Trang chủDu lịchẨm thựcLễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người...

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ


Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong mùa màng bội thu.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
(Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Nằm tại phía Bắc Việt Nam, Cao Bằng tự hào là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Trong số đó, Lễ hội Nàng Hai (hay còn gọi là Mẹ Trăng) ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Lễ hội nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong cho mùa màng bội thu.

Lễ hội Nàng Hai được tổ chức từ ngày 30 tháng Giêng đến ngày 22/3 âm lịch vào các năm chẵn. Theo tín ngưỡng dân gian dân tộc Tày, trên cung Trăng có Mẹ Trăng và mười hai nàng tiên, là các con gái của Mẹ. Mẹ cùng các nàng hằng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng ở trần gian.

Lễ hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng các mẹ các nàng ở dưới trần gian hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống thăm trần gian và giúp trần gian trong công việc làm ăn để sinh sống.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Hoa quả rừng thực hiện trong lễ cúng. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Ngoài ý nghĩa là một lễ hội cầu mùa lớn, Lễ hội Nàng Hai còn phản ánh tục thờ Mẹ trong tín ngưỡng của người Tày. Bắt nguồn từ tư duy đề cao vai trò người phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, thần thoại khởi nguyên về nghề nông của người Tày là truyền thuyết Pú lương quân với sự tích vợ chồng khổng lồ Báo Luông (trai to), Sao Cải (gái lớn). Trong đó, vai trò của bà mẹ Sao Cải được đặc biệt nhấn mạnh cùng với sự phát sinh, phát triển của nghề nông qua hàng loạt các địa danh liên quan.

Có lẽ xuất phát từ các quan niệm truyền thống về người Mẹ, kết hợp với quan niệm dân gian coi Mặt Trăng là chủ thể về thái âm (nữ tính) mà người Tày đã gắn Trăng với vai trò của người mẹ lớn cai quản trần gian về nhiều việc, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế trong thần thoại của người Tày, Nàng Trăng chính là con gái Vua trời, được cha giao cho trông coi công việc nhà nông ở cõi trần gian.

Để chuẩn bị cho Lễ hội Nàng Hai, đồng bào dân tộc Tày chọn một bãi đất phẳng, rộng rãi làm nơi mở hội. Trên bãi căng vải dựng rạp gọi là trại mẻ mành. Nơi Nàng Hai ngồi làm lễ đặt ở trung tâm sân có lợp vải hoa và trải chiếu hoa. Trại mẻ mành dựng bằng cọc, trên lợp vải hoa quây thành hình chữ U bao quanh sân hội.

Đầu bản và cuối bản dựng cổng chào lớn để đón khách. Các gia đình trong bản chuẩn bị các mâm cỗ mặn gồm các món ăn truyền thống để đón khách đến chơi hội và để thi trong ngày tổ chức lễ hội.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Thầy bụt và 12 cô gái tượng trưng cho 12 nàng Trăng làm lễ tại miếu thờ thổ công. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Lễ hội có 3 phần gồm Lễ đón Hai, Lễ cầu Hai và Lễ tiến Hai. Mỗi một phần nghi lễ sẽ có những lễ vật khác nhau.

Nghi lễ đầu tiên là Lễ đón Hai. Tại lễ này, thầy bụt (hay còn gọi là thầy cúng) sẽ ra miếu thổ công để xin thổ công mời Mẹ Trăng xuống trần gian. Khi thầy bụt bắt đầu lầm rầm khấn vái chính thức mời Mẹ Trăng xuống trần gian giúp dân việc đồng áng và cầu phúc cho dân bản, 12 cô gái được chọn đóng làm 12 nàng Hai cũng sẽ bắt đầu múa hát theo lời thầy bụt. Và kể từ giờ phút đó, các cô được xem như đã trở thành nàng Hai xuống giúp cầu mùa, cầu phúc cho dân bản.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Lễ vật dâng lên Nàng Hai và các tiên nữ. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Nghi lễ thứ hai là Lễ cầu Hai được diễn ra tại hai nơi là miếu thổ công và lán Hai. Trong phần lễ này, thầy bụt sẽ lần lượt làm lễ cúng 12 mẹ Trăng, với đại diện là 12 cô gái tượng trưng cho 12 Mẹ Trăng, tượng trưng cho 12 tháng âm lịch trong năm. Theo quan niệm của người Tày, mỗi Mẹ Trăng sẽ trông coi việc cầu phúc và mỗi phần việc đồng áng khác nhau.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Các thiếu nữ nhập vai nàng Hai đón Mẹ Trăng xuống trần. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Nghi lễ cuối là Lễ tiến Hai. Đây là nghi lễ khá quan trọng, thu hút nhiều người dân ở các vùng lân cận tới dự. Lễ tiễn Hai thể hiện sự quyến luyến của các Mẹ Trăng và các nàng Hai trước lúc về trời, với những lời hát dặn dò và lời hẹn ước sẽ gặp lại năm sau, thể hiện niềm tin mãnh liệt của cộng đồng dân bản vào sự phù hộ của Mẹ Trăng gắn với ước mong tốt đẹp về cuộc sống bình yên, no ấm, của đồng bào Tày.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Phụ nữ Tày thực hiện nghi thức múa. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Với Lễ hội Nàng Hai, phần múa quạt và xem thuyền là một nghi lễ chính của lễ hội nhằm diễn tả đoàn người trần gian đưa lễ vật lên mường trời. Quạt được sử dụng làm đạo cụ chính trong khi diễn. Múa quạt do các mụ nàng, mụ nọi làm sluông tiến lễ vừa hát vừa thực hiện. Các điệu múa được sử dụng trong lễ hội đơn giản, mọi người có thể múa được dễ dàng, bao gồm 5 điệu múa là múa quét, múa cầu mùa, múa chèo thuyền, múa gập một nửa quạt, múa gập quạt hoàn toàn. Hình thức múa đơn giản nhưng có tính biểu đạt cao khiến người ta liên tưởng đến những nàng tiên trên trời với những đôi cánh tiên đã đi vào trong truyện cổ tích.

Lễ hội Nàng Hai phản ánh hiện thực cuộc sống, nhân sinh quan cũng như những tâm tư, ước vọng của đồng bào dân tộc Tày để cầu mong mưa thuận gió hòa, đoàn kết và tôn trọng giữa những người cùng trong cộng đồng. Các câu hát đối đáp trong lễ hội đều có ý nghĩa chia sẻ, đồng cảm, khơi gợi mọi người yêu thương, đối xử nhân từ, độ lượng với nhau hơn. Nó cũng còn có ý nghĩa cổ vũ, động viên bà con lao động, sản xuất với nguồn năng lượng, suy nghĩ tích cực, lạc quan.

Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ
Thuyền gỗ được sử dụng trong suốt những ngày hội chính. (Nguồn: Báo Ảnh Việt Nam)

Ngoài ra, Lễ hội Nàng Hai còn gây ấn tượng mạnh bởi các loại hình văn hóa độc đáo, đa dạng như nghệ thuật trang trí, đẽo thuyền gỗ, làm đồ thủ công, nghệ thuật ẩm thực thể hiện trong mâm lễ… Những kỹ năng này hiện vẫn đang được giữ gìn và trao truyền qua các thế hệ.

Đến với Lễ hội Nàng Hai, người ta không chỉ được thưởng thức nghệ thuật, tìm hiểu văn hóa tâm linh, mà còn có dịp hội ngộ với tất cả sự cởi mở, chân tình, tấm lòng mến khách của đồng bào dân tộc.

Với những ý nghĩa nhân văn và tính đặc sắc, Lễ hội Nàng Hai của người Tày đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào ngày 20/6/2017.

Theo (Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/le-hoi-nang-hai-mang-dam-tin-nguong-phon-thuc-cua-nguoi-viet-co-post937280.vnp#google_vignette



Nguồn: https://thoidai.com.vn/le-hoi-nang-hai-mang-dam-tin-nguong-phon-thuc-cua-nguoi-viet-co-198523.html

Cùng chủ đề

Cao Bằng: Thúc đẩy xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới từ các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Để giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em DTTS, thực hiện Dự án 8 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), Cao Bằng đã và đang tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng DTTS của tỉnh. Các mô...

Cao Bằng thơ mộng như cổ tích vào mùa đẹp nhất trong năm

Cao Bằng - Suối Lê-nin hay thác Bản Giốc, núi Mắt Thần... là những địa điểm phải ghé thắm khi tới Cao Bằng. Laodong.vn Nguồn:https://laodong.vn/du-lich/kham-pha/cao-bang-tho-mong-nhu-co-tich-vao-mua-dep-nhat-trong-nam-1418109.html

Bảo Lạc (Cao Bằng): Ấm tình quân dân nơi biên giới

Huyện Bảo Lạc có 5 xã biên giới: Cốc Pàng, Thượng Hà, Cô Ba, Khánh Xuân, Xuân Trường, với đoạn đường biên giới dài 53,6 km, 114 cột mốc (trong đó, 83 cột mốc chính, 30 cột mốc phụ và 01 cột mốc kép) do 3 Đồn Biên phòng: Cốc Pàng, Cô Ba, Xuân Trường quản lý từ mốc 530 đến mốc 621/1. Trong cơn bão số 3 vừa qua, Bảo Lạc là một trong những địa phương bị...

Hồ Bản Viết mùa phong thay lá

Tỉnh Cao Bằng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như thác Bản Giốc, suối Lê Nin, động Ngườm Ngao, núi Mắt Thần, hồ Thang Hen... Tuy nhiên, nơi đây còn có một địa danh ấn tượng nhưng ít người biết đến, đó là hồ Bản Viết ở huyện Trùng Khánh. Hồ Bản Viết là một hồ nước ngọt nhân tạo nằm ẩn sâu trong cánh rừng tự nhiên thuộc địa phận 2 xã Phong Châu và Tân Phong. Bên cạnh chức năng...

Sông thiêng miền biên viễn

Cao Bằng – vùng đất biên cương có nhiều điểm đến lịch sử như hang Pác Bó, suối Lê Nin hay những địa danh gắn với các triều đại xưa kia như Thành nhà Mạc, đền vua Lê… Bốn hệ thống sông chính ở Cao Bằng cũng góp phần kiến tạo vẻ đẹp non nước cho xứ này là Bằng Giang, Quây Sơn, sông Gâm và Bắc Vọng. Trong đó, dòng Quây Sơn (hay còn gọi là Quế Sơn) để...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

66 học sinh, sinh viên tại Quảng Bình được hỗ trợ học bổng từ PeaceTrees Vietnam

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 3293/QĐ-UBND về việc phê duyệt khoản viện trợ Dự án “Chương trình học bổng của Tổ chức PeaceTrees Vietnam, năm học 2024-2025” cho 66 học sinh, sinh viên là nạn nhân tai nạn bom mìn hoặc là con ruột của nạn nhân tai nạn bom mìn thường trú tại Quảng Bình. 66 suất học bổng của Tổ chức PeaceTrees Vietnam nhằm góp phần thiết thực chung...

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân góp sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc

Sáng 4/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị Quân chính năm 2024. Kết quả triển khai các nhiệm vụ công tác trong năm 2024 đã góp phần tích cực, thiết thực vào việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Trung tướng Nguyễn Văn Bổng trao...

Tỏa sáng tinh thần người lính biển

Trong hai ngày 2-3/12 tại Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng năm 2024 khu vực II - Khánh Hòa với chủ đề “Hải quân Nhân dân Việt Nam viết tiếp bản hùng ca”. Liên hoan thu hút 295 nam, nữ diễn viên thuộc 10 đơn vị Hải quân phía Nam, gồm: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Bộ Tư...

Truyền cảm hứng cho nữ thanh niên dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và tinh thần lãnh đạo

Ngày 3/12, chương trình Đối thoại Phụ nữ lãnh đạo 2024 do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức với chủ đề “Câu chuyện truyền cảm hứng - Từ giấc mơ tới thành công” đã diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên). Chương trình Đối thoại Phụ...

EVNGENCO1 đào tạo vận hành, bảo dưỡng hệ thống BN 3500 và System 1

Từ ngày 25 – 29/11, tại Công ty Nhiệt điện Duyên Hải, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) phối hợp với Công ty CP Công nghệ và Giải pháp S5T Việt Nam tổ chức Khóa đào tạo vận hành, bảo dưỡng hệ thống BN 3500 và hệ thống System 1 cho CBCNV trong Tổng công ty.Tham gia kháo đào tạo có 20 học viên là Kỹ sư đo lường điều khiển; Vận hành viên; công nhân của...

Bài đọc nhiều

Loại củ mùi khó chịu ở Việt Nam nhiều người không thích, ở Nhật lại là thần dược, tốt cho người tiểu đường và...

GĐXH – Nhiều người có thể không thích hành tây vì chúng có mùi hăng, khó ăn. Tuy nhiên, loại củ này lại là nguyên liệu để chế biến nhiều món ngon và được đánh giá bổ ngang nhân sâm, giúp kiểm soát tốt. Bạn có thể tham khảo cách chế biến dưới đây để tận dụng giá trị. ...

Khách Tây ‘không thể rời Việt Nam’ vì mê một món bình dân, ăn vài lần mỗi tuần

Nhìn thấy món ăn Việt yêu thích được phục vụ nóng hổi ngay trước mắt, vị khách Tây không giấu nổi biểu cảm hào hứng, lập tức gắp một miếng to đưa lên miệng thưởng thức. Will Courageux (32 tuổi) là nhà sáng tạo nội dung người Pháp, hiện sinh sống và làm việc tại Việt Nam được gần 10 năm. Trên kênh YouTube cá nhân có hơn 1,2 triệu lượt theo dõi, Will thường xuyên chia sẻ video trải...

Loại gia vị “thần dược” không bao giờ hết hạn, để càng lâu càng bổ

Hầu hết các thực phẩm đều có hạn sử dụng và dễ bị biến chất, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu để quá lâu. Tuy nhiên, loại thực phẩm này không những không hỏng mà theo thời gian còn trở nên chất lượng và giá trị hơn. ...

Văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Chăm

Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận có 2 giáo phái chính là người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni. Ngoài ra có một bộ phận nhỏ theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ đạo Hồi Bàni, du nhập vào tỉnh Ninh Thuận từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong đời sống văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng,...

Loại rau củ tháng 12 bán đầy chợ, ăn hằng ngày đẩy lùi căn bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng", bệnh tim, não, mạch máu, thận, đột quỵ... đều là những căn bệnh có thể được gây ra bởi chứng huyết áp cao. Với những loại rau củ thần dược dưới đây mùa này nhiều, rẻ giúp đẩy lùi căn bệnh tăng huyết áp. ...

Cùng chuyên mục

Bún cua thối Gia Lai ở Sài Gòn: Ngửi cũng ngại mà ăn cũng… được

Bún cua thối Gia Lai làm nhiều người đam mê ẩm thực tò mò vì nhìn màu sắc đã có vẻ 'bốc mùi', khó ăn. Món ăn này được cho là đậm vị vùng cao, 'ai không ngửi được sẽ khó ăn'. Thực đơn...

Chế độ ăn ngon và lành mạnh nhất thế giới giúp giảm cân thần kỳ ra sao?

Theo xếp hạng của U.S News & World Report, chế độ ăn Địa Trung Hải vẫn luôn được đánh giá có thực đơn dinh dưỡng lành mạnh nhất thế giới. Ăn theo thực đơn này, giúp bạn đẩy lùi bệnh tật và giảm cân khoa học. ...

Loại hạt “nữ hoàng ngũ cốc”, người bệnh tiểu đường ăn cực tốt

Loại hạt này không chỉ bổ dưỡng và tạo cảm giác no mà chỉ số đường huyết thấp, chất xơ hòa tan trong đó có thể mang lại những lợi ích cụ thể cho những người mắc bệnh tiểu đường tuyp 2. ...

Biểu cảm thú vị của khách Việt khi thử món phở đậm vị ớt chuông ở Pakistan

Biết một nhà hàng ở Pakistan có bán món phở, nàng dâu Việt háo hức tìm đến thưởng thức. Thế nhưng, chị nhanh chóng thất vọng khi nếm thử nước dùng. LỜI TÒA SOẠN: Ngày càng có nhiều người Việt ra nước ngoài du lịch, học tập, sinh sống và làm việc, nhờ đó được trải nghiệm những điều thú vị trong cuộc sống, như cùng dân làng ở châu Phi nhảy múa với rắn độc, nếm phở Việt...

Khu chợ ‘dưới lòng đất’ ở Hà Nội, khách cầm 50 nghìn đồng ăn loạt món ngon

Khu ẩm thực bên trong chợ thu hút đông đảo thực khách vào khung giờ trưa với nhiều món ngon, giá cả phải chăng như bún đậu mắm tôm, nộm bò khô, phở, cháo… Chợ Mơ là một trong những khu chợ truyền thống lâu đời và nổi tiếng bậc nhất ở Hà Nội. Trước đây, chợ nằm ở cửa ngõ phía nam của thành Thăng Long xưa, họp theo phiên, một tháng có 6 phiên vào các ngày 2, 12,...

Mới nhất

Cháy cửa hàng bánh mì ở Hà Nội, cảnh sát dùng thang cứu 3 người mắc kẹt

Sáng 5/12, Công an TP Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa kịp thời dập tắt đám cháy nhà, cứu 3 người thoát nạn.Lúc 19h50 ngày 4/12, Công an quận Hai Bà Trưng nhận tin báo cháy tại ngôi nhà số 4 phố Hồng Mai, phường Trương Định. Đơn vị lập tức chỉ đạo Đội Cảnh sát...

Fed “lung lay”, USD đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 5/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong khi đồng EUR đi ngược chiều.

Dự kiến tên gọi 5 Bộ sau sắp xếp, sáp nhập bộ máy

Sau khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tên gọi của nhiều Bộ thuộc Chính phủ sẽ có những thay đổi. Khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tên gọi của nhiều Bộ sẽ có những thay đổi. Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh...

Các địa phương tiếp tục đà tăng giá

Giá heo hơi hôm nay 5/12/2024 tiếp tục đà tăng giá ở một số địa phương ở khu vực miền Bắc và miền Trung - Tây Nguyên và tăng 1.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (5/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg...

Lãi suất ngân hàng hôm nay 5/12/2024: Thêm nhà băng tăng lãi suất ‘thần tốc’

Lãi suất ngân hàng hôm nay 5/12/2024 ghi nhận có thêm một ngân hàng tăng lãi suất huy động lên 6,3%/năm. Mức lãi suất tiền gửi trên 6%/năm hiện không còn là "của hiếm". Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa bất ngờ tăng mạnh lãi suất huy động dành cho nhóm đối tượng đặc biệt, với mức...

Mới nhất