Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Dao lễ cấp sắc của người Dao Thanh phán Ba chẽ Quảng Ninh có sức hấp dẫn không chỉ với đồng bào dân tộc nơi đây mà còn là phong tục cần được bảo tồn và phát triển.
Để hiểu thêm về lễ cấp sắc này, mời quý vị và các bạn cùng tác giả Vũ Tiến Dũng tìm hiểu qua bộ tác phẩm ảnh “LỄ CẤP SẮC 7 ĐÈN CỦA DÂN TỘC DAO THANH PHÁN BA CHẼ QUẢNG NINH”. Bộ ảnh được tác giả gửi gửi tham dự Bộ ảnh “Về miền di sản” được tác giả gửi tham dự Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”, do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Lễ cầu xin được mùa.
Lễ dâng đèn cấp sắc, gồm 7 đèn.
Lễ thổi phép.
Thầy tuyên sớ cấp sắc.
Thầy mo thổi tù và gọi Ngọc Hoàng chứng lễ.
Đối với dân tộc Dao, nghi lễ cấp sắc, còn gọi là lễ đặt tên âm cho người con trai đã trưởng thành, vô cùng quan trọng. Đây là lễ công nhận người đàn ông chính thức, là con cháu Bàn Vương – Thủy Tổ của người Dao.
Người Dao có lòng tin sâu sắc rằng được cấp sắc thì làm ăn mới được may mắn, sinh hoạt mọi mặt mới được thuận lợi, dòng họ dân tộc mới phát triển. Khi đó, người con trai phải trải qua 2 nghi lễ: Lễ đặt tên – phằn bủa (khai sinh tên âm), quy định độ tuổi từ 12 trở lên; lễ cấp sắc (được cấp âm binh), thường là người đã có vợ. Tùy từng điều kiện gia đình và theo thứ bậc trong gia đình từ trên xuống dưới, trong một lễ cấp sắc, tối đa chỉ được 2 người đặt tên, 1 người cấp sắc.
Trước kia lễ cấp sắc diễn ra 3 ngày 3 đêm, ngày nay thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, lễ cấp sắc giảm chỉ còn 2 ngày 2 đêm. Lễ cấp sắc thể hiện đặc trưng văn hóa tộc người, góp phần thắt chặt tình đoàn kết anh em, dòng họ, làng bản và duy trì truyền thống giáo dục trong cộng đồng người Dao.
Người Dao tin rằng, con người ta khi chết mà chưa được cấp sắc thì bị coi là ô uế, là người ngoài họ, không được về với tổ tiên, không là con cháu của Bàn Vương, chưa được nhận là tín đồ của Đạo giáo.
Chỉ những người nào được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn. Người chưa được cấp sắc dù tuổi có già cả như thế nào đi nữa vẫn bị coi là trẻ con.
Hiện, chính quyền tỉnh Quảng ninh đang ra sức có những quyết sách bảo tồn và lưu giữ gấp rút hoàn thiện các thủ tục để được UNESCO công nhận lễ cấp sắc người Dao Thanh phán Ba chẽ là di sản văn hóa phi vật thể