Powered by Techcity

Về Hải Dương khám phá nghề in khắc gỗ 500 năm tuổi ở làng Thanh Liễu

Bản khắc mộc bản kinh Phật được các nghệ nhân lưu giữ hàng trăm năm.

Tại Lễ hội truyền thống miếu Thanh Liễu diễn ra hồi cuối tháng 2 vừa qua ở khu dân cư Thanh Liễu, phường Tân Hưng (Thành phố Hải Dương), nhiều du khách đã rất thích thú khi được nghe giới thiệu và tổ chức trải nghiệm nghề khắc in mộc bản – nghề truyền thống 500 năm tuổi nơi đây.

Không gian trưng bày đậm màu sắc truyền thống, với các mộc bản do các nghệ nhân làng Thanh Liễu khắc in trên các bộ kinh sách cổ từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20, các bộ ấn triện tâm linh, bộ đồ nghề cổ… của các nghệ nhân làng nghề cùng danh sách gần 100 nghệ nhân khắc in mộc bản của làng Thanh Liễu, đã khắc hoạ cái nhìn rõ nét về nghề khắc in mộc bản có từ lâu đời ở phường Tân Hưng.

Nhiều người thích thú khi được trải nghiệm in tranh mộc bản.

Cuốn “Dư địa chí thành phố Hải Dương” ghi lại: Ông tổ nghề in khắc gỗ ở Thanh Liễu là Thám hoa Lương Như Hộc, sinh năm Canh Tý 1420, tại làng Hồng Lục thuộc tổng Thạch Khôi, huyện Trường Tân (nay là phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương).

Sau hai lần đi sứ Trung Quốc trở về, thám hoa Lương Như Hộc đã đem nghề in mộc bản truyền dạy cho người dân tại ba làng Thanh Liễu, Liễu Tràng và Khuê Liễu.

Một số tư liệu về làng nghề Việt Nam cho biết từ hai học trò đầu tiên do Lương Như Hộc chọn truyền nghề là Phạm Niên (Phạm Trên) và Phạm Đới (Phạm Dưới), nghề khắc ván in không chỉ hình thành ở Hồng Lục và Liễu Tràng, mà còn lan sang thôn Khuê Liễu.

Ba làng tạo thành trung tâm khắc in bản mộc của cả nước, kéo dài từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Thời ấy, đàn ông khỏe mạnh thì xẻ gỗ, khắc mộc bản, phụ nữ và trẻ em thì ngồi in, xén cắt giấy.

Nghề khắc ván in sách đã đem lại cuộc sống khá giả cho cả ba làng nên thời đó có câu:

“Đình Sinh, quán Sếu, chùa Tràng Trong ba làng ấy không làm cũng có ăn”

Trong “Hải Dương phong vật khúc,” khi viết về nghề in ấn ở Hồng Lục-Liễu Tràng, có câu:

“Phường Hồng Lục, Liễu Tràng khắc chữ Bản bộ kinh, bộ sử rành rành”

Theo nhiều nghệ nhân của các làng, làm mộc bản người thợ phải cẩn thận từng khâu, từ chọn gỗ đến khắc chữ, hòa mực, lăn mực đến in trên giấy để được bản in đẹp, sinh động nhất. Gỗ được chọn phải mềm như gỗ thừng mực, gỗ thị hay gỗ vàng tâm. Gỗ lấy về phải trải qua nhiều công đoạn như xẻ gỗ, phơi gỗ khi nào đủ tiêu chuẩn mới có thể khắc chữ nổi lên trên để thành một bản in hoàn chỉnh.

Giấy in phải chọn loại giấy dó, giấy xuyến mới đảm bảo chất lượng của bản in. Sau đó, bản in được lăn bằng mực Tàu, dán giấy lên rồi lăn nhẹ đều tay, để một vài phút cho khô mực, mới có bản in hoàn chỉnh. Mỗi một công đoạn, người thợ phải làm cẩn thận, từng bước theo quy trình thì bản in vừa rõ nét, không bị phai, nhòe.

Trung bình mỗi bản khắc gỗ một nghệ nhân phải mất 3-5 ngày mới hoàn chỉnh. Tuy nhiên nhiều bản khắc gỗ phải mất vài tháng tùy vào độ dài ngắn, câu chữ và chủ đề mà người đặt hàng yêu cầu. Nhiều bản khắc gỗ, con chữ chỉ bé bằng hạt gạo nếu người thợ không được học bài bản, khó có thể khắc được hoàn chỉnh.

Muốn làm nghề khắc ván in phải học việc trung bình ba năm. Người thợ khắc ván in phải thuộc chữ Hán, hiểu luật viết, nhận dạng các chữ in ngược, vì bản khắc chữ ngược khi in mới được chữ xuôi. Nghề khắc ván in phần lớn được kế thừa theo gia truyền, dòng họ.

Để khắc được kinh sách phải là thợ giỏi. Cuối thời Nguyễn, ở hai làng Liễu Tràng, Thanh Liễu có hàng trăm thợ khắc nhưng chỉ khoảng 20 người đủ trình độ khắc kinh sách. Những thợ giỏi này sau khi hoàn thành một công trình in ấn được nhà nước phong kiến hậu đãi và phong hàm cửu phẩm.

Anh Nguyễn Công Đạt, làng Thanh Liễu khắc bản gỗ với tích rùa thần nhận gươm báu ở Hồ Hoàn Kiếm.

Trải qua hàng trăm năm, nghề in khắc gỗ mộc bản làng Thanh Liễu đã lưu giữ, in hàng nghìn bộ kinh sách, con dấu. Nhiều bản khắc gỗ vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như bản khắc của bộ Hải thượng Y tôn tâm lĩnh của Lê Hữu Trác đang lưu tại chùa Đại Tráng (Bắc Ninh), hàng trăm bản in kinh Phật lưu giữ tại chùa An Bình (Hải Dương). Bộ mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam năm 2009 cũng có sự góp công không nhỏ của người thợ khắc mộc bản nơi đây.

Người làng đã đi mưu sinh và tạo nên nghề in khắc mộc bản ở nhiều vùng trong cả nước. Những hiệu khắc in sách ở phố Hàng Trống, Hàng Gai (Hà Nội) phần lớn là của người làng Thanh Liễu, Liễu Tràng và Khuê Liễu ngày xưa.

Đầu thế kỷ 20, nghệ nhân làng Liễu Tràng đã tham gia khắc in bộ tranh dân gian “Kỹ thuật của người An Nam” gồm 4.577 bức – do tác giả Henri Oger, một người Pháp sưu tập.

Trước năm 1940, nghề in khắc mộc bản ở Thanh Liễu, Liễu Tràng và Khuê Liễu rất phát triển, hầu như các gia đình đều làm nghề. Người làng tới các chùa chiền, nhà xuất bản nhận kinh, sách về làm tại nhà, từ đầu làng đến cuối làng đâu đâu cũng nghe thấy tiếng gõ đục.

Tuy nhiên, cũng như nhiều nghề truyền thống khác, nghề in khắc mộc bản ở Thanh Liễu hiện cũng đối mặt với nguy cơ bị mai một khi chỉ còn vài hộ gia đình gắn bó với nghề truyền thống này. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, nhiều người chỉ cần biết một chút kỹ thuật trên máy tính là có thể có bản in hoàn chỉnh. Vì vậy, nghề khắc gỗ mộc bản rất khó cạnh tranh trên thị trường.

Theo ông Nguyễn Văn Dân, Bí thư Đảng ủy phường Tân Hưng, để bảo tồn nghề in mộc bản truyền thống Thanh Liễu, phường đang phối hợp với các cơ quan chức năng lập đề án để công nhận làng nghề.

Chính quyền địa phương phối hợp với nghệ nhân trong và ngoài làng sưu tầm các bản in của các nghệ nhân làm nghề từ xưa tới nay để truyền dạy kỹ thuật in mộc bản cho các thế hệ trẻ kế cận.



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Khối thi đua Văn hóa – Xã hội tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

Khối thi đua Văn hóa - Xã hội tỉnh gồm 9 đơn vị sở, ngành thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội. Thực hiện giao ước thi đua, các đơn vị trong khối đã bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn...

Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án đường dây điện 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Quang cảnh buổi làm việc. Dự án Giải phóng mặt bằng đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên đoạn qua tỉnh Lào Cai có tổng số 101 cột. Trong đó, tại huyện Bảo Thắng có 33 vị trí cột và Bảo Yên 68 vị trí cột....

Lào Cai tổ chức hội nghị lan tỏa thông điệp của Tổng Bí thư về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân...

CTTĐT - Sáng 26/12/22024, Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư...

Học sinh Làng Nủ nhận học bổng tiếp sức nói nhớ Phở yêu thương

Học sinh phấn khởi nhận quà “Tiếp sức học sinh Làng Nủ đến trường” – Ảnh: VŨ TUẤN Dành 240 triệu cho học sinh Làng Nủ Sáng 26-12, 120 em học sinh ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) được nhận học bổng “Tiếp sức cho học sinh Làng Nủ đến trường”. Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam tổ chức. Mỗi suất học bổng gồm 2 triệu đồng...

Trên 17,7 tỷ đồng ủng hộ chương trình "Tết vì người nghèo – Xuân Ất Tỵ" năm 2025

Các đại biểu tham dự chương trình. Kết thúc năm 2024, toàn tỉnh có 7.686 hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 20.400 hộ nằm trong diện nghèo, sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Đặc biệt, ảnh hưởng nặng nề của thiên tai đã khiến...

Cùng chuyên mục

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan dưới trời -1 độ C

Sáng 23.12, nhiệt độ giảm xuống -1 độ C khiến băng giá tiếp tục xuất hiện trên đỉnh Fansipan (Sa Pa). Thông tin từ Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Sa Pa, vào khoảng hơn 6h sáng nay (23.12), trên đỉnh Fansipan tiếp tục xuất hiện băng giá. Ảnh: Xuân Hương Do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh Lào Cai nhiều mây, không mưa, gió...

Hoa tam giác mạch nhuộm sắc cao nguyên trắng Bắc Hà

Những bông hoa tam giác mạch bung nở nhuộm màu một vùng đồi rộng lớn ở cao nguyên trắng Bắc Hà. Nằm cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 20 km về phía Tây Bắc, trên thửa đồi của xã Tả Van Chư nhuộm tím bởi sắc màu của hoa tam giác mạch. Đầu tháng 12, khi cái rét đã về cũng là lúc mùa tam giác mạch nở rộ bạt ngàn giữa biển mây trắng bồng bềnh. Khi đến đây,...

Top 6 khách sạn có view săn mây đẹp nhất Sa Pa

6 khách sạn, khu nghỉ dưỡng có view đẹp để có thể đón mây sớm, ngắm bình minh và hoàng hôn trên núi ở Sa Pa. Top những khách sạn có thể đón mây sớm, ngắm bình minh và hoàng hôn tại Sa Pa. Ảnh: Hà Hotel De La Coupole - MGallery Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp văn hóa vùng cao, kết hợp với kiến trúc Châu Âu lộng lẫy, De La Coupole - MGallery Sa Pa mang tới trải nghiệm...

Báo nước ngoài khen ngợi cảnh đẹp và văn hóa Sa Pa

Từ ruộng bậc thang đến những phiên chợ tình, Sa Pa khiến du khách khắp nơi đến đây đều đắm chìm vào vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa độc đáo. Thiên nhiên hoang sơ ở Sa Pa. Ảnh: Erika Na Bài viết là những chia sẻ của Erika Na, một cây viết của Southern China Morning Post (Hong Kong, Trung Quốc) mới đăng tải đầu tháng 10. Du khách đến miền bắc Việt Nam không chỉ ghé thăm Hà Nội, Hạ Long mà còn có...

Sa Pa hướng tới trở thành khu du lịch mang tầm quốc tế

Khu du lịch quốc gia Sa Pa (tỉnh Lào Cai) được định hướng phát triển trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng quốc gia tầm cỡ quốc tế, với hạ tầng, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Hệ thống sản phẩm du lịch tại địa phương từng bước được xây dựng đa dạng, đặc sắc, phong phú, chất lượng cao. Sa Pa đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm, khi những thửa ruộng bậc thang đầy màu sắc luôn...

Báo Hồng Kông lý giải vì sao du khách yêu thị trấn mù sương của Việt Nam

Từ ruộng bậc thang đến 'chợ tình', thị trấn mù sương Sa Pa ở Việt Nam mang đến cho du khách vẻ đẹp thiên nhiên và sự hòa nhập văn hóa, theo báo Hồng Kông SCMP. Việt Nam là điểm đến nghỉ mát nổi tiếng của người Hồng Kông vì Hà Nội chỉ cách sân bay quốc tế Hồng Kông hai giờ bay. Nhưng không chỉ quanh quẩn ở thủ đô, có nhiều điểm hấp dẫn du khách Hồng Kông chẳng hạn...

Cuối tuần xem giải đua xe ôtô địa hình kịch tính ở Lào Cai

Ngày 24.8, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức khai mạc Giải đua xe ôtô địa hình Bat Xat Offroad Challenger” lần thứ 2, năm 2024. Các đội trình diễn kỹ năng lái xe vượt địa hình kịch tính, hấp dẫn. Ảnh: Nguyễn Hải Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger 2024” lần 2, năm 2024 nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm du lịch mới, độc đáo của huyện Bát Xát...

Sa Pa mùa lúa xanh – thiên đường nơi hạ giới

Chớm thu, Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Bất cứ ai ngắm nhìn sắc xanh đó đều bị mê hoặc chẳng muốn rời. Sa Pa đẹp như một thế giới thần tiên với những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn tầm mắt. Nếu ai hỏi Fansipan, Sa Pa đẹp nhất mùa nào thì có lẽ câu trả lời với các tín đồ du ngoạn chắc chắn sẽ là...

Lên Sa Pa săn “view triệu đô” ngắm lúa xanh mướt mắt ở Tả Van

Cách trung tâm thị xã Sa Pa khoảng 10km, bản Tả Van thu hút khách du lịch bởi những ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, không khí yên bình, trong lành, đặc biệt vào mùa lúa. Tả Van là một xã thuộc thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Không quá ồn ào, đông đúc như bản Cát Cát, Tả Van được nhiều du khách yêu thích vì chưa bị công nghiệp hóa, không khí trong lành, yên bình, khung cảnh...

Ấn tượng phiên chợ vùng cao Sín Chéng ở Lào Cai

Chợ phiên Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào ngày thứ 4 hằng tuần.Nhộn nhịp chợ phiên Sín ChéngĐể đến chợ phiên Sín Chéng thuận tiện nhất, chúng tôi chọn di chuyển bằng xe máy cá nhân từ TP. Lào Cai theo quốc lộ 70 rồi tới thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà khoảng hơn 70 km.Từ thị trấn Bắc Hà, chúng tôi đi thẳng đến trung tâm thị trấn Si Ma Cai....

Tin nổi bật

Tin mới nhất