Nắm vững kiến thức chuyên môn
Khi phỏng vấn ứng viên tìm việc làm Python, Java… nhà tuyển dụng không muốn mất nhiều thời gian nghe ứng viên “chém gió” với nội dung chung chung, dài dòng. Điều quan trọng nhất của một lập trình viên đó là chuyên môn và tất nhiên nhà tuyển dụng cần ứng viên thể hiện ngay trong buổi phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng luôn đưa ra những câu hỏi để kiểm tra năng lực chuyên môn của ứng viên. Khi chuẩn bị tham dự buổi phỏng vấn xin việc chuyên ngành lập trình, bạn nên tổng hợp lại, rà soát để bổ trợ những phần kiến thức còn yếu, tìm hiểu sâu hơn những phần quan trọng. Bạn cần nắm vững kiến thức chuyên môn để sẵn sàng “đối mặt” một cách tự tin. Không có bất kì giải pháp nào “lấp liếm” có thể thay thế cho sự yếu kém chuyên môn ngay cả khi bạnkhoe đủ thứ yếu tố như kinh nghiệm, thành tích…
Vì vậy trước khi bước vào cuộc phỏng vấn xin việc cho vị trí lập trình viên, bạn cần nắm rõ chuyên môn, am hiểu các thuật ngữ chuyên ngành và sử dụng chính xác…
Phân tích công việc, tìm hiểu công ty
Việc phân tích công việc và tìm hiểu về công ty là bước đầu chuẩn bị khi đi phỏng vấn xin việc không chỉ riêng ngành lập trình.
Bất kể bạn ứng tuyển làm công việc gì thì cũng cần tìm hiểu về mảng mình làm, nhiệm vụ chính và kỹ năng cần có. Đặc thù công việc là giống nhau nhưng mỗi công ty sẽ có môi trường làm việc và mảng phụ trách khác nhau. Việc tìm hiểu kỹ công ty và phân tích công việc giúp ứng viên nắm rõ và hiểu sâu hơn để tự tin trong cuộc phỏng vấn.
Mẹo là bạn nên đọc kỹ mô tả công việc kết hợp tìm hiểu công ty với thông tin đa chiều như: Website công ty, các dự án đã thực hiện, đánh giá của khách hàng, đối tác và nhân viên (bao gồm cả nhân viên cũ và hiện tại) ở bất cứ hình thức nào…
Chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp
Cách để nhẹ ngành vượt quacác câu hỏi từ nhà tuyển dụng tốt nhất là soạn sẵn nội dung các câu trả lời cho vị trí lập trình viên.
Trước khi tham gia phỏng vấn, bạn có thể tham khảo danh sách các câu hỏi thường gặp và soạn sẵn nội dung trả lời phù hợp nhất với vị trí công việc, với bản thân bạn, đồng thời luyện tập trước về phong thái diễn đạt, giọng nói, âm điệu, cách sử dụng và phát âm các từ ngữ chuyên ngành để trình bày lưu loát, dễ nghe,dễ hiểu.
Chính sự chuẩn bị chu đáo này sẽ giúp bạn không bị bối rối màcảm thấytự tin, bình tĩnh, bạn sẽ có câu trả lời đầy đủ nội dungvà thông minh.
Chú ý đến kỹ năng mềm
Là một lập trình viên, bên cạnh việc giỏi chuyên môn, để làm tốt công việc bạn cần rèn luyện được các kỹ năng mềm cần thiết.Trong đó kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đọc lỗi… là quan trọng nhất. Nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu ứng viên có tích lũy được các kỹ năng này hay không ngay trong cuộc phỏng vấn.
Nếu bạn là một lập trình viên có năng lực và muốn nắm bắt cơ hội việc làm này thì hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy qua các tình huống thực tiễn.
Xem lại dự án đã tham gia
Bất kì nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm kiếm được một lập trình viên giỏi, có kinh nghiệm hoặc ít nhất cũng từng tham gia một số dự án. Nếu bạn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn thì nên xem lại những dự án đã tham gia. Và khi trả lời các câu hỏi, bạn có thể đề cập đến vai trò, nhiệm vụ của bạn ở dự án đó. Bạn đã tích lũy được kinh nghiệm gì, đã rèn luyện để nâng cấp bản thân như thế nào…Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá caosự nghiêm túc và nỗ lực trong công việc của bạn. Tất nhiên, cơ hội phỏng vấn xin việc thành công sẽ rộng mở hơn rất nhiều.