nghiệp 600.000 đồng, bao gồm luôn cả chi phí dự lễ.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 12.

Ngân cho rằng với bạn, lễ tốt nghiệp là buổi lễ quan trọng thứ 2 chỉ sau lễ cưới. “Mình nghĩ đây là tâm lý chung của không ít bạn trẻ và của cả phụ huynh.

Nên chi phí tốt nghiệp có thu cao cũng sẽ không thành vấn đề, miễn là khâu tổ chức của buổi lễ phải tương xứng với số tiền bỏ ra.

Nếu để ý bạn sẽ thấy những vụ sinh viên phản đối tổ chức lễ tốt nghiệp đều là vì những gì họ đã hoặc sẽ nhận được trong buổi lễ không xứng với số tiền họ bỏ ra, chứ không phản đối vì phải đóng tiền, thậm chí đóng nhiều tiền” – Ngân nói.

Còn Nguyễn Lộc, đã tốt nghiệp 2 năm tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), kể bạn không tham gia lễ tốt nghiệp mà chỉ lên trường lấy tấm bằng rồi thôi. Lộc cho rằng bạn thấy không đáng phải tham gia một buổi lễ tốt nghiệp.

Lễ tốt nghiệp: Sự học tốn kém tới phút cuối cùng - Ảnh 13.

“Vậy thì một buổi lễ tốt nghiệp với mình chỉ mang tính hình thức, nên mình quyết định không tham gia lễ tốt nghiệp. Chuyện tiền bạc mình nghĩ không phải là vấn đề với những bạn cũng quyết định không dự lễ tốt nghiệp như mình” – Lộc nói.

————————————————————————————————–





Nguồn: https://tuoitre.vn/le-tot-nghiep-su-hoc-ton-kem-toi-phut-cuoi-cung-20240505075903516.htm

Cùng chủ đề

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Đắp chăn kiểu này, có thể mang đến điều kỳ diệu cho giấc ngủ của bạn

Ngủ ngon giấc là một trong những điều tiên quyết để có sức khỏe tốt và sống thọ. Tuy nhiên, rất nhiều người đang phải vật lộn để có giấc ngủ chất lượng. ...

Những tân cử nhân đầu tiên của ngành quản trị sự kiện

95% cử nhân có việc làm đúng chuyên môn đào tạo trước khi nhận bằng tốt nghiệp, 5% còn lại học lên thạc sĩ và khởi nghiệp, đó là thông tin về những tân cử nhân nhân đầu tiên của ngành quản trị...

Áp lực, căng thẳng, nhân viên y tế cần được chăm sóc sức khỏe tinh thần

Áp lực, căng thẳng khi làm việc với cường độ cao, thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân khiến nhiều nhân viên y tế gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm. Thế nhưng thực tế rào cản tâm...

Gen Z bỏ việc, mang cún con vào các văn phòng

Cô gái 27 tuổi này đang khởi đầu một cuộc cách mạng về sức khỏe tinh thần trong thế giới doanh nghiệp, với một công cụ đơn giản - những chú cún con. Francesca Albo, sống tại Toronto (Canada), là giám đốc điều hành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

9 tháng 3 lần đeo tang, nữ sinh đi làm nuôi 2 em, vẫn đậu đại học á khoa ngành quản trị kinh doanh

Cha mẹ mất rồi ông nội cũng qua đời, Mai Hoàng Tuyết Kiều phải đi làm nuôi hai em, sống trong ngôi nhà ở phường Tam Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM) ông nội để lại. Cô cũng vừa đậu Đại học Ngân hàng TP.HCM. ...

Chanh leo có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, không phải ai cũng biết

Chanh leo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 20 quốc gia dưới nhiều dạng như quả tươi, đông lạnh và nước ép. Những năm qua sản lượng, kim ngạch xuất khẩu chanh leo của Việt Nam liên tục tăng cao. Loại trái cây này bổ dưỡng như thế nào? ...

Chuyện chưa kể về những vật quý mà tướng lĩnh, nhân dân Trung Quốc tặng Bác Hồ

Chiếc quạt Tương Phi nguyên soái Diệp Kiếm Anh tặng Bác Hồ, các hiện vật Bác Hồ từng sử dụng khi ở tại gia đình ông Nông Kỳ Chấn, bản Na Trào, Trung Quốc khi vừa rời nhà tù Tưởng Giới Thạch… đang được giới thiệu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Người xem triển lãm Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc - Ảnh: T.ĐIỂU Triển lãm Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc được Bảo tàng Hồ Chí Minh phối...

Ông Trump chọn 3 ghế nóng cho nội các; Phe Cộng hòa bầu lãnh đạo Thượng viện

Ông Trump đề cử các vị trí ngoại trưởng, bộ trưởng tư pháp, giám đốc tình báo; Đảng Cộng hòa bầu lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện; Hezbollah lần đầu tấn công cơ quan đầu não của quân đội Israel... là những tin tức thế giới đáng chú ý sáng 14-11. Ông John Thune, người được Đảng Cộng hòa bầu làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện - Ảnh: REUTERS Đảng Cộng hòa bầu ông John Thune...

Bún quậy Phú Quốc chẳng qua gốc từ bún tôm Bình Định, món gây tranh cãi nhất ở TP.HCM?

Trong bức tranh ẩm thực đa dạng của TP.HCM, một trong những món ăn gây chia rẽ thực khách nhất chính là bún quậy Phú Quốc. Tất nhiên không thể không kể đến linh hồn của món ăn này là chén nước chấm, bên...

Bài đọc nhiều

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Lời chúc ngày 20/11 cho cô giáo ngắn gọn, ý nghĩa nhất 2024

Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20/11 hãy gửi tới cô giáo những lời chúc ý nghĩa nhất. 1. Cảm ơn cô người đã dạy cho em kiến thức, lẽ sống. Những lời dạy của cô ngày đó em vẫn luôn ghi nhớ. Nhân ngày 20/11, em kính chúc cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc để mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người. 2. Chúc cô ngày Nhà giáo Việt Nam vui vẻ và hạnh phúc, xinh đẹp.  3. Nhân...

Chi thêm chục triệu luyện ngoại ngữ, nửa câu cũng không dám nói

Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng chương trình tiếng Anh (không chuyên) ở trường không đủ để nâng cao trình độ cũng không đủ hấp dẫn nên dễ chán nản, không còn hứng thú. ...

Vinh danh nhà giáo tiêu biểu bước ra từ trang viết

(NLĐO) - Báo Người Lao Động sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết "Người thầy kính yêu" lần 3 năm 2023-2024 vào sáng 14-11. ...

Thử thách Tiếng Việt: ‘Bờ dậu’ hay ‘bờ giậu’?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Bờ dậu - bờ giậu là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này chỉ hàng rào đan bằng tre nứa hoặc hàng cây nhỏ được vun trồng và cắt tỉa tạo thành hàng rào, nhằm đánh dấu ranh giới khu vực.Vậy theo bạn đâu...

Mới nhất

Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sàn

Chỉ sau 3 phiên giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu AIG đã mất 16% giá trị, tương đương vốn hóa bốc hơi hơn 1.700 tỷ đồng. Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sànChỉ sau 3 phiên giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu AIG đã mất 16% giá trị, tương đương vốn...

9 tháng 3 lần đeo tang, nữ sinh đi làm nuôi 2 em, vẫn đậu đại học á khoa ngành quản trị kinh doanh

Cha mẹ mất rồi ông nội cũng qua đời, Mai Hoàng Tuyết Kiều phải đi làm nuôi hai em, sống trong ngôi nhà ở phường Tam Phú, TP Thủ Đức (TP.HCM) ông nội để lại. Cô cũng vừa đậu Đại học Ngân hàng TP.HCM. ...

Chanh leo có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, không phải ai cũng biết

Chanh leo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 20 quốc gia dưới nhiều dạng như quả tươi, đông lạnh và nước ép. Những năm qua sản lượng, kim ngạch xuất khẩu chanh leo của Việt Nam liên tục tăng cao. Loại trái cây này bổ dưỡng...

Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh

DNVN - Ngày 13/11, giá vàng thế giới tiếp tục giảm phiên thứ tư liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ sự tăng giá của đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng, sau khi...

3 ngày 2 đêm khám phá Mộc Châu mùa hồng chín

Sơn La - Mộc Châu đang vào mùa đẹp nhất trong năm, với những cánh đồng cải, cỏ hồng, hoa dã quỳ nở rộ và những vườn hồng trĩu quả. Mộc Châu từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn với vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và không gian văn hóa đa dạng. Cùng tham khảo lịch trình khám phá Mộc...

Mới nhất