Trang chủDestinationsThanh HóaLễ hội Lê Hoàn 2023

Lễ hội Lê Hoàn 2023


Đến hẹn lại lên, vào ngày 8-3 âm lịch hàng năm, người dân xứ Thanh và du khách thập phương lại nô nức về dự lễ hội Lê Hoàn, dâng hương tưởng nhớ công ơn vua Lê Đại Hành – người đã lãnh đạo Nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981. Đây là lễ hội văn hóa mang đậm chất truyền thống, là tiếng gọi âm vang từ cội nguồn dân tộc.

Lễ hội Lê Hoàn 2023 - Tiếng gọi cội nguồn

Một sinh hoạt cộng đồng dưới triều vua Lê Đại Hành được tái hiện tại lễ hội.

Trong lịch sử Việt Nam, Lê Đại Hành Hoàng đế không chỉ có công lớn trong các cuộc chiến chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam và giữ nền độc lập cho dân tộc mà còn có nhiều đóng góp trong sự nghiệp ngoại giao xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Hoàng đế Lê Đại Hành (941-1005) húy là Lê Hoàn, sinh ra tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân). Khi Lê Hoàn lên 7 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời. Có viên quan án Châu Ái – Thanh Hóa đưa ông về làm con nuôi. Đến năm 16 tuổi, Lê Hoàn xin gia nhập đội quân của Đinh Bộ Lĩnh. Lê Hoàn tỏ rõ là người có tài được Đinh Bộ Lĩnh giao chỉ huy 2.000 binh sĩ, rồi cầm quân đi đánh các sứ quân. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Nhờ tài năng quân sự, dũng cảm lại có chí khí nên ông được Đinh Bộ Lĩnh tin dùng. Năm 971, Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được phong chức Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền chỉ huy sứ (tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt), trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư (lúc đó ông mới 30 tuổi).

Sử sách còn ghi lại, tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại. Bấy giờ, Vệ vương Đinh Toàn lên ngôi khi mới 6 tuổi, Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính. Thế nhưng, những nghi ngờ, hiềm khích cũng từ đây mà ra, khi Quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Vệ úy Phạm Hạp nghi ngờ Lê Hoàn lộng quyền, muốn cướp ngôi vua, bèn dấy binh muốn diệt. Trong lúc nội bộ lục đục, thì phía Nam quân Chiêm Thành lăm le xâm nhập bờ cõi; phía Bắc nhà Tống gấp rút chuẩn bị quân lương tràn sang xâm lược. Giữa bối cảnh ấy, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn được các tướng sĩ suy tôn lên ngôi thiên tử để vỗ về trăm họ, chỉnh đốn binh lương, diệt họa ngoại xâm. Đó âu cũng là việc “thuận theo lẽ trời, hợp với muôn dân” như lời Thái hậu Dương Vân Nga, khi bà khoác áo long bào, giao cơ nghiệp nhà Đinh vào tay Lê Hoàn. Điều này càng được khẳng định khi trên văn bia tại đền thờ Lê Hoàn (làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân ngày nay), do Lễ bộ Thượng thư Nguyễn Thực soạn, có đoạn nhấn mạnh: “Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc nên phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy”!.

Trong suốt 24 năm trị vì, với nhiều kế sách tiến bộ, khoan thư sức dân, thu hút hiền tài, khuyến khích phát triển nông nghiệp, vua Lê Đại Hành đã xây dựng Đại Cồ Việt trở thành quốc gia phát triển vững mạnh. Ngay từ thời điểm đó, ông đã rất coi trọng vấn đề phát triển thủy lợi và xác định đây là nền tảng để sản xuất nông nghiệp bền vững. Lê Hoàn được xem là một trong những vị vua “trọng nông” trong các triều đại phong kiến, đích thân ông đã nhiều lần xuống đồng cày cấy cùng bà con; ông còn khuyến khích Nhân dân mở rộng sản xuất tiểu – thủ công nghiệp, chủ yếu là nghề rèn đúc và gốm. Đặc biệt, ông đã cho đúc tiền Thiên Phúc là đồng tiền riêng của Việt Nam để không phải lệ thuộc vào tiền nhà Tống (Trung Quốc). Mặc dù đánh thắng quân Tống, giữ yên bờ cõi, nhưng ông vẫn giữ được mối hòa khí với nước Tống nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo. Với những thành quả to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, vua Lê Đại Hành đã trở thành một trong những vị vua đầu tiên đặt nền móng cho nền quân chủ phong kiến tập quyền Việt Nam cuối thế kỷ X.

Năm Ất Tỵ 1005 Đại Hành hoàng đế băng hà, thọ 64 tuổi, ghi ơn những công lao to lớn của ông, người dân làng Trung Lập đã lập đền thờ vua. Theo một số tài liệu còn lưu lại, ban đầu đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ. Đến đầu thời Lý, đền được dựng lại theo hình chữ Công, gồm tiền đường 5 gian, trung đường 3 gian và hậu cung 5 gian. Đến khoảng thế kỷ XVII, đền được trùng tu để có được dáng dấp hoàn chỉnh, gồm nghinh môn, sân rồng, tả vu, hữu vu, tiền đường và hậu cung. Đền thờ Lê Hoàn với lối kiến trúc truyền thống và nghệ thuật trang trí đặc sắc, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những di tích lịch sử, văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cổ, đẹp và độc đáo bậc nhất xứ Thanh hiện nay. Đặc biệt, đền thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, nổi bật là 2 tấm bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, ghi lại thân thế, sự nghiệp nhà vua và ruộng thờ cúng; 14 đạo sắc phong của các triều đại nhà Lê và nhà Nguyễn; 6 đạo lệnh chỉ của các chúa Trịnh. Với các giá trị to lớn ấy, đền thờ Lê Hoàn đã được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (năm 2018).

Gắn liền với khu di tích, trong những năm qua, lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức trang trọng với một ý nghĩa xuyên suốt là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội được tiến hành trong không khí trang nghiêm, thành kính, với các nghi thức như dâng hương, khởi chỉnh cổ, đọc chúc văn, lễ tế cáo. Trong lễ hội nhiều sinh hoạt thời bấy giờ được tái hiện. Trong đó có diễn tích cày ruộng, để ghi nhớ công ơn của vua Lê Đại Hành – người đã từng đích thân cày ruộng vào một ngày đầu xuân năm Đinh Hợi 987. Cùng với đó là nhiều trò chơi, trò diễn dân gian, tục lệ độc đáo như thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc Lê Hoàn đích thân cày ruộng), tục tiến cốm, xôi nén, tục chạp lăng, chạp mộ… cũng sẽ được tái hiện.

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về với cội nguồn, tổ tiên để chiêm bái và ngưỡng vọng. Phát huy truyền thống vùng đất địa linh nhân kiệt, những năm gần đây, các giá trị di sản văn hóa truyền thống được người dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập nói riêng, huyện Thọ Xuân nói chung chú trọng bảo tồn, phát huy. Cứ mỗi dịp lễ hội lại thêm một lần người dân Xuân Lập thêm phần tự hào, hướng về cội nguồn của dân tộc. Đây cũng là dịp để giáo dục truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, đồng thời giới thiệu, quảng bá đến du khách thập phương hiểu thêm về giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Trong hành trình về với xứ Thanh, đền thờ Lê Hoàn đã, đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá văn hóa.

Cho đến nay, lễ hội đền thờ Lê Hoàn không chỉ là hoạt động kỷ niệm nhân ngày mất Anh hùng dân tộc – vua Lê Đại Hành, để hậu thế bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tiền nhân mà còn là dịp con dân đất Việt hướng về nguồn cội để tri ân, tự hào. Đặc biệt lễ hội còn góp phần khơi dậy tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc chung tay góp sức bảo vệ, dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Hoài Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên viên phòng chuyên môn về giáo dục thường xuyên của 63 Sở GDĐT các tỉnh/thành phố trên cả nước. ...

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, Ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị,...

Cụm lực lượng Hải quân 4 bảo đảm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu

(ĐCSVN) – Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị của Cụm lực lượng Hải quân 4 đã xây dựng kế hoạch, lịch hoạt động phong trào, công tác thi đua, tuyên truyền trong dịp nghỉ Lễ đảm bảo chặt chẽ, sát thực tế. Cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, sẵn sàng nhận và quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngày 17/12, tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng...

2025: Lưu lượng 5G sẽ vượt qua 4G

Mạng 5G được dự báo tăng nhanh nhu cầu sử dụng trong thời gian tới, và sẽ vượt qua mạng 4G trong năm 2025. Riêng tại Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sơn, giám đốc Trung tâm Dịch vụ di động, Viettel Telecom, cho biết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng cuối năm

Những tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của hoạt động mua sắm và tiêu dùng. Để tăng cường nhu cầu mua sắm nội địa, nhiều doanh nghiệp, siêu thị và cửa hàng đã tung ra những chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Khách hàng mua sắm tại cửa hàng Yody Nguyễn Trãi. Từ ngày 21/8/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-BCT về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại...

34 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải Cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam

Mỗi tác phẩm là một câu chuyện thú vị, một khoảnh khắc ấn tượng hay một thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước, với niềm tự hào, với tình yêu và khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Một số hình ảnh dự thi. (Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền thông) Vào lúc 20 giờ ngày 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ...

Tối nay, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X dự kiến diễn ra tại Hà Nội

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại là sự kiện cấp quốc gia diễn ra hằng năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 với mục đích ghi nhận, tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đã góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới. Đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

Bài đọc nhiều

Công ty TNHH h ỗ trợ mua toàn cầu khai trương chuỗi siêu thị HTM Mart và chương trình xúc tiến thương mại

Ngày 10-5, Công ty TNHH hỗ trợ mua toàn cầu đã tổ chức lễ khai trương chuỗi Siêu thị HTM Mart và chương trình xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác chiến lược. Sự kiện là tiền đề quan trọng để các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như trên toàn quốc có cơ hội được giới thiệu, quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu...

Cách sử dụng củ tam thất tươi bạn nên biết

Củ tam thất tươi được xem là vẫn giữ nguyên được 100% giá trị dược tính. Nên được nhiều người “săn lùng” về sử dụng, nhưng củ tam thất tươi bảo quản rất khó và cần mua đúng mùa thu hoạch. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng củ tam thất tươi, giá thành, tác dụng và địa điểm mua củ tam thất tươi uy tín.Tác dụng củ tam thất tươiTam thất bắc...

Bánh đa – sản phẩm đặc sản xứ Thanh

Vùng đất xứ Thanh là nơi nổi tiếng sinh ra các món ăn dân dã như nem chua Thanh Hóa, bánh gai Thọ Xuân.. Đặc biệt người quê xứ Thanh có một món ăn dân dã mang hồn quê bao đời nay, đó là làng Kinh Châu thuộc xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa với lịch sử hàng trăm năm. https://s3-hn-2.cloud.cmctelecom.vn/vietnam.vn/2023/04/5-BANH-DA-SAN-PHAM-DAC-SAC-XU-THANH.mp4 Sau mấy trăm năm, nghề làm bánh đa ở...

Đưa du lịch đến gần du khách qua nền tảng số

Quảng bá du lịch qua nền tảng số được xem là con đường nhanh nhất để đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa đến gần với du khách trong và ngoài nước. Bởi vậy, thời gian qua các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch.Nhờ đẩy mạnh quảng bá du lịch trên nền tảng số Di sản văn hóa thế...

Ứng dụng khoa học vào trồng trọt

Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào lĩnh vực trồng trọt đã và đang mang lại những thay đổi tích cực trong phương pháp canh tác của nông dân, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.Nông dân vùng nguyên liệu mía Lam Sơn (Thọ Xuân) thu hoạch mía nguyên liệu được trồng từ giống nuôi cấy mô.Nhằm nâng cao năng suất, sản lượng mía nguyên liệu, Công ty CP Mía...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Mới nhất

Mặt đường QL14B nát tươm, chằng chịt ổ voi, ổ gà ở Đà Nẵng

TPO - Mặt đường QL14B (đoạn qua địa phận huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) hiện đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn đường đầy rẫy ổ voi, ổ gà khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. ...

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Xuất nhập khẩu năm 2025 được dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật khi nhu cầu thị trường tiếp tục gia tăng, lạm phát ở nhiều thị trường giảm... TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương...

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

TikTok gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án tối cao Mỹ để xin lệnh tạm dừng thực thi đạo luật có thể khiến ứng dụng này bị cấm hoạt động tại Mỹ. Nỗ lực trước giờ G TikTok đã nộp đơn khẩn cấp lên Tòa án tối cao Mỹ hy vọng...

Tin mới về cầu đi bộ hình lá dừa nước 1000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn

TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa...

Mới nhất