Trang chủDi sảnLấy con người làm trọng tâm bảo tồn

Lấy con người làm trọng tâm bảo tồn


VHO – Liên hoan Văn hóa cồng chiêng lần thứ 3 vừa kết thúc với thông điệp kêu gọi mọi người quan tâm đến đời sống những nghệ nhân. Ông Lại Đức Đại, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Đắk Lắk khẳng định, đây là tiêu chí quan trọng trong công tác bảo tồn văn hóa di sản Tây Nguyên.

Ngành Văn hóa Đắk Lắk thông tin, Liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ 3 diễn ra vừa qua là dịp giao lưu gặp gỡ của các nghệ nhân, diễn viên quần chúng trên địa bàn, nhằm thắt chặt các quan hệ đoàn kết, chung tay phát triển, quảng bá di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Trong đó, một lần nữa, chính quyền và ngành quản lý đặc biệt đề cập đến chất lượng cuộc sống của những nghệ nhân sống trên địa bàn.

Những “bảo tàng sống” giá trị

Theo kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2019, toàn tỉnh hiện có khoảng 11.524 nghệ nhân nắm giữ các loại hình văn hóa dân gian.

Lấy con người làm trọng tâm bảo tồn - ảnh 1
Đắk Lắk hiện có 5.116 nghệ nhân đánh chiêng

Trong đó, có 5.116 nghệ nhân đánh chiêng, 812 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng, 311 nghệ nhân chỉnh chiêng; 1.366 nghệ nhân chơi nhạc cụ truyền thống, 385 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc; 312 nghệ nhân tạc tượng; 610 nghệ nhân làm thầy cúng; 971 nghệ nhân xử luật tục; 1.362 nghệ nhân biết lời nói vần, dân ca, tục ngữ; 223 nghệ nhân kể sử thi; 367 nghệ nhân kể truyện cổ…. Cả tỉnh có 41 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú (3 nghệ nhân được truy tặng).

Ông Lại Đức Đại cho rằng, đây là lực lượng nòng cốt giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tại các buôn làng trên địa bàn tỉnh. Những con người hiện hữu gắn liền với giá trị cụ thể mà di sản văn hóa phi vật thể có thể biểu đạt.

Nhiều người trong đó, bởi kiến thức, kỹ thuật còn lưu lại trong trí tuệ và kỹ năng của họ, phải được xem là những “bảo tàng sống”, níu giữ, thể hiện đầy đủ những tố chất, sắc thái, thông tin về dữ liệu văn hóa dân gian đã truyền tụng bao đời. Ngành Văn hóa Đắk Lắk đặc biệt đề cao và quan tâm, xác thực cụ thể đến từng người, tên tuổi và diện mạo cụ thể đi cùng giá trị văn hóa.

“Có được, hay mất đi một người, là bảo tàng văn hóa phi vật thể cồng chiêng Tây Nguyên phải xác định như mất đi hay có thêm một “mẫu vật” thực tế, điều mà văn hóa dân gian bao đời dù có được cũng phải nắm chắc trong giới hạn trăm năm của một cuộc đời”, ông Đại nhấn mạnh.

Từ góc cạnh này, ông Lại Đức Đại thông tin, tham gia Liên hoan cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3, có gần 600 nghệ nhân dân gian đến từ 13 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn, là một minh chứng về số lượng và giá trị văn hóa dân gian hiện hữu của ngành Văn hóa.

Từ những nghệ nhân nhỏ tuổi nhất (sinh năm 2016) đến nghệ nhân cao tuổi nhất (sinh năm 1938), có thể xác định một tinh thần kết nối liên tục, nỗ lực phát huy những di sản văn hóa trong cộng đồng.

Cần một sách lược bảo toàn?

Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc sở VHTTDL Đắk Lắk bày tỏ, địa phương đang hết sức quan tâm “những bảo tàng di sản” văn hóa cồng chiêng tại địa bàn. Năm 2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06 về hỗ trợ đời sống hàng tháng cho các nghệ nhân.

Trong đó, trợ cấp Nghệ nhân nhân dân 2 triệu đồng/người; trợ cấp Nghệ nhân ưu tú 1,5 triệu đồng/người; trợ cấp Nghệ nhân sinh hoạt tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam 1 triệu đồng/người. Các nghệ nhân còn được hưởng thêm các khoản hỗ trợ khác theo Quy định của pháp luật và chính sách với người có vai trò trong cộng đồng đồng bào dân tộc ít người mà Nhà nước đã quy định.

Lấy con người làm trọng tâm bảo tồn - ảnh 2
Công tác đào tạo cho thế hệ trẻ gìn giữ và phát triển giá trị di sản cồng chiêng là rất cần thiết

Ông Hồng Hà nhìn nhận, những mức hỗ trợ nhằm động viên, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tạo niềm tin, động lực để các nghệ nhân cùng nhau đoàn kết, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên nói riêng.

Điều đáng chú ý qua liên hoan cồng chiêng, thống kê cho thấy có gần 50% số nghệ nhân tham gia đều dưới 35 tuổi. Đây là một con số ấn tượng, thể hiện tinh thần tích cực trong vận động và thuyết phục các nghệ nhân, thuyết phục người dân đồng bào các dân tộc quan tâm đến hoạt động văn hóa truyền thống, khích lệ mọi người nhận thức rõ và tham gia sâu vào các hoạt động văn hóa di sản.

Đời sống xã hội ngày một phát triển, quan niệm văn hóa ở nhiều người thay đổi; nhất là thế hệ trẻ, không phải đơn giản để nhắc nhở họ quan tâm những giá trị và nét đẹp truyền thống nữa. Từ những điệu cồng bài chiêng cho đến những bộ sản phẩm giá trị, đều luôn cần những nghệ nhân thể hiện, mà tâm đắc hiểu thấu, diễn đạt thành công.

Nếu không thật lòng quan tâm, yêu thích, trân trọng những tác phẩm, hiện vật cụ thể này, nhất là nếu không biết cách kính ngưỡng những giá trị văn hóa, tâm linh, thần vật ẩn sâu trong tư duy, đời sống các dân tộc đồng bào anh em, chắc chắn sẽ không có được sự kế thừa, học hỏi tiếp nối và đam mê thể hiện.

Cho nên, để phát huy những giá trị bề sâu về văn hóa cồng chiêng trong cuộc sống đương đại, các địa phương như Đắk Lắk nói riêng và  Tây Nguyên nói chung rất cần những sách lược bảo toàn, chăm sóc cụ thể những con người trong cộng đồng.

Cần khơi gợi và thôi thúc một tinh thần hợp tác của nhiều ngành, nhiều tầng lớp trong xã hội, nhất là từ các doanh nghiệp hoạt động đầu tư văn hóa biểu diễn, từ việc giới thiệu quảng bá các giá trị văn hóa, đến tạo công ăn việc làm, bảo đảm đời sống các nghệ nhân, mới có thể tổ chức, nghiên cứu chuyên sâu văn hóa cồng chiêng thành công tại các địa phương, đặc biệt là qua phát triển du lịch, phát triển nhận thức xã hội về di sản văn hóa phi vật thể.

 



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/lay-con-nguoi-lam-trong-tam-bao-ton-104263.html

Cùng chủ đề

Giá tiêu ngày mai biến động giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai 20/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 20/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 20/12/2024 biến động giảm nhẹ, giao động quanh mức 146.000 - 147.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 19/12/2024 như sau, giá tiêu trong...

Giá cà phê trong nước có thể duy trì ở mức hiện tại

Dự báo giá cà phê ngày mai 20/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 20/12/2024. Giá cà phê thế giới tăng, giảm khó lường Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 15 giờ 30 phút ngày 19/12/2024 giảm rất mạnh phiên thứ 2 liên tiếp từ 18-65 USD/tấn, dao động 5005 – 5151 USD/tấn....

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Hơn 93 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long

VHO - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở huyện Tây Sơn được tỉnh Bình Định phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 93 tỉ đồng. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký quyết định số 4215/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo...

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam

VHO - Đình Hoành Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên của tỉnh Nghệ An được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Sau gần 300 năm tồn tại, Đình đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng một số hạng mục, UBND tỉnh Nghệ An cho phép trùng tu, tôn tạo với dự án có tổng mức đầu tư 24 tỉ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Cùng chuyên mục

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế - Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024). Trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, con cháu họ Hồ cả nước, người dân,...

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của...

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Mới nhất

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang...

Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. ...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tiếp Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương

(ĐCSVN) - Đại tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị thời gian tới, quân đội hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai các nội dung đã thống nhất, tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực: Trao đổi đoàn, đối thoại - tham vấn, đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ...

Hơn 1.400 giáo viên tham dự chương trình tập huấn AI

NDO - Đại học RMIT Việt Nam triển khai tập huấn miễn phí cho giáo viên trên cả nước trong khuôn khổ sáng kiến của trường nhằm hỗ trợ người làm công tác giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh trong các hoạt động dạy và học....

Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Hiểm họa từ CBRN Theo ông Bùi Thế Nghị - Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá...

Mới nhất