Agoda đánh giá, du khách châu Á đang có xu hướng du lịch đến Việt Nam nhờ cảnh quan tuyệt đẹp, văn hóa đa dạng và nền ẩm thực nổi tiếng.
Agoda đánh giá, du khách châu Á đang có xu hướng du lịch đến Việt Nam nhờ cảnh quan tuyệt đẹp, văn hóa đa dạng và nền ẩm thực nổi tiếng.
Theo dữ liệu Agoda vừa công bố, Việt Nam lọt vào danh sách Top 5 điểm đến hàng đầu dành cho du khách đang tìm kiếm điểm đến cho kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này dự báo dịp này sẽ là một mùa Tết sôi động cho ngành Du lịch Việt Nam.
Agoda đánh giá, du khách châu Á đang có xu hướng du lịch đến Việt Nam nhờ cảnh quan tuyệt đẹp, văn hóa đa dạng và nền ẩm thực nổi tiếng.
Trong danh sách 5 điểm đến hàng đầu khu vực, bên cạnh Việt Nam còn có sự góp mặt của Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Khách du lịch quốc tế trải nghiệm gói bánh chưng theo phong tục Tết Nguyên đán của Việt Nam.
Trong nhóm khách quốc tế đến Việt Nam dịp Tết Nguyên đán, du khách Hàn Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng, vượt qua Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và Nhật Bản.
Đứng đầu bảng điểm đến nội địa được khách quốc tế yêu thích nhất dịp tết là Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, Phú Quốc.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê “hoạt động du lịch năm 2023 diễn ra sôi động”, tính chung cả năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt 12,6 triệu lượt người, gấp gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách.
Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng mức và tăng 14,7% so với năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỷ đồng và tăng 52,5% so với năm trước.
Doanh thu năm 2023 của một số địa phương so năm trước như sau: Đà Nẵng tăng 133,8%; Tp.HCM tăng 68%; Hà Nội tăng 47,5%; Hải Phòng tăng 41,9%; Cần Thơ tăng 29,1%…
Cũng trong năm 2023, du lịch Việt Nam tiếp tục khẳng định trên trên bản đồ du lịch thế giới, năng lực cạnh tranh tiếp tục được cải thiện.
Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards), Việt Nam vinh danh là “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”; Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vinh dự nhận danh hiệu “Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á” lần thứ 4; nhiều điểm đến, doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã nhận được các hạng mục giải thưởng danh giá khác.
Đến nay, cả nước có 3.921 doanh nghiệp lữ hành quốc tế (tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2022), với nhiều loại hình doanh nghiệp đa dạng hơn. Cả nước có 37.331 hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ; 573 điểm du lịch, 64 khu du lịch cấp tỉnh và 7 khu du lịch cấp quốc gia được công nhận; 90 cơ sở đào tạo được ủy quyền cho phép tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Về cơ sở lưu trú, cả nước hiện có khoảng 38.000 cơ sở với hơn 780.000 buồng.
Tạp chí Tài chính và Doanh nghiệp