Lễ hội A Pier (Lễ hội Xuống giống) của người Pa Cô A Lưới, Thừa Thiên Huế đã có từ lâu đời, có ý nghĩa Xuống giống cây trồng, xuống giống thể hiện mùa màng bắt đầu vào vụ mới, các loại giống cây trồng được trồng xuống đất bắt đầu sinh sôi nảy nở phát triển tươi tốt. Khi Lễ hội APier diễn ra bà con thường làm các nghi thức mang tính tín ngưỡng dân gian cầu mong cây cối xanh tươi, cây lúa chắc hạt, cho cây kê trĩu cành….cầu cho mùa mang bội thu, nuôi sống bà con làng bản.
Mời các bạn cùng Vietnam.vn tìm hiểu về lễ hội xuống giống qua bộ ảnh “Lễ hội xuống giống của người Pa Cô ở A Lưới” của tác giả NGUYEN XUAN HUU TAM. Bộ ảnh được tác giả chụp tại Thừa Thiên Huế, diễn tả lại Lễ hội A Pier (Lễ hội Xuống giống) của người Pa Cô A Lưới, Thừa Thiên Huế. Theo tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đồng bào Pa Cô cho rằng các đấng thần linh (Giàng) đều ngự trị trên tất cả những mảnh nương, con suối. Họ luôn tin vào sự bảo vệ chở che của các Yang với buôn làng của mình. Trong tín ngưỡng nông nghiệp đồng bào luôn thể hiện sự tôn thờ thần Núi, thần Sông và đặc biệt là thần Lúa để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chính vì lẽ đó, hàng năm đồng bào Pa Cô thường tổ chức lễ A Pier trước khi bà con trỉa lúa, gieo hạt trên nương. Bởi họ quan niệm nếu không làm lễ cúng này thì thần Lúa sẽ không thức dậy mùa màng không tốt tươi, sẽ bị con sâu con mọt, phá hoại, vậy nên việc làm lễ cúng thần là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa của người Pa cô- Trưởng làng sẽ họp làng lại và chọn ngày giờ tốt để chọn mảnh đất cho nghi lễ gieo hạt. Sau khi họp bàn và chuẩn bị đất xong họ sẽ cùng nhau cải tạo mảnh đất đó thành những mảnh nhỏ để chuẩn bị cho nghi lễ gieo hạt. Khi đất đã được chọn lựa và cải tạo, đồng bào Pa Cô tiến hành một cây nêu tại khoảnh đất đó và chọn giờ làm lễ cúng. Bộ ảnh được tác giả gửi tham dự Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Theo phong tục tập quán của người đồng bào Pa Cô trước đây, Lễ hội A Pier được thực hiện dưới dạng 5 nghi thức truyền thống. (Bước 1. Họp bàn; Bước 2. Khai rẫy thiêng; Bước 3. Trỉa lúa chính thức; Bước 4. Đánh thức giống lúa; Bước 5. Làm rào chắn; Bước 6. Rửa Ca ria).
Sau khi Rửa Ca ria xong, các cô gái, chàng trai cùng nhau tắm suối, vui đùa mừng thành công Lễ hội. Lễ hội A Pier được người Pa Cô duy trì, nhất là đối với các làng, xã còn làm nương rẫy, đã trở thành nét văn hoá truyền thống đặc sắc của người Pa Cô.
Lễ hội A Pier kết thúc, Giàng đã ăn uống no nê và trên đường trở về nơi ngự trị của mình, để trông coi, bảo vệ bản làng, bảo vệ đất đai, mùa màng, bảo vệ người dân tộc Pa Cô. Lúc này, già làng, trưởng bản cùng với bà con quây quần bên nhau, cùng nhau ăn uống, cùng nhau nhảy múa với hy vọng một mùa lúa mới bội thu, làm cho dân bản được ấm no, hạnh phúc, ngày càng giàu có hơn. Lòng họ vui mừng, hò reo phấn khởi. Họ cùng nhảy múa theo các vũ điệu, theo tiếng trống, tiếng khèn truyền thống của người Pa Cô để mừng lễ hội, mừng xuống giống mùa vụ mới đã thành công mỹ mãn.
Hiện nay, tất cả các lễ hội nói chung và lễ hội A Pier nói riêng đã trở thành sản phẩm dịch vụ du lịch phục vụ du khách theo yêu cầu. Đây là hoạt động có ý nghĩa trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc gắn với phát triển du lịch của huyện A Lưới.
Năm 2024, Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam” tiếp tục được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức trên trang web https://happy.vietnam.vn dành cho tất cả công dân Việt Nam và người nước ngoài từ 15 tuổi trở lên. Cuộc thi nhằm tôn vinh những cá nhân và tập thể có những sản phẩm thông tin tích cực, đóng góp thiết thực vào việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đẹp về Việt Nam ra thế giới. Qua đó giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế tiếp cận những hình ảnh chân thực về đất nước, con người Việt Nam, thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, hướng tới một Việt Nam hạnh phúc.
Mỗi hạng mục dự thi (ảnh và video) có các giải thưởng và giá trị giải thưởng như sau:
– 01 Huy chương Vàng: 70.000.000đ
– 02 Huy chương Bạc: 20.000.000đ
– 03 Huy chương Đồng: 10.000.000đ
– 10 giải Khuyến khích: 5.000.000đ
– 01 tác phẩm được bình chọn nhiều nhất: 5.000.000đ
Các tác giả đạt giải sẽ được Ban Tổ chức mời tham dự Lễ công bố và trao giải thưởng và giấy chứng nhận trên sóng truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam.
Vietnam.vn