Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường là bệ...

Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường là bệ đỡ


TPO – Dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 do Bộ GD&ĐT tổ chức sáng 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị xác định và tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm – thầy cô giáo là động lực – nhà trường làm bệ đỡ – gia đình là điểm tựa – xã hội là nền tảng”.

Hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024 được tổ chức tại Hà Nội và kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường là bệ đỡ ảnh 1
Các đại biểu tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi bắt đầu hội nghị.

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, năm học vừa qua toàn ngành giáo dục đã nỗ lực triển khai 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, góp phần đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Quá trình triển khai 12 tháng qua đã đạt được hầu hết mục tiêu, kế hoạch; là một năm gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành với tinh thần “học thật, thi thật, nhân tài thật” và phương châm “nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh là trung tâm”.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm sự thành công về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong ba đột phá chiến lược cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, mang tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng các thế hệ người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường là bệ đỡ ảnh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024 triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Thủ tướng ghi nhận sự nỗ lực, vượt khó khăn, thách thức của toàn ngành giáo dục và đào tạo đạt nhiều điểm sáng.

Trong đó có việc tham mưu Bộ Chính trị ban hành Kết luận 91 ngày 12/8/2024 với một số điểm mới quan trọng, như: Lương nhà giáo được ưu tiên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng; Nhà nước bảo đảm kinh phí cho giáo dục bắt buộc, giáo dục phổ cập, miễn học phí cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi; ưu tiên đầu tư cho giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học; Bảo đảm đủ trường, lớp học giáo dục mầm non, phổ thông, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục…

Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông dần đi vào ổn định, bước đầu đạt được hiệu quả theo mục tiêu đề ra.

Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được các địa phương quan tâm; Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được khẳng định; toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin…

Nhiều khó khăn, thách thức

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra, bên cạnh thành tích ấn tượng, ngành giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Đó là việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vẫn còn một số bất cập. Vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên cục bộ. Chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu mới trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số… Chính sách, chế độ đãi ngộ còn bất cập, chưa hấp dẫn, khó thu hút, giữ chân đội ngũ giáo viên, nhất là ở các thành phố lớn hoặc các địa bàn khó khăn.

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; tại một số địa phương vẫn còn tồn tại phòng học nhờ, phòng học mượn… Nhiều cơ sở giáo dục thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu. Chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao, những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao…

Chuẩn bị kỹ càng cho đổi mới thi cử

Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho năm học mới về trường lớp, trang thiết bị, sách giáo khoa, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn…; tổ chức tốt lễ khai giảng ngày 5/9 sắp tới, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho năm học mới, đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tập trung tổ chức triển khai Kết luận 91 của Bộ Chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực. Yêu cầu Bộ GD&ĐT sớm xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị, trình Chính phủ ban hành trong quý III/2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, nhà trường là bệ đỡ ảnh 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị xác định và tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm – thầy cô giáo là động lực – nhà trường làm bệ đỡ – gia đình là điểm tựa – xã hội là nền tảng”.

Bên cạnh đó tổng kết, đánh giá toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Từ cơ sở đó, Bộ GD&ĐT tiếp tục nghiên cứu phát triển, hoàn thiện chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT cùng các địa phương tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm đầu tiên chu đáo, nghiêm túc, thiết thực, gọn nhẹ, giảm áp lực, giảm chi phí, tạo thuận lợi nhất cho học sinh và phụ huynh.

Đẩy mạnh tự chủ gắn với nâng cao chất lượng đào tạo đại học theo hướng thực chất, đi vào chiều sâu, gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch. Tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, đề án, dự án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là về vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, các ngành mới nổi.

Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa khu vực công và khu vực tư; thúc đẩy hợp tác công tư; đẩy mạnh giáo dục đào tạo phi lợi nhuận bậc đại học.

Thủ tướng cũng yêu cầu ngành giáo dục xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên phù hợp; thực hiện việc tuyển dụng, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên theo biên chế được giao, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên của các cơ sở giáo dục, bảo đảm nguyên tắc “có học sinh phải có giáo viên đứng lớp” và phù hợp, hiệu quả trên thực tiễn.

Tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục khuyết tật, giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. Trong đó, đề nghị Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương lưu ý việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa, dịch chuyển dân số.

Thủ tướng khẳng định, giáo dục đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức để tạo động lực, nguồn lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. “Từ kinh nghiệm thực tiễn công tác chỉ đạo, điều hành thời gian qua, tôi đề nghị chúng ta nghiên cứu, xác định rõ và tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể – thầy cô giáo là động lực – nhà trường làm bệ đỡ – gia đình là điểm tựa – xã hội là nền tảng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

“Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể – thầy cô giáo là động lực – nhà trường làm bệ đỡ – gia đình là điểm tựa – xã hội là nền tảng” – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Hà Linh – Nghiêm Huê





Nguồn: https://tienphong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-lay-hoc-sinh-sinh-vien-lam-trung-tam-nha-truong-la-be-do-post1664990.tpo

Cùng chủ đề

Hơn 4.000 cơ hội làm thêm ngày Tết cho sinh viên

(NLĐO)- Được nghỉ Tết sớm, nhiều sinh viên nhân cơ hội này đăng ký làm thêm với mức thu nhập hấp dẫn. ...

Thêm nhiều trường đại học công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán, trường nhiều nhất lên tới 58 ngày

TPO - Hiện có khoảng hơn 60 trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó, phần lớn các trường nghỉ 2-3 tuần. Trường có ngày nghỉ dài nhất lên tới 58 ngày. Trường Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 Trường ĐH Giao thông vận tải Từ 20/1 đến hết 8/2/2025 (tức từ 21/12 âm lịch đến hết 11/1 âm...

Chiến sĩ “áo vàng” nhuộm xanh mùa Xuân tình nguyện 2025

(NLĐO) – Không chỉ mang mùa xuân đến với những gia đình khó khăn, trẻ em mồ côi, các chiến sĩ Xuân tình nguyện còn thực hiện Tết xanh không rác thải nhựa. ...

481 sinh viên hệ vừa làm vừa học nhận bằng tốt nghiệp

(NLĐO) -  Căn cứ kết quả học tập, Trường ĐH Cửu Long đã khen thưởng cho 19 sinh viên đạt thành tích có thành tích cao trong học tập và rèn luyện ...

Sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ dài nhất lên tới gần 2 tháng

Hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Trong đó, có không ít trường cho sinh viên nghỉ kéo dài cả tháng, thậm chí lên tới 58 ngày. Thủ tướng Chính phủ Phạm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đê sạt lở, nhà dân bị nghiêng, nứt

TPO - Vị trí sạt lở đê tả Hồng tại xã Văn Khê (huyện Mê Linh, Hà Nội) có chiều dài khoảng 300m, làm nứt nhà, đổ tường, đổ cây của một số hộ dân sinh sống ven sông. 25/12/2024 | 15:10 TPO - Vị trí...

Mỹ Tâm và nhiều ‘anh trai’ hát tại lễ hội đón năm mới ở Công viên bờ sông Sài Gòn

TPO - Mang tên City Tết Fest - Thủ Đức 2025, Lễ hội đón năm mới do UBND TP.Thủ Đức (TPHCM) tổ chức sẽ diễn ra tại Công viên bờ sông Sài Gòn, từ ngày 28/12/2024 tới ngày 1/1/2025. Năm nay Chương trình được tổ chức theo quy mô lớn với 10 sự kiện lớn. TPO - Mang tên City Tết Fest - Thủ Đức 2025, Lễ hội đón năm mới do UBND TP.Thủ Đức (TPHCM) tổ...

Ảnh chụp Tổng Bí thư Tô Lâm và huyền thoại Kenny G giành giải ‘Khoảnh khắc vàng’

TPO - Sáng 25/12, tại trụ sở Thông tấn xã Việt Nam (Hà Nội), đã diễn ra lễ trao giải ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 7 năm 2024. Giải ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng đã bước sang năm thứ 7. Đây là sân chơi lớn cho các nhà báo, nhà nhiếp ảnh, thể hiện tài năng, nghiệp vụ và góc nhìn độc đáo của mình thông qua tác phẩm ảnh báo chí. Qua đó phản ánh...

Đường vào xóm đạo lớn nhất TPHCM kẹt cứng đêm Giáng sinh

TPO - Đêm 24/12, rất đông người dân đã đổ về các xóm đạo, các khu vực trung tâm TPHCM để vui chơi trong đêm Giáng sinh năm 2024. Tại xóm đạo đường Phạm Thế Hiển (quận 8), lưu lượng phương tiện tăng đột biến từ 8 giờ tối, nhiều đoạn đường xảy ra tình trạng ùn ứ cục bộ.  24/12/2024 | 21:53 ...

Giáng sinh đầu tiên nơi con đường đất vừa được ‘lên đời’ ở vùng ven TPHCM

TPO - Đường Đồng Đen (xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM) vốn là con đường đá đỏ, đã được bê tông hoá và mới được khánh thành, giúp cho người dân trong khu vực đón một mùa giáng sinh lung linh và vui tươi. 24/12/2024 | 21:21 ...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Sở GDĐT Hà Nội sẽ thanh tra trách nhiệm hiệu trưởng các trường nào trong năm 2025?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn mới đây vừa ký quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Long An: Trường Trung cấp Công nghệ và Truyền thông chưa đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Thuê cơ sở trường khác đề hoàn thành thủ tục Theo tài liệu, Trường Trung cấp (TC) Quốc tế Nam Sài Gòn (ấp Bắc Đông, xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh) được UBND tỉnh Long An ra quyết định thành lập tháng 11.2011. Tuy nhiên, hơn 10 năm qua, trường tuyển...

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Cùng chuyên mục

Những trường hợp được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Năm 2025, Bộ GDĐT cho phép một số trường hợp được miễn tất cả các môn thi tốt nghiệp THPT. Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GDĐT công bố ngày 24/12, các trường hợp...

Đề thi Văn chọn học sinh giỏi Quốc gia 2024 có gì mà thí sinh than khó?

Sáng nay (25/12), thí sinh đã làm bài thi môn Văn chọn học sinh giỏi Quốc gia 2024, có nhiều luồng ý kiến xung quanh đề thi này. ...

7 tiến sĩ tốt nghiệp các đại học hàng đầu thế giới về nước làm việc

Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho hay năm 2024 có 7 tiến sĩ, tốt nghiệp ở những trường đại học hàng đầu thế giới về đơn vị này làm việc. Đây là những trường nằm trong top 100 thế giới theo QS World Rankings. Trong đó, TS. Cấn Trần Thành Trung, tốt nghiệp Viện công nghệ California, Mỹ về làm việc tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên. TS. Hoàng Tùng, tốt...

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, Ngữ văn năm 2024

Sáng nay, thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024-2025 đã làm bài thi môn Ngữ văn và môn Toán với thời gian 180 phút. VietNamNet xin giới thiệu đề thi học sinh giỏi môn Văn: Đề thi học sinh giỏi môn Toán: Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học này diễn ra trong 2 ngày, 25 và 26/12. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 6.482 (tăng 663 thí sinh so với năm học...

Vì sao một hiệu trưởng trường THCS được Chủ tịch tỉnh “giải oan”?

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa có kết luận, yêu cầu Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn hủy quyết định kỷ luật khiển trách đối với ông Trương Đình Lễ, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Thọ. ...

Mới nhất

VN-Index tăng mạnh nhất nửa tháng, lên hơn 1.274 điểm

VN-Index tăng gần 14 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12 đến nay, lên 1.270 điểm khi nhà đầu tư giải ngân mạnh vào các cổ phiếu vốn hoá lớn. VN-Index tăng gần 14 điểm, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ đầu tháng 12 đến nay, lên 1.270 điểm khi nhà đầu tư giải ngân...

Từ Cần Thơ tới Điện Biên dạy cho trẻ em về đa dạng sinh học

Đại điện Đoàn thanh niên trường Đại học Cần Thơ trao 2.000 quyển tập cho các em nhỏ tỉnh Điện Biên, mang yêu thương và tấm lòng của sinh viên Cần Thơ đến với trẻ vùng cao Tây Bắc. ...

xây dựng các khâu đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội

Kinhtedothi - Chiều 25/12, Đoàn khảo sát số 2 Tiểu ban Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội đã có buổi làm việc với Đảng bộ huyện Đông Anh về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban...

Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM: Y, bác sĩ rời đi nhiều hơn thời dịch COVID-19 vì thu nhập thấp

Số bác sĩ, nhân viên y tế xin nghỉ việc tại Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM sang các bệnh viện tư còn nhiều hơn so với trước đại dịch COVID-19. ...

Thúc đẩy nguồn lực của cộng đồng kiều bào cho sự phát triển bền vững đất nước

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao việc Ủy ban Nhà nước về NVNONN phối hợp xây dựng các chính sách quan trọng như Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 và Kết luận 12 của Bộ Chính trị, tạo nền tảng pháp lý thuận lợi để kiều bào gắn bó sâu...

Mới nhất