Powered by Techcity

Xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục, nhưng doanh nghiệp cần thận trọng

Sáng 3/11, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và BizLIVE phối hợp tổ chức Hội thảo thường niên “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”. Hội thảo đánh giá tổng quan thị trường lúa gạo, dự báo năm 2024.

Quang cảnh hội thảo. ảnh 1

Quang cảnh hội thảo.

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA); ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Bộ NN-PTNT và các doanh nghiệp cung ứng, xuất khẩu gạo ĐBSCL.

Tại hội thảo, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận trong chuỗi giá trị lúa gạo; tiếp cận nguồn vốn hiệu quả cho ngành lúa gạo.

Các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm thiết bị bay phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. ảnh 2

Các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm thiết bị bay phục vụ trong sản xuất nông nghiệp.

Theo ước tính của Bộ Công Thương, 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Còn theo VFA, tính đến ngày 1/11, so với nhóm quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, gạo Việt Nam đang có mức giá cao nhất. Cụ thể, gạo tấm 5% của Việt Nam có giá 653 USD/tấn, của Thái Lan giá 560 USD/tấn và của Pakistan giá 563 USD/tấn. Gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, của Thái Lan giá 520 USD/tấn và của Pakistan giá 488 USD/tấn.

Giá lúa, gạo tăng cao thường do tác động của các bên trong chuỗi cung ứng dẫn đến việc giao hàng của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, vì hợp đồng xuất khẩu có thời gian giao hàng ít nhất từ 1 đến 3 tháng.

Nông dân ĐBSCL chuyển sang trồng nhiều giống lúa chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. ảnh 3

Nông dân ĐBSCL chuyển sang trồng nhiều giống lúa chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị gạo xuất khẩu.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA, tình hình giá gạo Việt Nam tăng nóng đã dẫn đến một số trường hợp doanh nghiệp lỗ nhiều nên đã hủy hợp đồng, nhất là đối với những doanh nghiệp năng lực kinh tế yếu. Đối với những trường hợp là doanh nghiệp lớn đang giao hàng gần xong, để giữ chữ tín với đối tác, họ bắt buộc mua giá cao để gom cho đủ hàng hoàn thành hợp đồng. Đây là nguyên nhân chính đẩy giá gạo tăng cao.

“Giá gạo tăng “nóng” còn do các nhà cung ứng tác động, mỗi khi giá gạo nhích lên một chút thì họ góp phần đẩy giá lên thêm và kết quả là giá gạo Việt Nam đang cao ở mức kỷ lục. Cần nói thêm, doanh nghiệp Việt Nam đã quen ký các hợp đồng giao xa nên bây giờ đa phần lo mua gạo để giao cho đối tác”, ông Đỗ Hà Nam cho biết thêm.

Cũng theo ông Đỗ Hà Nam, giá gạo Việt Nam tăng quá cao chưa hẳn là lợi thế – vì khi giá cao khách hàng sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn và chất lượng gạo tương đương với gạo Việt Nam, đặc biệt là Thái Lan dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường gạo thơm.

Dây chuyền sản xuất gạo xuất khẩu hiện đại của Công ty Trung An. ảnh 4

Dây chuyền sản xuất gạo xuất khẩu hiện đại của Công ty Trung An.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã dành nhiều thời gian để bàn về giải pháp công nghệ và vốn cho ngành lúa gạo. Theo chuyên gia lĩnh vực công nghệ, để giữ cho chất lượng hạt lúa vẫn tươi mới, thơm ngon không bị mất phẩm chất từ khi thu hoạch đến đến tay người tiêu dùng không có giải pháp nào ngoài việc áp dụng công nghệ, vì trên thực tế, các yếu tố cấu thành để nâng cao thu nhập của nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi lúa gạo không còn nhiều “dư địa”.

Theo các chuyên gia về lúa gạo, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 có khả năng đạt 8 triệu tấn. Đây được xem là kỷ lục cao nhất từ trước tới nay. Sang năm 2024 tồn kho sẽ rất mỏng nên các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng nếu không sẽ rất rủi ro như năm nay: ký hợp đồng nhiều nhưng không lường được nguồn cung hạn hẹp lúc đó giá bật lên lại gặp khó khăn. Để có thể kinh doanh xuất khẩu trong năm 2024 tốt hơn, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng trong quyết định ký hợp đồng giao xa, vì nguồn cung hạn hẹp, cộng với vốn tín dụng khó khăn.

Báo Sài Gòn giải phóng

Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Nông nghiệp: Nguồn cung thịt lợn đảm bảo nhu cầu cuối năm

Sáng 14/8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức “Hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững” nhằm nâng cao khả năng sản xuất, chăn nuôi có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần bình ổn thị trường trong các tháng cuối năm.Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, chăn nuôi lợn của Việt Nam được...

Giá gạo Việt Nam xuất khẩu tiến gần mốc 1.000 USD

Bên cạnh Brunei, giá xuất khẩu gạo sang một số thị trường cũng neo ở mức cao như giá xuất khẩu gạo trung bình sang Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan đạt 857 USD/tấn, Ukraine đạt 847 USD/tấn, Iraq đạt 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 831 USD/tấn… Giá gạo xuất khẩu tăng cao đã góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. window.addEventListener("load",function(){if(typeof Web_AdsArticleMiddle!="undefined"){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleMiddle,"adsWeb_AdsArticleMiddle")}else{document.getElementById("adsWeb_AdsArticleMiddle").style.display="none"}}); Một...

Tin vui cho gạo Việt Nam

Chính sách này áp dụng với cả gạo trong và ngoài hạn ngạch. Quyết định này nhằm tạo thuận lợi cho các nhà nhập khẩu gạo và đưa gạo về mức giá phù hợp với số đông. Đây là tin vui cho gạo Việt Nam. Bởi, theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, nhập khẩu gạo của Philippines từ đầu năm 2024 đến ngày 23/5 đạt gần 2 triệu tấn, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước....

Thế giới thiếu 7 triệu tấn gạo: Kỳ tích xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ lặp lại?

Báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương cho biết, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 thấp hơn so với mức tiêu thụ khiến thế giới thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo. Điều này đưa ngành xuất khẩu gạo Việt Nam đứng trước cơ hội lớn. Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, gạo là mặt hàng xuất khẩu...

Xuất khẩu gạo: Làm gì để chinh phục thị trường khó tính?

Liên kết phát triển vùng nguyên liệu giúp việc xuất khẩu gạo của Việt Nam phát triển ổn định. Sản xuất cần đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe Những tín hiệu vui của xuất khẩu gạo trong quý I được nhận định một phần do các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA); gạo Việt ngày càng thâm nhập sâu...

Cùng tác giả

Doanh nghiệp Lào Cai chủ động tham gia thị trường phân bón hữu cơ ngoại tỉnh

Ngay từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Phân bón hữu cơ Lào Cai (tiền thân là Công ty Cổ phần Vận tải và Tư vấn kỹ thuật Lào Cai) đã xác định đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, phát triển sản phẩm, mở...

Quân đội dùng flycam phát hiện 2 vết nứt dài trăm mét ở Hà Giang

Khu vực xảy ra sạt lở ở QL2 qua xã Việt Vinh (H.Bắc Quang, Hà Giang) đang có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở ẢNH: PHẠM VĂN VIỆT Đồng thời, phải di dời 223 nhà dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở (H.Bát Xát 130, TP.Lào Cai 90, H.Bảo Thắng 3). Mưa lũ cũng khiến nhiều địa bàn trong tỉnh Lào Cai bị chia cắt do sạt lở đất. Theo thống kê, có khoảng 1.800 m3 đất đá....

Bát Xát: Mưa lớn gây ngập úng nhà ở và hoa màu của người dân

Sau những ngày nỗ lực ổn định lại đời sống sau cơn bão số 3, gia đình chị Lý Thị Hoa và nhiều người dân xã Quang Kim lại vừa trải qua một đêm dài chạy lũ. Nước suối Ngòi San dâng cao, khiến cho mọi người đều bất lực...

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát biểu bế mạc hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chỉ rõ: 3 tháng cuối năm, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất sau...

Tiếp nhận ủng hộ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai

Chia sẻ khó khăn với tỉnh, Công ty cổ phần tập đoàn hóa chất Đức Giang ủng hộ 10 tỷ đồng; Tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên, cộng đồng trường Quốc tế Canada Lào Cai và các đối tác ủng hộ hơn 450 triệu đồng; Ngân hàng Lộc...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Lào Cai chủ động tham gia thị trường phân bón hữu cơ ngoại tỉnh

Ngay từ khi thành lập, Công ty Cổ phần Phân bón hữu cơ Lào Cai (tiền thân là Công ty Cổ phần Vận tải và Tư vấn kỹ thuật Lào Cai) đã xác định đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, phát triển sản phẩm, mở...

Xã Ngũ Chỉ Sơn trồng thành công giống ớt mới

Cách đây 1 năm, cây ớt "Trung đoàn" được Công ty TNHH Trung Thành Food liên kết với nông dân trồng thử nghiệm với diện tích 3.000 m2 tại thôn Cửa Cải. Quá trình trồng thử nghiệm cho thấy giống ớt này khá phù hợp với đất khô, địa...

Văn Bàn khôi phục sản xuất sau thiên tai

Tranh thủ những ngày nắng ráo, Nhân dân thôn bản Pàu, xã Dương Quỳ tập trung ra đồng cùng nhau buộc, dựng những diện tích lúa bị gãy, đổ, khẩn trương thu hoạch những diện tích lúa đã chín nhằm vớt lại phần nào công sức đã bỏ ra (ảnh...

Những nông dân mạnh dạn tìm hướng đi mới

Chuyển từ chăn thả rông sang nuôi nhốt đại gia súc vỗ béo, ông Vinh đã vay vốn trồng cỏ, đầu tư làm chuồng trại kiên cố. Từ 2 con giống ban đầu, đến nay, đàn đại gia súc của gia đình luôn duy trì gần chục con. Với hướng...

Phàn Mùi Pham năng động trong phát triển kinh tế

Măng bói đang vào mùa thu hoạch. Đồi măng bói gần 200 gốc của gia đình chị Phàn Mùi Pham đang bước vào cuối vụ thu hoạch, với giá bán trung bình từ 18.000 – 20.000 đồng/kg, vụ măng năm nay gia đình chị có thêm khoản thu...

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và...

window.addEventListener('load', function(){ if(typeof Web_SdaArticleAfterComment != 'undefined'){window.CMS_RENNAB.pushSda(Web_SdaArticleAfterComment, 'sdaWeb_SdaArticleAfterComment');}else{document.getElementById('sdaWeb_SdaArticleAfterComment').style.display = "none";} }); Nguồn

Phú Nhuận thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Mô hình chăn nuôi thủy sản, gia cầm, kết hợp với trồng chè cho gia đình ông Ký thu nhập ổn định, tạo việc làm cho bà con trong thôn. Trồng trọt kết hợp chăn nuôi là hướng đi được gia đình ông Phan Trọng Ký lựa chọn để...

Nậm Tha phấn đấu hoàn thành tiêu chí thu nhập

Năm 2023, gia đình bà Triệu Thị Sinh, ở thôn Khe Cáo, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn thoát nghèo, hiện đã có "của ăn, của để". Sự đổi thay này có được bởi ngay khi xã có chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế rừng, gia đình bà...

Người góp phần mở rộng vùng chè ở Nấm Lư

Chưa hết thời gian thu hoạch, nhưng gia đình anh Lù Văn Thòn đã thu được hơn 30 triệu đồng từ bán chè. Đây là điều mà gần chục năm về trước anh và một số người dân trong thôn không nghĩ tới, bởi khu đất này chỉ trồng...

Phụ nữ liên kết phát triển kinh tế

Chuyển đổi sang trồng hoa hồng và các loại rau ngắn ngày theo mùa cho gia đình bà Dung (thứ 2 phải ảnh) thu nhập tốt hơn. Trước đây, toàn bộ diện tích đất được gia đình bà Trần Thị Dung trồng rau su su, mất nhiều công...

Tin nổi bật

Tin mới nhất